Lãnh đạo BIDV ‘mách’ doanh nghiệp cách phòng rủi ro khi cơ chế tỷ giá thay đổi
Với cách điều hành tỷ giá mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), theo đó tỷ giá sẽ biến động theo ngày, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Nguồn vốn và tiền tệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khuyến cáo doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên sử dụng các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Ông Quỳnh cũng cho rằng, tỷ giá năm 2016 thậm chí vẫn có khả năng đi xuống.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Nguồn vốn và tiền tệ, BIDV
Thưa ông, về phía ngân hàng, ông thấy cơ chế tỷ giá mới này có những khác biệt gì so với trước đây?
Cơ chế điều hành tỷ giá mới trong năm 2016 có một số khác biệt cơ bản so với chính sách điều hành của năm 2015. Sự khác biệt cơ bản ở đây là tỷ giá có sự thông báo tỷ giá liên ngân hàng trong ngày và duy trì biên độ giao dịch hàng ngày.
Cơ chế điều hành tỷ giá mới chuyển sang cơ chế thông báo hàng ngày, và tỷ giá hàng ngày sẽ căn cứ vào cung cầu trong nước cũng như tình hình biến động của tỷ giá quốc tế. Tôi cho rằng việc điều hành tỷ giá hàng ngày này sẽ phản ánh sát hơn các diễn biến của thị trường kể cả trong nước và quốc tế và giúp cho NHNN chủ động hơn trong việc ứng biến với các biến động của thị trường trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới tỷ giá của thị trường Việt Nam.
Tại sao ông lại cho rằng với cơ chế mới, NHNN lại có thể chủ động ứng biến với các cú sốc hoặc các biến động từ thị trường bên ngoài ?
Với cơ chế điều hành tỷ giá mới, việc theo dõi sát biến động hàng ngày và điều chỉnh tỷ giá hàng ngày sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh hơn với biến động của thị trường. Trước đây, chúng ta có thể để tỷ giá bình quân liên ngân hàng duy trì trong khoảng thời gian một hoặc vài tháng tùy vào mức độ tích tụ của thị trường và trên cơ sở diễn biến tích tụ của thị trường trong khoảng thời gian đủ dài thì NHNN mới xem xét việc điều chỉnh đấy, và mỗi việc điều chỉnh thì mức độ điều chỉnh có thể rất lớn, có thể là 1% hoặc là trên 1%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với công thức hiện tại thì chúng ta có thể điều chỉnh hàng ngày, và căn cứ vào diễn biến của thế giới thì mức điều chỉnh có thể cao hoặc thấp nhưng không có những biến động quá mạnh lên tới vài % như trước đây nữa. Tôi nghĩ rằng , phản ứng của thị trường hay của NHNN cũng sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
Nhưng liệu tỷ giá biến động hàng ngày có gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạch định phương án sản xuất kinh doanh – nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu – không, thưa ông?
Trước đây NHNN cam kết về mức độ điều chỉnh, tức là kỳ vọng về khả năng duy trì tỷ giá trong phạm vi biến động nào đó. Việc NHNN đưa ra cam kết, tôi hiểu rằng NHNN cũng muốn dựa trên dự báo về tình hình vĩ mô trong nước và tình hình đang biến động của thị trường quốc tế để đưa ra định hướng về mặt chính sách để giúp cho doanh nghiệp trong nền kinh tế hoặc giúp cho người dân có nhu cầu hợp pháp, hợp lệ về ngoại tệ có thể có định hướng trong việc phòng ngừa rủi ro hoặc sử dụng ngoại tệ như thế nào cho hợp lý.
Tuy nhiên, với diễn biến của thị trường quốc tế như thời điểm hiện nay thì tôi cho rằng việc điều chỉnh sang chính sách mới là phù hợp với thị trường đang bước vào giai đoạn có sự giằng co và điều chỉnh có nhiều biến động bất thường xảy ra.
NHNN công bố cơ chế điều hành tỷ giá mới thì NHNN cũng đồng thời công bố cung cấp sản phẩm mua bán kỳ hạn thực hiện trực tiếp giữa NHNN với các NH thương mại trong thời gian tới. Với việc này thì NHNN đã giúp các NH thương mại có công cụ cũng như có sản phẩm để chủ động trong việc cung ứng và phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp.
Vậy trước sự biến động hàng ngày của tỷ giá, DN nên chuẩn bị đối phó ra sao, thưa ông?
Trong hoạt động của mình, DN luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro về vận hành, pháp lý, rủi ro thị trường… Trong rủi ro về thị trường thì có rủi ro về giá cả hàng hóa, đầu ra, nguyên vật liệu đầu vào, trong đấy có bao gồm cả lãi suất và tỷ giá. Những biến động đó là mang tính khách quan của thị trường mà các doanh nghiệp khi đã tham gia kinh doanh đều cần phải có phương pháp quản trị.
Đấy chính là lý do vì sao ở các thị trường tài chính phức tạp và phát triển, thay vì họ cố định tỷ giá, họ đưa ra các sản phẩm phái sinh ở thị trường tài chính để giúp cho doanh nghiệp chủ động sử dụng hiệu quả các sản phẩm đấy với các chiến lược kinh doanh khác nhau với các kỳ vọng khác nhau trên thị trường. Các sản phẩm đó, có thể là kỳ hạn, có thể là hoán đổi, có thể là tương lai, có thể là quyền chọn.
Việc NHNN triển khai song song với việc điều hành cơ chế linh hoạt theo thị trường thì cùng với đó là đưa ra các sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể chủ động và tính toán thực thi các chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với tỷ giá. Tôi cho rằng nó rất phù hợp và hướng tới những phương thức quản trị không chỉ của NHNN mà giúp các DN hình thành văn hóa kinh doanh, kỹ năng kinh doanh và phương thức kinh doanh phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực của thị trường quốc tế.
Theo ông, với cơ chế điều hành mới, tỷ giá trong năm 2016 sẽ có chiều hướng đi lên hay đi xuống?
Thị trường luôn có các kỳ vọng có thể tăng, giảm, hoặc đi ngang ở trong tương lai tùy vào diễn biến thị trường. Cụ thể trong năm 2016, dự đoán cán cân thanh toán nước ta thặng dư 5-7 tỷ USD, cộng với việc Việt Nam tham gia TPP và một loạt Hiệp định thương mại tự do thì nguồn vốn nước ngoài sẽ chảy vào Việt Nam, khi đó thậm chí tỷ giá còn đi xuống. Ví dụ là năm 2007, khi nước ta gia nhập WTO, vốn FDI, FII vào nước ta tăng mạnh khiến tỷ giá khi đó đi xuống. Nếu chúng ta triển khai tốt chính sách, tận dụng lợi thế của việc tham gia TPP và FTA, không loại trừ các dòng vốn nước ngoài đổ vào nước ta tăng mạnh, sẽ tạo ra dư địa để Ngân hàng trung ương có thể duy trì tỷ giá USD/VND ở mức độ hợp lý.
Trong tương lai và trong ngắn hạn trước mắt thì điểm quan trọng hàng đầu ở đây là làm sao tạo ra thành quả cho thị trường ngoại tệ, phục vụ nhanh chóng kịp thời và thông suốt nhu cầu hoạt động cơ bản của nền kinh tế cũng như của xã hội.
Đặc điểm điều hành tỷ giá của NHNN trong 3- 4 năm trở lại đây và đến 2015 mặc dù chúng ta có một số bất ngờ với điều chỉnh chính sách của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng như việc tăng lãi suất của Mỹ, việc điều chỉnh tỷ giá có mạnh hơn chút, nhưng điểm cơ bản nhất và quan trọng nhất mà chúng ta đã làm được khác hẳn so với giai đoạn trước là đảm bảo tính thông suốt của thị trường ngoại tệ.
Theo Báo Đầu Tư
Tỷ giá trung tâm ngày 5/1 tăng lên 21.907 đồng
Tỷ giá trung tâm trong ngày thứ hai áp dụng cơ chế mới đắt hơn 11 đồng so với ngày đầu tiên (21.896 đồng).
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VND với USD, áp dụng cho ngày 5/1 là 21.907 đồng.
Tỷ giá trung tâm trong ngày thứ hai áp dụng cơ chế mới đắt hơn 11 đồng so với ngày đầu tiên (21.896 đồng).
Với mức biên độ tỷ giá ở mức /-3% hiện nay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép giao dịch USD ở mức 21.250 - 22.564 đồng.
Tỷ giá trung tâm của USD với USD do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của VND với USD.
Tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Trong buổi gặp mặt báo giới ngày hôm qua (4/1), đại diện NHNN cho biết, cơ quan này xác định tỷ giá trung tâm dựa trên diễn biến của 8 đồng tiền gồm: USD, Baht Thái Lan, EUR, CNY, đôla Singapore, đồng yen Nhật, đồng won Hàn Quốc và đồng tiền của Đài Loan.
Bên cạnh đó, vị đại diện NHNN còn cho biết yếu tố tâm lý quốc tế ảnh hưởng tới 93% diễn biến tỷ giá VND/USD chứ không phải yếu tố cung cầu hay vĩ mô trong nước.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Đầu cơ đôla Mỹ sẽ biến mất? Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải năng động hơn trong việc điều hành để tránh rủi ro tỉ giá. Từ hôm qua (4-1), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức áp dụng cơ chế tỉ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD, mở ra một giai đoạn mới trên thị trường ngoại tệ. Với sự thay đổi lớn này, tỉ...