Lạnh cắt da cắt thịt, ngư dân ngâm mình hàng giờ dưới nước mưu sinh
Mặc dù miền Bắc đang là cao điểm của đợt rét đậm, rét hại diện rộng, nhưng nhiều người ở miền biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) vẫn ngâm mình dưới nước để bắt từng con hà giữa cái rét buốt của mùa đông.
Đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống khiến nhiệt độ toàn miền Bắc xuống thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Theo đó các vùng núi cao giảm mạnh, nhiều nơi giảm xuống còn 1 độ C, đối với các tỉnh đồng bằng, trong đó có Nam Định rét sâu 10-11 độ C. Rét là vậy nhưng hàng chục người mưu sinh bằng nghề bắt hà vẫn ngâm mình dưới nước để lấy kế sinh nhai.
Giữa cái lạnh 10-11 độ C, nhiều người vẫn đang ngăm mình dưới nước để lấy kế sinh nhai
Theo những người mưu sinh bằng nghề này cho biết, mặc dù biết đài báo rét đậm, rét hại nhưng do không có việc gì làm nên chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, đành phải đi bắt hà để lấy kế sinh nhai. Ngoài ra, vào mùa đông, hà có giá cao gấp đôi so với mùa hè nên đi bắt cũng có công hơn.
Bàn tay đã bị phù đỏ lên vì ngâm dưới nước lạnh quá lâu.
Bà Trần Thị Hương ở xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng cho biết, sáng nay rét quá nên phải đợi đến gần trưa thời tiết ấm hơn tôi mới đi bắt, mới bắt được có mấy tiếng mà tay chân nó cứng đờ và đỏ hết lên rồi, không có cảm giác gì nữa, thôi cố gắng bắt thêm tý nữa rồi mới lên.
Video đang HOT
“Biết là lạnh nhưng thôi sắp Tết rồi còn nhiều thứ phải trông lắm, thôi cố gắng chịu lạnh đi bắt vậy, dù sao bắt con này công nó cũng cao, chịu lạnh mấy tiếng là có thể kiếm được mấy trăm ngàn rồi.” Bà Hương chia sẻ.
Dù nước rất lạnh nhưng mọi người ai cũng cố gắng bắt được thật nhiều hà
Không ai có đồ chống nước, chỉ có chiếc áo mưa mỏng trên người mặc cho bị nhiễm nước lạnh.
Cô Nguyễn Thị Hương tâm sự, ở ven bờ thì chỉ có hà nhỏ nên bán được giá không cao, còn hà to có giá cao nhưng nó nằm ở ngoài chỗ sâu nên cô phải ngăm mình ngoài giữa sông để bắt, tuy lạnh nhưng đổi lại bắt được nhiều nên cũng có công cao.
Nụ cười sau một buổi lao động vất vả, được trở về với gia đình ấm cúng.
“Ở đây thì cũng chẳng có việc gì khác để làm, mà 3 đứa con nhà tôi đang tuổi ăn học nên biết là thời tiết rét lắm nhưng cũng phải đi bắt để có tiền trang trải cho cuộc sống và nuôi các cháu ăn học”, cô Hương Chia sẻ.
Theo Danviet
Rình nước triều rút, cầm xuổng đào sam đất kiếm nửa triệu/ngày
Nghề săn bắt sam đất (giống con trai nước ngọt) đã và đang mang lại thu nhập cao cho người dân tại một số xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định). Trung bình một người mỗi ngày có thể bắt được từ 5-8kg sam đất. Tính ra, bà con có thể kiếm được từ 300.000 - 400.000đồng/ngày, cá biệt có những người bắt chuyên nghiệp được nhiều sam có thể có thu nhập trên 500.000 đồng/ngày.
Theo kinh nghiệm của những người đi bắt sam đất ở Nghĩa Hưng, việc bắt sam đất diễn ra hầu như quanh năm, cứ khi thủy triều xuống là có thể đi bắt được.Sam đất sống dưới bùn trong các cánh rừng vẹt, chúng nằm sâu dưới lớp bùn lầy từ 30-60cm nên việc bắt sam khó khăn nên muốn bắt được chúng bà con Nghĩa Hưng phải dùng xuổng để đào lên mới bắt được.
Để bắt được sam đất, chị Hồng, một thợ bắt sam chuyên nghiệp ở huyện Nghĩa Hưng phải lội bùn lầy vào các khu hang sam ở đất bắt. "Để bắt được nhiều sam đất nhất mọi người phải nắm được thời gian thủy triều lên, xuống, khi thấy nước cạn các hang sam lộ ra thì mới dễ săn sam nhất" - bà Hồng tiết lộ.
Hiện tại giá sam đất đang được lái buôn thu mua ở Nghĩa Hưng khoảng từ 60.000 - 70.000/kg, trung bình một người mỗi ngày có thể bắt được từ 5-8kg sam đất. Tính ra, bà con có thể kiếm được từ 300.000 - 400.000đồng/ngày, cá biệt có những người bắt chuyên nghiệp được nhiều sam có thể có thu nhập trên 500.000 đồng/ngày.
Là một thợ săn bắt sam chuyên nghiệp, bà Vũ Thị Phúc (34 tuổi) ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng cho biết, săn sam đất có thu nhập tốt nhưng không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm và chịu khó mới bắt được sam nhiều.
Chị Hồng bên sản phẩm sau một ngày lao động.
Theo bà Phúc, sam đất bề ngoài nhìn gần giống với trai nước ngọt nhưng sam chỉ bằng khoảng 3 đầu ngón tay và dày mình hơn trai. Đặc biệt, sam đất có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như nướng, xào, hấp.. do thịt của sam có độ giòn và vị ngọt tự nhiên nên được thị trường rất chuộng.
Cũng là một thợ bắt sam đất có tiếng, bà Phạm Thị Hồng (40 tuổi) ở xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng cho biết, mấy năm trở lại đây sam đất nhiều nên mỗi ngày đi bắt về bán, bà có thu nhập trên 500.000 đồng."Nghề này tuy có vất vả nhưng đổi lại nếu biết bắt thu nhập cũng tốt hơn nhiều so với nghề khác" - bà Hồng nói.
Cận cảnh sam đất, một đặc sản ở huyện Nghĩa Hưng (Nam Định).
Bà Phạm Thị Hiền, một thương lái thua mua sam đất trong huyện Nghĩa Hưng cho hay: "Hiện sam đất đang được nhiều nhà hàng, khách sạn ở trong và ngoài tỉnh ưa chuộng đặt hàng nhiều nên việc săn và tiêu thụ sam của bà con ở huyện khá thuận lợi".
Theo Danviet
Nữ doanh nhân Tư Hường qua đời Nữ doanh nhân Trần Thị Hường, được biết đến với cái tên Tư Hường đã qua đời vào sáng 13/5, thọ 81 tuổi. Một người thân với gia đình bà Tư Hường xác nhận do bệnh tật tuổi già, nữ doanh nhân đã qua đời vào sáng 13/5. Bà Tư Hường được biết đến là người phụ nữ giàu có và quyền lực....