Lãnh đạo các nước ủng hộ và tin tưởng Việt Nam sẽ đảm đương tốt cương vị Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ
Các nhà lãnh đạo các nước đánh giá cao vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế, bày tỏ sự ủng hộ và tin tưởng Việt Nam sẽ đảm đương tốt cương vị Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ.
Ngày 27/9/2018, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Phiên thảo luận cấp cao khoá 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Bộ trưởng Cuba Miguel Diaz-Canel, Tổng thống Buglaria Rumen Radev, Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic, Thủ tướng Fiji Jioji Kontote và Thủ tướng Saint Lucia Allen Chastanet.
Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo cho các nhà lãnh đạo các nước về những thành tựu trong phát triển kinh tế – xã hội và việc triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam. Thủ tướng đề nghị các nước ủng hộ Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 và khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đóng góp nhiều hơn nữa vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế một khi được tín nhiệm bầu vào cơ quan quan trọng này.
Các nhà lãnh đạo các nước đánh giá cao vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế, bày tỏ sự ủng hộ và tin tưởng Việt Nam sẽ đảm đương tốt cương vị Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ và cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, khu vực khác nhằm duy trì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Tại cuộc gặp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Bộ trưởng Cuba Miguel Diaz-Canel, Thủ tướng đề nghị hai bên cùng tiêp tuc cung cô cac cơ chê hơp tac, trao đôi kinh nghiêm, nâng cao hiêu qua cac dư an hơp tac hiên co vê thương mai, đâu tư, nông nghiêp, giao duc, khoa hoc – công nghê, quôc phong, an ninh…, đồng thời, thúc đẩy xây dựng cac cơ chê va linh vưc hơp tac mơi. Chủ tịch HĐNN và BT Cuba nhấn mạnh tình cảm đặc biệt dành cho Việt Nam, khẳng định tiếp tục kế thừa và phát huy hơn nữa di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel cùng gây dựng, nhất trí cùng thúc đẩy hợp tác kinh tế tương xứng với tiềm năng của hai bên, trong đó, đánh gía cao các dự án mà Việt Nam đang triển khai tại các đặc khu kinh tế của Cu-ba
Video đang HOT
Hội kiến với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại tình cảm tốt đẹp của nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Bulgaria; đề nghị Bulgaria tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp của mình tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, công nghệ xanh, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, bảo vệ môi trường, chế biến thực phẩm…; mong muốn Bulgaria ủng hộ và thúc đẩy EU sớm ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong năm 2018. Tổng thống Bulgaria nhất trí cần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Bulgaria phát triển thực chất hơn nữa, tương xứng với truyền thống hữu nghị giữa hai nước, mong muốn được đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Bulgaria trong thời gian sớm nhất.
Tại cuộc gặp Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẵn sàng tạo thuận lợi để các doanh nghiệp Croatia tìm hiểu thị trường, đầu tư, làm ăn tại Việt Nam, đồng thời đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn cấp Bộ, ngành, doanh nghiệp và xúc tiến thương mại – đầu tư, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 200 triệu USD trong 05 năm tới. Tổng thống Croatia nhất trí cùng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước và hoan nghênh việc hai nước vừa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tháng 7/2018.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Fiji Jioji Kontote, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Fiji trong những lĩnh vực phát triển nông nghiệp, trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực, hợp tác nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản… Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác chặt chẽ trong ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ và sử dụng bền vững biển và đại dương cả trong khuôn khổ song phương và đa phương.
Trao đổi với Thủ tướng Saint Lucia Allen Chastanet, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh viêc hai nươc thiêt lâp quan hê ngoai giao ngay 26/6/2018. Để đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất, Thủ tướng đề nghi hai bên tăng cương trao đổi đoàn các cấp, nhất là đoàn cấp cao và xem xet thiêt lâp môt sô cơ chê hơp tac song phương và tạo điều kiện để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu thị trường và cơ hội kinh doanh, đăc biêt trong các linh vưc mà hai bên có thế mạnh như nông nghiêp, du lich.
NGUỒN: BỘ NGOẠI GIAO
Theo VTC
Kịch bản thượng đỉnh G7 không lặp lại với NATO
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang trong chuyến công du 7 ngày đến 3 nước Châu Âu: Bỉ, Anh và sau đó là đến Phần Lan gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chuyến công du nêu bật những cách thức mà vị Tổng thống thứ 45 xoay chuyển chính sách đối ngoại của Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra từ ngày 11-12.7 tại Brussels, Bỉ. Ảnh: NYT
Trong cuộc họp thượng đỉnh NATO hôm 11.7, ông Donald Trump yêu cầu chi tiêu quốc phòng của các nước thành viên lên 4% GDP, khác xa mục tiêu 2% trong vòng 10 năm đã nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014. Trên mạng xã hội Twitter, ông yêu cầu các thành viên khối "phải chi 2% GDP ngay lập tức, không phải vào năm 2025".
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết, Tổng thống Donald Trump "muốn thấy các đồng minh san sẻ nhiều hơn gánh nặng và đáp ứng các nghĩa vụ họ đã nêu ra ở mức tối thiểu". Nói về yêu cầu của ông Donald Trump, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev bình luận: "NATO không phải là 1 thị trường chứng khoán nơi bạn có thể mua bảo hiểm. NATO là 1 liên minh các quốc gia có chủ quyền, thống nhất bởi các mục tiêu chiến lược và các giá trị chung".
Dù vậy, ông Donald Trump cùng 28 nhà lãnh đạo NATO đã cùng ký tuyên bố chung gồm 79 điểm, trong đó cam kết "chia sẻ gánh nặng" và thực hiện cam kết sáng lập của liên minh, dù không đề cập đến tăng chi tiêu quốc phòng. Tổng thống Mỹ từng từ chối ký tuyên bố chung tại cuộc họp thượng đỉnh G7 ở Canada hồi tháng 6. Các đồng minh đã nhất trí với sáng kiến NATO Readiness Initiative (NRI) cho phép tập hợp lực lượng chiến đấu như kế hoạch "30-30-30-30" của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.
Trong ngày cuối của thượng đỉnh NATO, các nhà lãnh đạo có cuộc gặp Georgia, Ukraina cũng như 1 cuộc thảo luận về Afghanistan. Các nhà lãnh đạo NATO có các cuộc gặp những người đồng cấp người Ukraina, Gruzia trong ngày 12.7 để thể hiện tình đoàn kết với Kiev và Tbilisi.
Bên lề và hậu thượng đỉnh NATO
Bên lề thượng đỉnh NATO, ông Donald Trump có các cuộc họp riêng với nhiều lãnh đạo, nhưng đáng chú ý là cuộc họp của ông Donald Trump với Thủ tướng Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thư ký báo chí Nhà Trắng, cho biết, tổng thống Mỹ nhắc lại những lo ngại về sự phụ thuộc năng lượng của Đức vào Nga trong phiên họp với bà Angela Merkel. Trước đó, hôm 11.7, ông Donald Trump tuyên bố, việc kinh doanh đường ống dẫn khí tự nhiên với Mátxcơva khiến chính quyền bà Angela Merkel "hoàn toàn bị kiểm soát" và bị Nga "giam giữ". Trong tuyên bố trên Twitter cùng ngày, ông viết: "NATO được lợi gì khi Đức chi trả cho Nga hàng tỉ USD cho khí đốt và năng lượng?".
Thủ tướng Angela Merkel làm rõ lập trường khi được hỏi về ý kiến của ông Donald Trump. Bà đáp, giờ là lúc "đoàn kết trong tự do" và người Đức "có thể đưa ra chính sách và quyết định của riêng mình".
Bà chỉ rõ, Đức là nhà cung cấp binh sĩ lớn thứ 2 cho NATO, chỉ sau Mỹ và có hàng nghìn binh sĩ hỗ trợ nỗ lực do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan. "Đức làm được rất nhiều cho NATO,"- bà nói và nhấn mạnh trong quá trình này, Đức góp phần "bảo vệ lợi ích của Mỹ".
Sau thượng đỉnh NATO, ngày 12.7, ông Donald Trump lên đường đến Anh trong chuyến thăm đầu tiên trên cương vị tổng thống Mỹ.
Một quan chức phố Downing cho hay, tại cuộc gặp, Thủ tướng Anh và ông Donald Trump sẽ thảo luận về quan hệ với Nga, Brexit và quan hệ thương mại nhất là sau khi Mỹ áp thuế thép, nhôm nhập khẩu của EU.
Theo Reuters, chính phủ Anh hy vọng đạt được 1 thỏa thuận thương mại nhanh chóng với Mỹ sau khi rời khỏi Liên minh Châu Âu. "Khi rời Liên minh Châu Âu, chúng tôi sẽ bắt đầu biểu đồ lộ trình mới cho Anh trên thế giới và các liên minh toàn cầu của chúng tôi sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết" - bà Theresa May nói trước chuyến thăm của ông Donald Trump.
THANH HÀ
Theo Laodong
"Trải thảm đỏ" đón trí thức kiều bào và câu chuyện quốc gia khởi nghiệp ở Việt Nam Trong hội thảo về việc phát huy vai trò của trí thức Việt Nam ở nước ngoài trong thời đại công nghệ, các quan chức và chuyên gia nhận định rằng đội ngũ này là một trong những nguồn lực quan trọng tạo động lực phát triển cho hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia. Ngày...