Lạnh bàn chân, một trong những triệu chứng hậu COVID-19
Lạnh bàn chân là một trong những rối loạn cơ thể mà nhiều người gặp phải sau khi khỏi COVID-19. Ngoài ra, một số bệnh lý khác về mạch máu cũng có thể gây ra hiện tượng này.
Bàn chân lạnh là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu bị lạnh thường xuyên trong thời tiết ấm áp thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn.
Thời tiết miền Bắc đang ấm dần lên, nhưng chị Minh Ngọc (Hà Nội) vẫn luôn phải đi tất dày ở chân kể cả lúc ngủ. Chị cho biết, từ sau khi bị nhiễm COVID-19, chị luôn cảm thấy ớn lạnh, tay chân lạnh buốt, đi tất và mặc đồ ấm vẫn không đỡ hơn. Chị lo lắng bất an vì nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ không ổn, không chỉ về sức khỏe mà còn bất tiện khi muốn diện đồ thời trang mà chị yêu thích.
Bàn chân lạnh có thể là một trong những triệu chứng hậu COVID-19
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga – Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Hà Nội), ông đã gặp và tư vấn nhiều cho bệnh nhân gặp phải hiện tượng này. Đây là một trong những rối loạn cơ thể sau khi khỏi COVID-19.
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết nguyên nhân là do tình trạng vi huyết khối gây tắc mạch ở các mao mạch nhỏ, khiến máu lưu thông kém. Ngoài ra, có thể người bệnh gặp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật sau COVID-19 gây ra do căng thẳng, stress dẫn đến rối loạn co thắt mạch máu.
Tình trạng này không quá nguy hiểm, ít gây biến chứng cho sức khỏe, song có thể ảnh hưởng tâm lý, thói quen sinh hoạt và làm việc. Một số trường hợp nếu không giữ ấm tốt dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng là cách giúp cơ thể tăng nhiệt, ăn các đồ ăn có tính ấm nóng, dùng trà gừng, quế… và luôn giữ ấm cơ thể. Bạn nên mang theo bình nước ấm bên người, vài viên kẹo ngọt… để khi thấy hơi mệt, cảm giác lạnh, có thể sử dụng để triệu chứng sớm qua.
Trong trường hợp sử dụng mọi biện pháp nhưng các triệu chứng không cải thiện, tốt nhất nên khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi ngoài nguyên nhân do hậu COVID-19, chứng bàn chân lạnh còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh sau:
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Xơ vữa động mạch
Những người có nguy cơ cao dễ bị xơ vữa động mạch là những người hút thuốc lá, mắc cao huyết áp, nồng độ cholesterol cao và lớn tuổi. Khi bị xơ vữa động mạch, các mảng bám cholesterol tích tụ bên trong thành động mạch làm tắc nghẽn lưu thông máu. Nếu các mảng xơ vữa xuất hiện ở động mạch dẫn đến bàn chân thì có thể khiến chân bị thường xuyên bị lạnh.
Mắc bệnh tiểu đường, thận
Người bị tiểu đường thường lưu thông máu kém. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương niêm mạc các mạch máu, khiến mạch máu bị thu hẹp và cứng. Kết quả là làm giảm lưu thông máu đến chân, gây lạnh bàn chân. Ngoài tiểu đường, những vấn đề sức khỏe như bệnh gan, thận hay tiền sử gia đình cũng là nguyên nhân khiến bàn chân luôn bị lạnh hơn so với người khác.
Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể tạo ra ít hồng cầu hơn bình thường. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu sắt vì sắt là khoáng chất cần thiết để tạo ra hồng cầu. Hồng cầu có chức năng đưa ô xy đi khắp cơ thể. Khi lượng hồng cầu trong máu giảm thì bàn chân và nhiều cơ quan khác sẽ không nhận đủ ô xy. Do đó, thiếu máu có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe, trong đó có cả bàn chân lạnh.
Làm việc kém hiệu quả, mất ngủ hậu Covid-19 vì "sương mù não"
Sau một tuần âm tính SARS-CoV-2, Ân, 26 tuổi, sống tại Cầu Giấy, Hà Nội, bắt đầu đối mặt với những triệu chứng, mà theo cô, còn đáng sợ hơn Covid-19.
Mất ngủ, lo âu hậu Covid-19
Ân chia sẻ với Dân trí: "Trong một tuần, nhiều ngày tôi khó có thể ngủ trọn giấc. Có lúc cứ chập chờn đến 3 - 4 giờ sáng mới đi vào giấc ngủ nhưng mới 6 giờ đã dậy. Lúc này dù cơ thể rất mỏi mệt nhưng có cố nhắm mắt lại cũng tỉnh như sáo",
Mất ngủ nên Ân luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, lờ đờ, mệt mỏi. Theo cô chia sẻ, việc này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc.
"Thực ra tôi cũng hơi chủ quan vì nghĩ mình còn trẻ và trong thời kỳ bị bệnh cũng tập thở và ăn uống nhiều hơn nên sẽ không bị di chứng. Mắc Covid-19 là một trải nghiệm không đáng có. Quá trình mắc bệnh rất mệt, rồi sau khi khỏi, triệu chứng mất ngủ, với tôi, là rất khủng khiếp".
Linh Đan, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, từng mắc Covid-19 vào cuối tháng 2 vừa qua.
Hậu Covid-19, cô luôn rơi vào tình trạng uể oải, cơ thể mệt mỏi như "người đi mượn". Đáng chú ý, tâm lý của Đan thời gian gần đây hay thay đổi thất thường, có những lúc lo âu vô cớ và suy nghĩ viển vông.
Đan cho hay: "Có những sáng thức dậy, tôi không muốn làm bất cứ việc gì, tinh thần sa sút, không có năng lượng. Đương nhiên, lúc ngồi vào bàn làm việc hiệu suất rất thấp. Thậm chí, khi di chuyển, đầu óc còn bị choáng váng".
Cô cũng chia sẻ rằng, bản thân có ý định nghỉ việc một thời gian vì không thể tập trung, lo ảnh hưởng chất lượng công việc chung.
Bác sĩ cảnh báo "sương mù não" hậu Covid-19
Theo Ths.BS Trần Văn Bắc, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các triệu chứng kéo dài sau nhiễm Covid-19 được gọi bằng nhiều thuật ngữ như "Covid-19 kéo dài", "Di chứng hậu Covid-19".
Các triệu chứng hậu Covid-19 rất đa dạng, biểu hiện đa cơ quan, đa hệ thống, bao gồm khoảng 50 triệu chứng như: Mệt, sương mù não, hụt hơi...
Một số triệu chứng biểu hiện đồng thời, một số biểu hiện ở nhiều giai đoạn, hoặc tái phát, gây khó khăn cho định nghĩa và chẩn đoán.
Theo BS Bắc, các rối loạn thần kinh hậu Covid-19 thường gặp như rối loạn trí nhớ, giảm sự tập trung, đau đầu thường xuyên, thay đổi cảm giác da, mệt kéo dài ...
"Có nhiều người bị các rối loạn thần kinh ở tuổi dưới 50, mà trước đó vốn khỏe mạnh và hoạt bát, và phần đa chỉ biểu hiện bệnh nhẹ trong giai đoạn cấp tính và không phải nhập viện", BS Bắc cho hay.
Một biểu hiện thần kinh hậu Covid-19 đáng chú ý là sương mù não. Theo BS Bắc, sương mù não là tình trạng đầu óc không thể ghi nhớ, phân tích nhạy bén hoặc thiếu tập trung, bao gồm một nhóm các triệu chứng như:
- Giảm sự tập trung.
- Thay đổi cảm giác.
- Suy nghĩ chậm chạp hơn bình thường.
- Suy luận mù mờ.
- Hay quên.
- Khả năng ngôn ngữ suy giảm.
- Mệt mỏi về tinh thần.
"Người bệnh cần uống nhiều nước, điều chỉnh các rối loạn về giấc ngủ, hạn chế các chất kích thích như rượu, thuốc lá, caffeine, xây dựng chế độ ăn cân đối, luyện tập thể dục và điều chỉnh các rối loạn lo âu, stress", bác sĩ Bắc khuyến cáo.
Với tình trạng mệt mỏi kéo dài hậu Covid-19, theo BS Bắc, đa phần các bệnh nhân không cần can thiệp nội khoa, chủ yếu tập trung phục hồi chức năng, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập thể dục.
Một số bệnh nhân mệt mỏi kéo dài kèm theo trầm cảm, có thể cần kê thêm thuốc chống trầm cảm liều thấp.
Trẻ nhỏ có cần đi khám hậu Covid-19? Hầu hết các trẻ mắc Covid-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. Tuy nhiên, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu Covid-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). PGS. TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết hậu Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới...