Lãnh đạo bảo hiểm nói về việc một người đi khám bệnh hàng trăm lần/tháng
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh nói về rất nhiều những “biểu hiện lạ”, những “số liệu gây ngạc nhiên” sau khi áp dụng quy định thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như nhiều bệnh viện tuyến tỉnh xin được… xuống hạng, có bệnh nhân khám bệnh 800 lần trong vài tháng.
Bà Nguyễn Thị Minh là người tham gia giải trình về việc thực hiện lộ trình thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội sáng 1/3/2017.
Nói về những kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện thông tuyến, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội VN cho biết, năm 2015, số thẻ BHYT đã tăng hơn 5 triệu so với năm 2014, đạt gần 70 triệu thẻ, bao phủ 76,2% dân số cả nước. Đến năm 2016, số người tham gia đạt xấp xỉ 76 triệu người (tăng 8,3% so với 2015), bao phủ 81,7% dân số.
Năm 2016, số người tham gia BHYT theo hộ gia đình là 11,5 triệu người, tăng 37,4% so với năm 2015. Con số đó, theo phân tích, cho thấy người dân đã tin tưởng và nhận thấy lợi ích của chính sách BHYT.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh nêu nhiều con số gây ngạc nhiên sau khi thực hiện thông tuyến khám bệnh bảo hiểm y tế.
Bà Minh cũng xác nhận những lợi ích lớn của thông tuyến bảo hiểm với người bệnh như thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế. Người bệnh được hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh tốt hơn nhờ sự cạnh tranh về chất lượng giữa các cơ sở khám chữa bệnh.
Với các bệnh viện tư nhân, khi thực hiện thông tuyến, số lượng người đến khám chữa bệnh tăng, tăng thu nhập cho nhân viên y tế. Các cơ sở khám chữa bệnh cũng bắt buộc phải đổi mới phong cách phục vụ, đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người bệnh.
Theo thống kê, tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân tuyến huyện đều có số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, một số bệnh viện tuyến huyện lại giảm số bệnh nhân do chất lượng không tốt (tại Quảng Nam, Bắc Giang…).
Dù vậy, không ít những hạn chế cũng được lãnh đạo cơ quan bảo hiểm chỉ ra như từ khi thông tuyến, y tế tuyến xã đã gần như bị… bỏ rơi, dẫn đến lãng phí nguồn lực của nhà nước đầu tư vào y tế cơ sở.
Việc thông tuyến cũng ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh BHYT khi nhiều bệnh viện tuyến huyện không đáp ứng được yêu cầu phục vụ số lượng lớn bệnh nhân đến khám. Năm 2016, đã có thêm 15 triệu lượt người đến khám bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện so với 2015, năm 2016, con số này tăng thêm 9,4 triệu lượt người. Các bệnh viện tư nhân cũng đón lượng bệnh nhân tăng gấp 3. Việc gia tăng dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện, không đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Video đang HOT
Cùng với Tổng Giám đốc BHXH, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (áo xanh) là người cùng tham gia giải trình trước UB Các vấn đề xã hội.
Bà Nguyễn Thị Minh cũng nêu một loạt hiện tượng lạ khác diễn ra thời gian qua như trong năm 2016, một số bệnh viện tuyến tỉnh đã “xin” xuống hạng để được xếp vào tuyến huyện nhằm được áp dụng quy định thông tuyến.
“Đó là hiện tượng rất bất bình thường” – bà Minh nói.
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các bệnh viện cũng gia tăng, nhất là các viện tư nhân. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội cho biết, đã có nhiều bệnh viện tư thực hiện những “chiêu” khuyến mại, thu hút người bệnh bằng quà tặng, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật… tạo nhu cầu khám, chữa bệnh tăng “ảo” làm gia tăng chi phí khám, chữa bệnh BHYT.
Bà Minh cho biết, Bảo hiểm xã hội đã kiểm tra một số cơ sở có hiện tượng thuê xe đón bà con đến khám chữa bệnh. Theo bà Minh, đó là những quan tâm… rất không bình thường, cần xem xét lại động cơ.
Ngoài ra, thông tuyến cũng dẫn đến tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT gia tăng từ phía cơ sở KCB như tăng chỉ định số lượng xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X quang, thuốc…; người bệnh BHYT đi khám chữa bệnh nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để “lấy” thuốc.
“Nhờ hệ thống giám định bảo hiểm điện tử được đưa vào khai thác, chúng tôi thống kê được những số liệu gây ngạc nhiên. Thống kê trong hai tháng 6, 7/2016 cho thấy có tới 1,2 triệu người đi khám bệnh 2 lần trong 1 tháng, có 3 triệu người đi khám bệnh hàng tuần. Có người bệnh đi khám, lấy thuốc tới 800 lần trong vài tháng. Một bệnh nhân ở An Giang trong quý IV/2016 đi khám bệnh 160 lần tại 20 bệnh viện khác nhau… Đó cũng là những con số rất bất bình thường” – bà Minh một lần nữa thốt lên.
Xác nhận những thực tế này, TS.Nguyễn Văn Tiên – nguyên Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội chỉ rõ, có những bệnh viện ở Thanh Hoá đưa ô tô đến tận các huyện vùng sâu, xa để đón người dân lên khám chữa bệnh, rồi phát đường, phát sữa… chuyện đó có bình thường không?
Còn hiện tượng trục lợi bảo hiểm, theo ông Tiên, may mà có hệ thống giám định điện tử mới lộ ra tình trạng thất thoát BHYT lớn đến như vậy. Điều này đặt ra đòi hỏi với việc hoàn thiện chính sách vì với BHYT, chỉ tính toán sau một bước cũng sẽ dẫn đến phát sinh những vấn đề rất phức tạp.
P.Thảo
Theo Dantri
Đại biểu Quốc hội truy vấn "ai nhận trách nhiệm vụ Formosa"?
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội, Đại biểu Trần Công Thuật băn khoăn, đến nay vẫn chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm sau vụ Formosa xả thải đầu độc biển, ai bù đắp thiệt hại cho người dân nếu 500 triệu USD bồi thường không đủ chi? Bộ trưởng TN-MT được yêu cầu giải trình thêm...
Đại biểu Trần Công Thuật phát biểu tại hội trường (ảnh: Quochoi.vn).
Đại biểu Trần Công Thuật (Quảng Bình) đề cập sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh trực tiếp gây ra. Theo đại biểu, người dân đến giờ vẫn tâm tư vì hành động xả thải của Formosa là hành vi hủy hoại môi trường, gây ảnh hưởng toàn diện, phạm vi rộng và nghiêm trọng, là hành vi vi phạm Bộ luật hình sự nhưng trên thực tế đang xem xét ở mức vi phạm hành chính và bồi thường kinh tế.
"Lượng tiền 500 triệu USD mà Formosa bỏ ra để bồi thường được dựa trên thực tế hay dựa vào đàm phán, thỏa thuận. Nếu số tiền trên không đủ để đền bù cho dân thì ai sẽ bù đắp cho đủ hay người dân và địa phương tự khắc phục?" - đại biểu đặt câu hỏi.
Ngoài ra, theo đại biểu Thuật, đến nay vẫn chưa ai đứng ra để nhận trách nhiệm về vấn đề xả thải của Formosa trong khi đến 58 lỗi đã được chỉ ra, trong đó có biểu hiện của sự gian dối. Ông Thuật cho rằng những vấn đề Formosa nhất định phải làm rõ, minh bạch, nghiêm túc.
Mặt khác, theo đại biểu, việc Formosa cam kết không tái phạm cũng cần phải làm rõ, tái phạm là như thế nào, ở mức độ nào? Vi phạm trong việc chôn lấp chất thải rắn đã được phát hiện vừa qua có được gọi là tái phạm không?
Không trực tiếp trả lời những câu hỏi đại biểu đặt ra nhưng Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà đã giải trình một số nội dung về công tác quản lý, bảo vệ môi trường sau khi xảy ra một loạt sự cố môi trường kiểu như Formosa vừa qua.
Ông Hà trình bày, quản lý, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất và sinh hoạt thời gian qua đã thành vấn đề nóng khi 60% lượng nước của Việt Nam đến từ ngoài biên giới. Bộ TN-MT đã tích cực xây dựng quy chế sử dụng nước chung lưu vực xuyên biên giới, xây dựng chiến tài nguyên nước, tái cơ cấu sản xuất cho những vùng nhạy cảm.
Trước hết, Bộ TN-MT đã rà soát lại quy hoạch sử dụng, tránh xung đột giữa các lợi ích, mục đích khi sử dụng tài nguyên nước.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà bên hành lang Quốc hội phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội (ảnh: Hoàng Long).
Về vấn đề khai thác khoáng sản (nguồn lợi mang lại 40-50% GDP quốc gia), Bộ trưởng TN-MT khẳng định quan điểm muốn giảm xuất khẩu khoáng sản thô. Theo đó, nguyên lý đưa ra là cần chọn thời điểm khai thác các loại khoáng sản hợp lý, dựa vào những tín hiệu của thị trường, xử lý nghiêm việc lãng phí tài nguyên, khai thác khoáng sản bằng công nghệ lạc hậu và thực hiện đấu thầu khai thác mỏ.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chính phủ đang xem xét lần cuối Nghị định về đấu thầu khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, một định hướng khác là tăng cường tìm kiếm thăm dò khoáng sản trên vùng biển, nghiên cứu sử dụng công nghệ hiện đại để khai thác bền vững. Ông Hà lấy ví dụ, vùng đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng trên 10 tỷ tấn than, nếu khai thác tốt sẽ đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.
"Vấn đề giải quyết căn cơ chuyện môi trường phải là tái cơ cấu kinh tế, hạn chế việc phát triển kinh tế thâm dụng vào môi trường, can thiệp vào tự nhiên. Sau một loạt sự cố vừa qua có thể nhận thấy, môi trường của ta đã đến ngưỡng không thể chịu đựng thêm được nữa. Cần xác lập vị thế mới của môi trường, chuyển từ việc môi trường đi sau phát triển kinh tế sang định hướng môi trường phải trước và đi ngay trong quá trình phát triển kinh tế. Vấn đề môi trường cần đưa vào ngay trong mỗi dự án đầu tư, trong quá trình triển khai thực hiện" - Bộ trưởng TN-MT nói về cơ cấu kinh tế xanh.
Vị tư lệnh ngành cho biết, sau sự cố biển miền Trung, Bộ TN-MT đã rà soát, kiểm tra, thanh tra được 137 cơ sở, từ hạ tầng khu/cụm công nghiệp cho đến những ngành sản xuất xả thải nhiều như khai thác khoáng sản, hoá chất, giấy, dệt nhuộm...
Theo ông Hà, thời gian tới cần có biện pháp quyết liệt, nghiêm túc trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện đồng bộ giải pháp đánh giá tác động môi trường khi sửa luật đầu tư, luật doanh nghiệp cũng như quy định chặt chẽ việc giám sát chất lượng môi trường theo nguyên tắc để người dân trực tiếp tham gia giám sát.
Chưa có quy định về bổ nhiệm thư ký của Bộ trưởng
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Thành Công nêu về việc bổ nhiệm chức danh hàm, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải thích, theo Nghị quyết năm 2011 của Quốc hội về chất vấn, trả lời chất vấn cũng như chỉ đạo của Chính phủ sau đó, Bộ Nội vụ đã tiến hành tổng kết vấn đề này. Theo Bộ trưởng, Bộ Nội vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu hoạt động bổ nhiệm hệ thống chức danh "hàm" tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng vào tháng 10/2015. Sau đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện chính sách theo hướng hoàn thiện Nghị định của Chính phủ quy định về việc này.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, khi rà soát thì thấy trong luật công chức, viên chức không có quy định về chức danh hàm (đây là Nghị định không đầu). Vậy nên vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình tiếp tục yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp Ban tổ chức TƯ xây dựng đề án để báo cáo Bộ Chính trị.
Trước hết, Bộ Nội vụ đề nghị hoàn thiện quy định về công tác cán bộ của Đảng khi bổ nhiệm các chức danh hàm, chức danh thư ký của Thứ trưởng, Bộ trưởng hiện nay.
P.Thảo
Theo Dantri
Cần khởi tố vụ thuê người chặt tay, chân để lừa bảo hiểm? Cơ quan công an đã ra quyết định không khởi tố vụ án, trong khi các chuyên gia đang có hai luồng quan điểm khác nhau... Hiện trường nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: T.PHAN. Ảnh nhỏ: Tình trạng của chị N. sau khi công an tới hiện trường. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp) Trong vụ chị LTN (30 tuổi,...