Làng vàng mã tất bật ngày “tiễn ông Táo”
Thị trường phục vụ Táo quân năm nay xuất hiện mũ Quỷ Vương và mũ Thần Linh được nhiều người lựa chọn.
Mỗi năm, khi không khí Tết tràn ngập trên mọi nẻo đường cũng là lúc làng Phúc Am, Duyên Trường (Thường Tín, Hà Nội) nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Các hộ sản xuất tại đây đang tất bật công đoạn hoàn thiện sản phẩm phục vụ ngày ông Công ông Táo, phục vụ đồ hàng mã dịp Tết cuối năm. Dọc theo con đường dẫn vào làng, từng ngõ ngách, từng diện tích nhỏ đều được người dân tận dụng để làm hàng mã. Ghé vào mỗi gia đình, tôi đều bắt gặp những người từ già đến trẻ nhỏ chăm chú bôi, quết, cắt dán giấy vào bộ khung bằng tre để thành những bộ quần áo, những chú ngựa, mũ, thuyền…
Nghề làm hàng mã ở Phúc Am diễn ra quanh năm nhưng cao điểm bán hàng chỉ tập trung vào 2 dịp lễ chính là rằm tháng Bảy (ngày xá tội vong nhân) và ngày 23 tháng Chạp. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, thị trường vàng mã phục vụ Táo quân năm nay xuất hiện mũ Qủy Vương và mũ Thần Linh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Người dân làng Phúc Am tất bật hoàn thiện sản phẩm hàng mã phục vụ ngày lễ ông Công, ông Táo
Mỗi người thực hiện một công đoạn. Người chuyên đan lát…
… người chuyên dán giấy…
… và người hoàn thiện sản phẩm.
Năm nay, làng nghề Phúc Am “thiết kế” thêm sản phẩm mũ Quỷ Vương phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo…
… với giá dao động trong khoảng 100 – 120 nghìn/chiếc.
Video đang HOT
Ngoài mũ Quỷ Vương, mũ Thần Linh năm nay cũng được người tiêu dùng đón nhận
Gia đình anh Quyết (Phúc Am, Thường Tín, Hà Nội) đang tất bật chuẩn bị hàng tết. Anh Quyết cho biết: “Năm nay kinh tế khó khăn nên sức tiêu thụ của thị trường kém hơn mọi năm”.
Tại làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), người dân cũng đẩy mạnh sản xuất cho kịp tiến độ giao hàng.
Những ngày cận tết, trẻ nhỏ cũng tham gia tích cực giúp gia đình.
Tại Hà Nội, ở một số chợ bán lẻ như chợ Hôm, chợ Đồng Xuân, chợ Thành Công… đồ lễ phục vụ ngày lễ Táo quân có giá 60 – 80 nghìn đồng/bộ. Loại “cao cấp” hơn có giá 100 – 160 nghìn đồng/bộ.
Chị Lan, chủ cửa hàng bán đồ lễ tại chợ Thành Công (Hà Nội) cho biết: “Mọi năm những ngày này tấp nập người đến mua nhưng năm nay lượng người mua giảm đi đáng kể”.
Theo 24h
Sôi động thị trường đồ cúng ông Công, ông Táo
Mặc dù hôm nay mới đến ngày Tết ông Công, ông Táo, song ngay từ ngày hôm qua, không khí mua sắm đồ cúng ông Công, ông Táo đã rất sôi động tại các tỉnh thành trên cả nước.
Hà Nội: Phố Hàng Mã rộn sắc màu đồ cúng "ông Công ông Táo"
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, 23 tháng Chạp là ngày Táo quân về trời dâng tấu cho Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn của các gia đình dưới hạ giới trong một năm qua. Bởi thế, vào ngày này, mỗi gia đình Việt đều làm lễ, làm cơm để tiễn đưa ông Táo về trời. Đốt vàng mã trong đó có quần áo, mũ ông Công, ông Táo... cũng trở thành một truyền thống của người Việt vào ngày này.
Phố Hàng Mã nhộn nhịp và rộn màu sắc đồ cúng ông Công, ông Táo.
Tại Hà Nội, cận kề ngày 23 tháng Chạp, phố Hàng Mã - thiên đường đồ hàng mã - trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết với màu sắc sặc sỡ của đèn lồng, câu đối, bao lì xì... và đặc biệt của những bộ quần áo ông Công, ông Táo.
Nhiều mẫu mã đa dạng
Tại đây, vô vàn những vật dụng cúng "ông Công, ông Táo" với nhiều mẫu mã, màu sắc, kích cỡ khác nhau được bày bán, thậm chí còn có cả máy tính bảng iPad, điện thoại iPhone, xe hơi Mescedes bằng...mã y như đồ thật.
Theo lời chị Hường, người bán hàng tại địa chỉ 12A Hàng Mã cho biết một bộ "ông Công, ông Táo" cỡ nhỏ có giá từ 50.000 - 60.000 đồng còn cỡ to có giá từ 80.000 - 90.000 đến 110.000 đồng đối với bộ đẹp. "Những ngày này, người dân đến mua sắm đồ vàng mã rất đông. Trong chiều qua, cửa hàng tôi đã bán được gần 30 chục bộ rồi", chị Hương cho biết.
Đà Nẵng: Đồ mã đắt hàng, tăng 10 - 20%
Những ngày cận kề 23 tháng Chạp - ngày tiễn ông Táo về, không khí mua sắm lễ vật cúng ông Công, ông Táo tại các chợ ở thành phố Đà Nẵng diễn ra tấp nập, nhộn nhịp.
Hàng mã nhộn nhịp người mua
Nhộn nhịp nhất là mặt hàng mã. Một đồ lễ cúng ông Công, ông Táo gồm: mũ, quần áo, giày, chú cá chép giấy có giá dao động từ 30.000 đồng - 50.000 đồng (tùy loại to nhỏ, chất liệu và độ tinh xảo của mỗi bộ). Ngoài ra, các đồ cúng đi kèm như trầu cau, hoa cúc, bánh tráng, tượng đất ông Táo, đường...cũng rất hút khách đến mua.
Theo những người kinh doanh đồ cúng ông Táo cho biết, giá của những lễ vật này tăng khoảng từ 10 - 20% so với ngày thường.
Bộ điện thoại di động, đồng hồ, kính, lược, dao cạo rau, bút cho ông Táo chầu trời.
Chủ một cửa hàng vàng mã ở chợ Hòa Khánh cho biết, mấy ngày nay nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Chúng tôi phải lấy thêm hàng và giá cả cũng tăng lên so với ngày thường.
Chị Thương, người đang mua đồ cúng ông Táo cho biết: "Cả năm ông Táo canh bếp cho nhà mình và cũng một năm ông mới về trời một lần, nên đồ cúng phải đàng hoàng, thể hiện sự tôn kính đối với vua bếp nhà mình".
Gia Lai: Cá chép không đủ bán cho người dân
Ngay từ ngày 22 tháng Chạp, khắp các chợ ở TP.Pleiku đều đã nhộp nhịp các mặt hàng phục vụ lễ tiễn đưa ông Táo về trời, đặc biệt là các loại cá chép để ông Táo cưỡi về chầu trời. Bởi người dân Phố núi quan niệm rằng: Đưa ông Táo về trời càng sớm thì gia đình càng nhận được nhiều may mắn. Chính vì vậy, người dân nơi đây thường tiễn đưa ông Táo khi kim đồng hồ vừa chỉ sang con số 0, bắt đầu từ những khoảnh khắc đầu tiên của ngày 23 tháng Chạp.
Cả chợ Lớn TP.Pleiku còn mỗi một chậu cá chép nhỏ này với giá bán tăng gấp đôi năm ngoái
Khác với năm ngoái, năm nay thị trường cá chép ở TP.Pleiku rất nhộn nhịp, nhiều gia đình đã chọn mua cá chép sống làm phương tiện cho ông Táo nhà mình cưỡi khiến giá cá năm nay tăng gấp đôi năm ngoái. Mặc dù vậy, vẫn không đủ cá để phục vụ nhu cầu người dân.
"Năm nay giá tăng gấp đôi, 1 cặp cá chép vàng nhỏ rẻ nhất là 20 nghìn đồng. Giá cá cao nhưng cũng không đủ để bán cho người dân", chị Lan bán cá ở Trung tâm thương mại TP.Pleiku (còn gọi là chợ Lớn) tay vừa bắt cá, vừa vui vẻ nói.
Theo quan sát của PV, khắp chợ Lớn TP.Pleiku, rất nhiều nơi bán cá chép nhưng đã hết từ rất sớm, chỉ còn duy nhất 1 chậu bán cá chép vàng nhỏ của chị Lan. Chính vì vậy, nhiều người sau khi đi lượn khắp chợ tìm mua cá chép lớn không có, đã phải tìm đến chậu cá của chị Lan để mua.
Không chỉ có cá chép mà hoa cúc cũng tăng giá so với ngày thường
"Không ngờ năm nay cá lại hết sớm như vậy, tan giờ làm là tôi ghé ngay vào chợ để tìm mua 1 cặp cá chép lớn nhưng không chỗ nào còn cá. Tìm mãi tôi mới thấy còn 1 hàng này, không có cá lớn thì mua cá nhỏ mà khỏe cũng được", cô Phượng than thở.
Đa số người dân TP.Pleiku đều làm lễ cúng đưa ông Táo từ 12 giờ đêm nên dù đã tối nhưng thị trường mua bán đồ lễ vẫn tấp nập
Chị Nguyễn Thị Ngọc, nhà trên đường Kpăkơlơng, TP.Pleiku cho biết: "Cả năm mới có 1 ngày 23 ông Táo, vì vậy, mình phải thờ cúng cho thật cẩn thận, đồ lễ quan trọng nhất là cặp cá chép để cho các ông cưỡi. Năm nào tôi và chồng cũng phải thức đến 12 giờ đêm, canh giờ thật chuẩn để cúng khấn, để mong ông kịp lên bẩm báo với Ngọc Hoàng giúp gia đình nhà mình được no ấm, hạnh phúc, bếp núc quanh năm đỏ lửa".
Cùng với cá chép, thì các loại hoa cúc, vàng mã, quần áo giấy là thứ không thể thiếu trong mâm lễ cúng này. Chính vì vậy, dù đã 6 giờ tối, nhưng rất nhiều nẻo đường, khu chợ ở TP.Pleiku vẫn rất nhộn nhịp người người mua bán các loại hoa, quả, vàng mã... và giá cả tăng cao trong ngày này là điều không thể tránh khỏi.
Theo Dân Trí
Làng nuôi cá chép đỏ vào mùa tiễn ông Táo Còn 2 ngày nữa là đến ngày ông Công ông Táo, người dân làng Thuỷ Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đang tất bật quăng lưới, đánh bắt cá chép đỏ đổ hàng cho các chuyến xe từ khắp nơi đổ về lấy hàng. Hơn 40 năm qua, nghề nuôi cá chép đỏ của người dân làng Thuỷ Trầm ngày...