Lãnh đạo an ninh Hàn Quốc, Mỹ thảo luận về hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên
Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 23/1 thông báo các quan chức an ninh hàng đầu của nước này và Mỹ đã nhất trí về sự cần thiết phải hợp tác song phương chặt chẽ trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Bán đảo Triều Tiên và giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: Reuters
Đây là cuộc thảo luận chính thức đầu tiên giữa Giám đốc văn phòng an ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc – ông Suh Hoon và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ – ông Jake Sullivan kể từ khi chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden ra mắt trong tuần này. Theo người phát ngôn Phủ tổng thống Hàn Quốc Kang Min-seok, ông Suh Hoon đã chúc mừng ông Sullivan đảm nhận cương vị cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng. Trong khi đó, về phần mình, ông Sullivan khẳng định liên minh Mỹ-Hàn là cốt lõi của hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Hai bên tái khẳng định sự vững mạnh của liên minh, đồng thời nhất trí rằng điều quan trọng là hợp tác với nhau không chỉ về các vấn đề an ninh khu vực mà còn ứng phó với các thách thức toàn cầu đang tồn tại như đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, phục hồi kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh mạng. Hai bên cũng nhất trí rằng Seoul và Washington sẽ cùng nỗ lực đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa và hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 22/1 cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến rà soát “kỹ lưỡng” chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên, theo đó tham vấn các nước đồng minh.
Video đang HOT
Đây là phát biểu đầu tiên một quan chức cấp cao Nhà Trắng đề cập trực tiếp vấn đề hạt nhân Triều Tiên kể từ khi tân Tổng thống Joe Biden nhậm chức ngày 20/1 vừa qua.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Psaki cho biết Washington “sẽ áp dụng một chiến lược mới để giữ an toàn cho người dân Mỹ và các đồng minh”, theo đó sẽ rà soát một cách kỹ lưỡng chính sách về Triều Tiên, trong khi tham vấn chặt chẽ với Hàn Quốc, Nhật Bản và các đồng minh khác về những biện pháp gây áp lực đang được triển khai, cũng như những phương án ngoại giao trong tương lai.
Tổng thống Mỹ vừa mãn nhiệm Donald Trump đã tiến hành những tiếp xúc ngoại giao thượng đỉnh chưa từng có với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, với 3 lần gặp trong hai năm 2018 và 2019. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán ít đạt tiến triển, trong bối cảnh hai nước bất đồng về các bước phi hạt nhân hóa cũng như mức độ giảm nhẹ các lệnh trừng phạt áp đặt với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên công bố hoàn thành phát triển tàu ngầm hạt nhân
Ngày 9/1, truyền thông nhà nước Triều Tiên tuyên bố nước này đã hoàn thành phát triển tàu ngầm hạt nhân mới.
Hình ảnh tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố năm 2019. Ảnh: Forbes
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn phát biểu của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Đại hội lần thứ VIII đảng Lao động Triều Tiên cho biết nước này đã hoàn thiện các kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Ông Kim Jong-un tuyên bố: "Công tác nghiên cứu lập hoạch mới để chế tạo một chiếc tàu ngầm hạt nhận đã được hoàn tất và sẽ bước vào tiến trình xem xét cuối cùng" .
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đồng thời cho biết Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục cải thiện các vũ khí hạt nhân như một lực lượng răn đe các thế lực thù địch. KCNA cho biết thêm Triều Tiên dự kiến sẽ nâng tầm bắn của vũ khí hạt nhân nước này lên khoảng 15.000km.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un kêu gọi Mỹ nên từ bỏ các chính sách thù địch để cải thiện quan hệ song phương. Ông Kim Jong-un nhận định chính sách của Washington đối với Bình Nhưỡng sẽ không thay đổi, bất chấp nhân vật nào nắm giữ chức Tổng thống Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân vì sự sống còn của chính mình.
Cũng theo Chủ tịch Kim Jong-un, "chìa khóa để thiết lập mối quan hệ mới giữa Triều Tiên và Mỹ là việc từ bỏ "chính sách thù địch đối với Triều Tiên" của Mỹ. Đề cập đến các hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, ông Kim Jong-un khẳng định Triều Tiên đã "nỗ lực" và "kiên nhẫn tối đa" để giảm căng thẳng trong khu vực.
Về quan hệ với Hàn Quốc, ông Kim Jong-un vẫn để ngỏ khả năng cho cải thiện quan hệ, đồng thời nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa hai bên có thể trở lại như 3 năm trước khi bầu không khí hòa bình được tạo ra "bất cứ lúc nào", song nhấn mạnh rằng tất cả phụ thuộc vào thái độ của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, ông Kim Jong-un cũng hối thúc Hàn Quốc thực thi các thỏa thuận liên Triều nhằm xây dựng hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 5/1 đã đọc báo cáo khai mạc ngày làm việc đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Lao động Triều Tiên khóa VIII.
Trong báo cáo, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đánh giá về công việc của Trung ương đảng khóa VII cả về những thành công và sai sót. Theo đó, ông đã phân tích những sai sót trong nỗ lực thực hiện chiến lược 5 năm về phát triển kinh tế quốc gia và các yếu tố khách quan và chủ quan.
Ngày 7/1, Chủ tịch Kim Jong-un đã công bố đường lối chính sách đối ngoại trong phiên họp ngày thứ ba của Đại hội ngày 7/1 với lý do "tình hình chung và thời thế đã thay đổi". Ông đã chúc Hàn Quốc phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19 trong một thông điệp hòa giải. Ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ sớm đến ngày hai miền Triều Tiên "chung tay" sau khi cuộc khủng hoảng y tế hiện nay kết thúc.
Theo KCNA, Triều Tiên có thể sẽ tổ chức diễu binh để mừng thành công của đại hội đảng.
Mỹ tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 9/12 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao nước này Stephen Biegun tái khẳng định cam kết của Washington về đối thoại với Bình Nhưỡng vì mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun trong cuộc gặp với Đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc - ông...