Lãnh 7 năm tù vì đùa “ủng hộ” Triều Tiên
Park Jung Geun, một nhiếp ảnh gia Hàn Quốc, đã bị phạt 7 năm tù giam vì những lời nhắn trên mạng xã hội Twitter (tweet) được quy là “tuyên truyền cho CHDCND Triều Tiên”.
Bức ảnh Park Jung Geun với lá quốc kỳ CHDCND Triều Tiên đằng sau bị chính quyền Hàn Quốc cho là “hành động vì lợi ích kẻ thù” và “tuyên truyền cho Triều Tiên – Ảnh: CNN
Mọi việc bắt đầu từ khi Park Jung Geun (23 tuổi) “nhại lại” những tuyên bố của cố chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il và một số lời bình luận tiêu cực khác về Hàn Quốc của các quan chức Triều Tiên.
Park đơn thuần nghĩ rằng lời bình luận từ phía Triều Tiên thật “thô lỗ” và ngôn từ người miền Bắc sử dụng đã “lỗi thời” khiến anh thấy buồn cười và chỉ muốn ghi lại trên Twitter của mình.
Video đang HOT
Ngoài ra, Park còn tự “chế” ra một bức ảnh anh cầm chai rượu với nền bức ảnh là hình quốc kỳ Triều Tiên.
Nhiếp ảnh gia trẻ tuổi này khẳng định hành động của anh chỉ là “một trò đùa cho vui” và không hề có mục đích chính trị ẩn đằng sau đó.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Hàn Quốc lại cho rằng Park đang “hành động vì lợi ích của kẻ thù” và tuyên truyền rộng rãi cho nhà nước CHCDND Triều Tiên.
Hồi tháng 1 vừa qua, Park đã bị kết án 7 năm tù. Anh được tại ngoại vào tháng 2 và đang chuẩn bị cho bị cho phiên tòa thứ hai dự kiến diễn ra vào giữa tháng 7 này.
Park là trường hợp mới nhất bị kết tội theo bộ luật An ninh quốc gia (NSL) – một bộ luật đã gây tranh cãi tại Hàn Quốc nhiều thập kỷ qua. Ra đời từ những năm 1970, NSL được ban hành nhằm bảo vệ nhà nước Hàn Quốc trước những biện pháp tuyên truyền từ phía Triều Tiên và thường được dùng để truy tố gián điệp miền Bắc.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhóm nhân quyền khác, luật cũng được sử dụng để bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, đàn áp những người bất đồng chính kiến với chính phủ, đặc biệt là trong những quyết sách của nhà nước Hàn Quốc với Triều Tiên.
Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Seoul thay đổi hoặc bãi bỏ bộ luật trên. Nhưng văn phòng Tổng thống Lee Myung Bak từ trước tới nay vẫn từ chối bình luận về vấn đề đạo luật này. Thậm chí, giới truyền thông còn cho rằng bộ luật phổ dụng hơn kể từ ngày ông Lee Myung Bak lên nắm quyền Tổng thống.
Năm 2008, 5 người đã bị truy tố vì tội đăng tải những bài viết trên mạng để ủng hộ CHDCND Triều Tiên. Hai năm sau đó, năm 2010, con số những người bị bắt đã tăng lên 82.
Theo Tuổi Trẻ
Hàn Quốc: Cấm dùng ứng dụng điện thoại ủng hộ Triều Tiên
Binh lính thuộc hai đơn vị lục quân Hàn Quốc đóng gần biên giới Triều Tiên mới đây đã bị yêu cầu xóa bỏ các ứng dụng bị cho là ủng hộ miền Bắc và chỉ trích Tổng thống Lee Myung-bak trong các điện thoại thông minh của họ.
Chỉ huy Quân đoàn lục quân số 6 đã ban hành lệnh cấm dùng 4 ứng dụng ủng hộ Triều Tiên và 6 ứng dụng chống Tổng thống Lee Myung-bak hôm 17/1. Lệnh cấm này cũng được đăng tải trên báo chí Hàn Quốc đầu tuần này.
Các ứng dụng mà sỹ quan Quân đoàn lục quân số 6 bị cấm bao gồm "Thế giới Triều Tiên", một nguồn cung cấp thông tin du lịch về miền Bắc, "Thẻ thông minh", ứng dụng chỉ trích chính sách thống nhất của chính quyền Tổng thống Lee và "Naneun Ggomsuda", một chương trình châm biếm chính trị về Tổng thống Lee. Điện thoại thông minh của các sỹ quan đã bị kiểm tra cuối tháng 1 để chắc chắn chúng không chứa các ứng dụng bị cấm.
Điện thoại thông minh của các sỹ quan đã bị kiểm tra cuối tháng 1 để chắc chắn không chứa các ứng dụng bị cấm.
Một phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Hàn Quốc (MND) nói, ông không biết chắc chắn tại sao lệnh cấm được ban hành nhưng có thể các chỉ huy lo sợ rằng binh lính sẽ lưỡng lự tham chiếm với Triều Tiên nếu tình trạng thù địch leo thang. Một phát ngôn viên MND khác cho biết, sử dụng những ứng dụng này sẽ tác động tiêu cực tới binh lính và khiến các giá trị thiêng liêng bị giảm sút như lòng trung thành và tuân thủ mệnh lệnh."Kẻ thù của chúng ta là rõ ràng. Bởi vậy các binh sỹ phải trung thành và tuân lệnh chỉ huy", ông nói. "Các binh lính tiền phương phải sẵn sàng nhận lệnh bất cứ khi nào đối phương khiêu khích để giành chiến thắng".
Các chỉ huy cũng tin rằng việc chỉ trích Tổng thống Lee sẽ tác động bất lợi đến quân lệnh.
Người phát ngôn của MND không xác nhận vị trí chính xác của các đơn vị quân đội nêu trên nhưng ông này cho biết không đơn vị nào đóng ở đảo Baeknyeong hay Yeonpyeong, những vị trí từng xảy ra các cuộc tấn công năm 2011.
Theo Bee.net.vn