Lãnh đạo các đơn vị đường sắt phải trực tiếp kiểm tra trước khi tàu chạy
Ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết, ngành đường sắt sẽ thay đổi hình ảnh. Chủ tịch, Tổng Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị đường sắt phải trực tiếp kiểm tra mọi thứ trước khi tàu chạy, không để người dân phàn nàn.
Ngành đường sắt đang quyết tâm thay đổi hình ảnh và chất lượng
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch ĐSVN – cho hay, trong 1 năm qua, ngành đường sắt đã đầu tư và có những thay đổi về đoàn tàu, dịch vụ đi tàu. Ngoài các đoàn tàu mới đã đưa vào khai thác, trong dịp Tết Nguyên đán 2018 tới, ĐSVN sẽ chính thức đưa 6 đoàn tàu khách đóng mới thế hệ 3 vào khai thác trên tuyến đường sắt Thống Nhất.
“Tàu mới, dịch vụ mới, suất ăn hàng không miễn phí trên các đoàn tàu thế hệ mới. Chúng tôi đang hi vọng và quyết tâm thay đổi hình ảnh. Hình ảnh mới của ĐSVN thành công hay thất bại là trong 2 tháng phục vụ Tết này” – ông Minh nói.
Chủ tịch đường sắt Vũ Anh Minh nhấn mạnh, trong dịp Tết này, tất cả các đoàn tàu trước khi chở khách rời ga phải được Chủ tịch, Tổng Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực tiếp lên kiểm tra, đảm bảo các toa tàu sạch sẽ, thoải mái nhất phục vụ việc đi lại của hành khách.
Đề cập tới tư thế, tác phong của cán bộ, nhân viên ngành đường sắt, ông Minh cho hay đã quán triệt trong dịp phục vụ Tết tất cả nhân viên ngành đường sắt phục vụ ở các điểm ga phải mặc áo dài, đồng phục, phải nhẹ nhàng hướng dẫn hành khách và vui vẻ khi bán vé cho hành khách, không để hành khách cảm thấy phiền toái hoặc khó chịu khi đi tàu.
Video đang HOT
“Nếu cung cách phục vụ của nhân viên đường sắt không tốt, nếu nhận được phản ánh của hành khách thì chúng tôi sẽ xử lý người đứng đầu đơn vị. Quan điểm của chúng tôi là phải sát sao từ người lãnh đạo, để xảy ra sai sót gì thì xử lý người đứng đầu” – ông Minh khẳng định.
Được biết, trong năm 2017, doanh thu hợp nhất của ĐSVN đạt hơn 8.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế là 150 tỷ đồng. Ngành đường sắt đặt mục tiêu khai thác trên các chặng ngắn và thay thế toàn bộ các đoàn tàu cũ, nâng cao chất lượng dịch vụ trên các đoàn tàu mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng đi bằng đường sắt.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đường sắt Bắc Nam chia cắt trong 3 ngày tới
Đoạn đường sắt qua đèo Cả (Phú Yên) bị sụt trượt lớn nên khách đi tàu Bắc Nam sẽ được chuyển tải qua đây bằng đường bộ.
Ngày 6/11, ngành đường sắt đã huy động nhiều lao động tập trung xử lý các đoạn sụt trượt từ ga Hảo Sơn (Phú Yên) đến Đại Lãnh (Khánh Hòa).
Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Vũ Anh Minh yêu cầu các đơn vị tập trung thiết bị, vật liệu để thi công, phấn đấu vào ngày 9/11 sẽ thông tàu qua tuyến trên với tốc độ 5km/h.
Nước ngập nhiều đoạn trên đường sắt Bắc Nam. Ảnh: Thanh Quang
Trong 3 ngày tới, hành khách đi tàu Bắc Nam sẽ được chuyển tải bằng đường bộ giữa hai ga Hảo Sơn và ga Đại Lãnh dài 11 km.
Mặc dù tuyến đường sắt Bắc Nam vẫn bị mưa ngập nhiều nơi, nhất là khu vực qua Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, ngành đường sắt vẫn tổ chức chạy tàu hàng ngày. Hành khách có thể trả vé miễn phí nếu có nhu cầu.
Nhiều tuyến đường tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng bị ngập trong nước
Sáng cùng ngày, nước lũ từ các con sông bắt đầu đổ về làm ngập nhiều đoạn tuyến trên quốc lộ 1 qua Đà Nẵng, khiến việc lưu thông trên tuyến đường này rất khó khăn.
Đoạn quốc lộ 1 qua địa bàn xã Hòa Phước (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn còn ngập sâu từ 0,4 - 1 m. Lực lượng thanh tra giao thông đã chốt chặn tại km 938 700 (huyện Hòa Vang) để đảm bảo giao thông, không cho phương tiện qua vùng nước ngập nguy hiểm.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung trung bộ, trong 24 giờ tới, Đà Nẵng có mưa vừa, có nơi mưa to; lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 120 mm.
Tại tỉnh Quảng Nam, quốc lộ 14E bị sạt lở nhiều vị trí với khoảng 7.000 m3 đất đá, nước ngập sâu nhiều đoạn từ 0,9 m đến 1,5 m khiến giao thông ách tắc, các đơn vị thi công đang tiến hành hót dọn, dự kiến chiều tối 6/11 mới thông xe.
Quốc lộ 14G nối Quảng Nam và Đà Nẵng cũng bị ngập sâu 50 cm khiến ách tắc giao thông, lực lượng chức năng phải bố trí người trực gác, cấm xe lưu thông. Tương tự, quốc lộ 40B nối Quảng Nam và Kon Tum cũng ngập sâu 0,8 đến 1,2 m gây ách tắc giao thông, dự kiến chiều 6/11 mới thông xe trở lại.
Tỉnh Khánh Hóa có nhiều vị trí sạt lở trên quốc lộ 27C (từ Nha Trang đi Đà Lạt) gây tắc đường từ ngày 4/11, hai vị trí gần đứt mặt đường tại km 57- km58. Đơn vị quản lý đường bộ đang hót dọn đất đá, dự kiến đến 7/11 mới thông xe được một làn.
Các tuyến quốc lộ qua miền Trung như quốc lộ 14G, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1 cho nhiều điểm bị hư hỏng mặt đường, sạt ta luy dương, ta luy âm với khối lượng hàng nghìn m3 đất đá. Tổng cục Đường bộ đã dự kiến chi phí sửa chữa khắc phục là 90 tỷ đồng; các tuyến đường địa phương cũng phải sửa chữa với chi phí 20 tỷ đồng.
Theo Danviet
Bộ trưởng GTVT: Không đoàn kết, ngành đường sắt không phát triển! Chiều 28/2, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã triển khai quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tại đây, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu với "yêu cầu số một là phải ổn định và đoàn kết, nếu không không thể phát triển". Theo...