Lãnh đạo Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia tới Ukraine
Ngày 13/4, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ba Lan, ông Pawel Szrot cho biết Tổng thống nước này cùng những người đồng cấp Litva, Latvia và Estonia đang trên đường tới thủ đô Kiev và dự kiến cho cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tại cuộc họp báo ở Warsaw, Ba Lan, ngày 18/3/2022. Ảnh: PAP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình tư nhân Polsat News, ông Szrot nêu rõ trong chuyến thăm mang tính biểu tượng này sẽ có các cuộc đối thoại chi tiết về vấn đề hỗ trợ Ukraine.
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda khẳng định chuyến thăm Kiev mang
Văn phòng Tổng thống của 4 quốc gia trên từ chối cung cấp thêm chi tiết về chuyến thăm vì lý do an ninh.
Trước đó một ngày, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier xác nhận ông cũng có kế hoạch tới Kiev để gửi đi thông điệp châu Âu đoàn kết với Ukraine, song không nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Zelensky. Báo Bild của Đức cho rằng nguyên nhân khiến ông Zelensky không hoan nghênh chuyến thăm là do mối quan hệ thân thiết của Tổng thống Steinmeier với Nga trong những năm gần đây và việc ông ủng hộ dự án Dòng chảy phương Bắc 2, với mục tiêu tăng gấp đôi lượng khí đốt vận chuyển từ Nga sang Đức.
Xung đột tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine vào ngày 24/2 vừa qua. Với sự hỗ trợ tích cực từ một số quốc gia có quan hệ tốt đẹp với cả hai bên, Moskva và Kiev đã tiến hành nhiều vòng đàm phán nhưng chưa tìm được tiếng nói chung về thỏa thuận hòa bình.
EU đình chỉ hoạt động của Nga và Belarus tại Hội đồng Các quốc gia Biển Baltic
Theo hãng tin Reuters của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đã cùng các nước thành viên Hội đồng Các quốc gia Biển Baltic (CBSS) đình chỉ các hoạt động của Nga và Belarus tại thể chế này.
Hình ảnh từ vệ tinh Maxar ngày 27/2/2022 cho thấy sân bay Antonov ở thị trấn Hostomel, Ukraine bị phá hủy sau các trận oanh kích. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 5/3, EU nêu rõ quyết định này là nhằm phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine cũng như sự can dự của Belarus.
CBSS gồm các nước Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức, Iceland, Latvia, Litva, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển.
Trước đó, trong phát biểu mới nhất trên truyền hình ngày 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi các nước láng giềng của nước này không leo thang căng thẳng. Ông nêu rõ Moskva không hề "có ý đồ xấu đối với các nước láng giềng", đồng thời khuyến cáo các nước này "không nên leo thang tình hình và không áp đặt bất cứ hạn chế nào".
Tổng thống Putin khẳng định: "Chúng tôi thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ của mình và sẽ tiếp tục hoàn thành các nghĩa vụ... Chúng tôi không thấy cần thiết phải làm trầm trọng thêm hoặc xấu đi các mối quan hệ hiện có. Tất cả các hành động của chúng tôi, nếu có, đều chỉ nhằm đáp trả một số hành động không thân thiện và chống lại LB Nga".
Theo hãng tin Interfax, ngày 5/3, Nga đã tuyên bố ngừng bắn một phần nhằm tạo điều kiện mở các hành lang nhân đạo cho dân thường rời khỏi các thành phố Mariupol và Volnovakha của Ukraine. Trong cuộc điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo "quân đội Nga đã tạo lập các hành lang để thường dân sơ tán khỏi những vùng mà lực lượng Nga kiểm soát" và nước này đã thiết lập đơn vị liên bộ, ngành để điều phối các hoạt động nhân đạo ở Ukraine.
Chiến sự ngày thứ 41: Tổng thống Zelensky tố Nga tại Liên Hiệp Quốc, Moscow phản ứng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra một số cáo buộc chống lại Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong khi quân Nga được cho là đang dồn lực để tiến quân ở miền đông Ukraine. Trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua cầu truyền hình ngày 5.4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky...