Lãnh 14 năm tù vì thao túng lãi suất
Tòa án London (Anh) đã ra phán quyết phạt Tom Hayes, 35 tuổi, cựu nhân viên của 2 tổ chức tài chính lớn là UBS Group AG và Citigroup Inc, 14 năm tù giam vì gian lận liên quan đến tài chính. Sau 1 tuần tranh luận, bồi thẩm đoàn nhất trí kết luận Tom Hayes có tội, theo BBC.
Tom Hayes – Ảnh Getty Images
Theo điều tra của Cơ quan điều tra tội phạm nghiêm trọng (SFO) Vương quốc Anh, Tom Hayes đã thiết lập một mạng lưới gồm 25 người giao dịch và môi giới của ít nhất 10 tổ chức tài chính để thao túng lãi suất Libor (lãi suất liên ngân hàng London) để thu lợi.
Theo Bloomberg, công tố viên cho biết Tom Hayes đã làm mọi cách từ hối lộ, vuốt ve, thưởng cho đến uy hiếp các đầu mối trong mạng lưới của anh ta để họ làm lệch chuẩn lãi suất Libor, vốn được sử dụng để định giá cho nhiều hợp đồng tài chính lên đến hơn 350 ngàn tỉ USD.
Tom Hayes trở thành người đầu tiên trong vòng 3 năm trở lại đây phải hầu tòa cho những scandal liên quan đến việc thao túng lãi suất Libor. Trước đó, năm 2012, nhà chức trách Mỹ đã thu 9 tỉ USD tiền phạt một số ngân hàng và nhà môi giới liên quan đến gian lận lãi suất Libor. Cũng trong năm 2012, một cựu nhân viên khác của ngân hàng UBS là Kweku Adoboli đã bị kết án 7 năm tù do gian lận liên quan đến khoản lỗ 2,3 tỉ USD.
Video đang HOT
Cũng theo Bloomberg, trước khi tòa ra phán quyết hôm 3.8, luật sư Neil Hawes của Tom Hayes cho rằng tình trạng làm lệch chuẩn trong ngành công nghiệp tài chính đã lan rộng và nhiều người cấp cao hơn Tom Hayes cũng nhận thức được điều này.
Theo BBC, trước khi đọc phán quyết, thẩm phán Jeremy Cooke cho biết liêm khiết và trung thực là rất cần thiết, cũng như lòng tin. Việc tham gia hoạt động trong lĩnh vực lãi suất liên ngân hàng sẽ có rủi ro liên quan đến pháp luật. Đây là lời nhắn gửi đến những ai đang tham gia ngành công nghiệp tài chính.
Lê Uyên
Theo Thanhnien
Chủ tịch Toshiba từ chức vì khai khống 1,2 tỉ USD
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn điện tử và công nghệ Toshiba, ông Hisao Tanaka, vừa tuyên bố từ chức hôm 21.7 sau khi bị cáo buộc liên quan đến các hoạt động gian lận số liệu kế toán lên đến 1,2 tỉ USD, theo Reuters.
Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn diện tử và công nghệ Toshiba, ông Hisao Tanaka, vừa tuyên bố từ chức hôm 21.7 - Ảnh: Reuters
Trong thông báo, Chủ tịch vừa từ chức Hisao Tanaka cho biết ông Masashi Muromachi sẽ tạm thời điều hành tập đoàn. Bên cạnh đó, Toshiba cũng đang có kế hoạch thay thế hơn một nửa số thành viên hội đồng quản trị.
Cùng với ông Tanaka, Phó chủ tịch Toshiba Norio Sasaki (trước đây từng giữ vai trò Chủ tịch tập đoàn) và cố vấn Atsutoshi Nishida cũng phải từ chức sau khi các bằng chứng liên quan đến hành vi gian lận số liệu kế toán của họ được công bố.
Hôm 20.7, bản báo cáo do nhóm luật sư và kiểm toán viên Nhật Bản độc lập công bố cho biết tập đoàn Toshiba đã khai khống 1,22 tỉ USD (khoảng 151,8 tỉ yên) lợi nhuận trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay, tức gấp gần 3 lần số liệu thực tế.
Nhóm chuyên gia nhận định Toshiba hiện không có cơ chế quản lý nội bộ hiệu quả, khiến nhiều hoạt động mờ ám đã và đang diễn ra trong hầu hết các bộ phận kinh doanh của tập đoàn.
Ông Hisao Tanaka đã cúi đầu xin lỗi trong buổi họp báo, cho rằng những người đứng đầu Toshiba "phải chịu trách nhiệm lớn nhất đối với sự việc", đồng thời thừa nhận scandal nêu trên có thể là "vết đen lớn nhất trong suốt lịch sử 140 năm của tập đoàn".
Giá trị cổ phiếu của Toshiba đã giảm khoảng 23% kể từ khi vụ việc bắt đầu được kiểm tra hồi đầu tháng 4 năm nay.
Ngay lập tức, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã bày tỏ sự thất vọng sau khi vụ gian lận số liệu kế toán tại Toshiba bị phanh phui. Mặt khác đe dọa các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tỏ ra dè chừng hơn với thị trường Nhật Bản, trừ khi chính phủ có các biện pháp quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn.
Đây được xem là vụ khai gian số liệu kế toán lớn nhất tại Nhật Bản kể từ sau scandal gây rúng động của tập đoàn Olympus hồi năm 2011. Theo đó, Olympus, tập đoàn chuyên sản xuất camera và vật tư y tế, bị phát hiện đã công bố các báo cáo tài chính chênh lệch, có khi đến 100 tỉ yên, so với thực tế nhằm che giấu tình hình thua lỗ trong suốt khoảng thời gian từ thập niên 1990 đến năm 2011, với giá trị tổng cộng 1,7 tỉ USD theo hãng tin DPA (Đức).
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Ấn Độ: 1.400 giáo viên bỏ dạy vì sợ điều tra bằng giả Sợ bị điều tra sử dụng bằng giả, 1.400 giáo viên cấp tiểu học ở Ấn Độ đã bỏ trường lớp để tránh bị khởi tố tội gian lận. Nhiều giáo viên tiểu học ở Ấn Độ bỏ trường lớp vì sợ bị khởi tố tội sử dụng bằng giả - Ảnh: AFP AFP ngày 3.7 dẫn nguồn tin từ quan chức cơ...