Làng văn hóa nằm giữa khu bảo tồn sim tại A Lưới
Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), được đầu tư xây dựng tại khu bảo tồn sim, sẽ là điểm du lịch cộng đồng độc đáo, thu hút du khách đến tham quan.
A Lưới là huyện miền núi vùng cao, biên giới nằm phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, với dân số 14.343 hộ/54.402 khẩu, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 76,8%, gồm 5 dân tộc chính sinh sống là Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy, Kinh và một vài dân tộc khác nhập cư trong những năm gần đây.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, A Lưới là 1 trong 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025, được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: Vi Thảo).
Tháng 7/2022, UBND huyện A Lưới phê duyệt Dự án đầu tư Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại địa bàn huyện, nhằm phát triển các lễ hội truyền thống, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa.
Bên cạnh đó giúp phát huy tối đa các nghề truyền thống tại A Lưới, góp phần phát triển kinh tế cho người dân trên địa bàn, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới được xây dựng trong diện tích bảo tồn sim (Ảnh: Vi Thảo).
Video đang HOT
Dự án có diện tích 5ha, với tổng vốn đầu tư gần 21 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện A Lưới (chủ đầu tư), dự án được khởi công từ tháng 5/2023 tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng (A Lưới), tiến độ thi công 550 ngày.
Đến nay, việc xây dựng các công trình chính của dự án, gồm: Khối nhà sinh hoạt cộng đồng chung, nhà ở truyền thống cho người Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô và các hạng mục phụ trợ khác, như sân, vườn, đường giao thông, điện, nước, trang trí cảnh quan,… đã cơ bản hoàn thành.
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới đã cơ bản hoàn thành công đoạn xây dựng các hạng mục công trình chính (Ảnh: Vi Thảo).
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện A Lưới, cho biết A Lưới là địa phương có nhiều lễ hội văn hóa, ngành nghề truyền thống, được công nhận di sản và đã được bảo tồn, phát huy hiệu quả.
Nhờ tận dụng, phát huy tốt các lợi thế, tiềm năng sẵn có, bức tranh du lịch vùng cao A Lưới đang ngày càng sáng hơn, qua đó tạo ra nhiều giá trị, quảng bá cho mảnh đất, con người địa phương; tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho người dân, giúp họ thoát nghèo.
Đồng thời, từ các mô hình làm du lịch hiệu quả đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số miền tây Thừa Thiên Huế.
Theo bà Thêm, khi Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới đi vào hoạt động, nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, cảnh sinh hoạt thường nhật, nét đẹp cổ truyền độc đáo của các đồng bào sẽ được tập trung tái hiện.
Để các sản phẩm thật sự đặc sắc, hấp dẫn, huyện A Lưới sẽ giao cho các xã trực tiếp khảo sát, xây dựng, tái hiện lại không gian văn hóa cổ xưa của đồng bào trên từng địa bàn, đồng thời phối hợp với các già làng, trưởng bản, người có uy tín, trao truyền những tư liệu có giá trị cao cho làng văn hóa.
Trong tương lai, làng văn hóa truyền thống sẽ là điểm du lịch cộng đồng độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, qua đó tạo nguồn thu cho địa phương.
Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới được kỳ vọng sẽ trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn (Ảnh: Vi Thảo).
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết dự kiến công trình sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 9.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, huyện A Lưới tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng giai đoạn 2, trong đó có việc đưa một số hộ dân tiêu biểu, am hiểu các nghề truyền thống, văn hóa cổ truyền vào sống trong khu vực dự án để giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Bái Tử Long: Nguyên sơ và quyến rũ
Nằm trong quần thể của Vịnh Bái Tử Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long là nơi còn lưu giữ được nhiều mẫu gene động thực vật quý hiếm, nhiều loài đã được ghi vào trong sách đỏ.
Một số loài cây, con một thời được coi là biến mất nay lại thấy xuất hiện trở lại.
Trong Vịnh Bái Tử Long có rất nhiều núi đá có vẻ đẹp quyến rũ |
Nằm trong quần thể của Vịnh Bái Tử Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long là nơi còn lưu giữ được nhiều mẫu gene động thực vật quý hiếm, nhiều loài đã được ghi vào trong sách đỏ.
Một số loài cây, con một thời được coi là biến mất nay lại thấy xuất hiện trở lại.
Với diện tích 15.783 ha, gồm 6 đảo lớn và 24 đảo nhỏ, Vườn quốc gia Bái Tử Long chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4-2002 tại huyện Vân Đồn. Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên, đây còn là nơi có giá trị về khảo cổ học như hang Soi Nhụ - nơi phát hiện sự tồn tại của người Việt cổ cách đây khoảng 14.000 năm.
Cấu tạo địa chất của Vườn quốc gia Bái Tử Long bao gồm những đảo đất nằm xen kẽ với đảo đá, có những dãy núi đá vôi vây quanh những thung lũng rộng lớn tạo thành những thung áng tạo ra môi trường sống phong phú của nhiều loại động thực vật khác nhau.
Thung áng Hang Dơi là một ví dụ. Nằm ở khu vực Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn, đây là khu rừng ngập mặn rộng khoảng 10 ha, cây có đường kính thân từ 25-30 cm, có niên đại hàng trăm năm. Nét đặc trưng của thung áng Hang Dơi là địa hình không trực tiếp tiếp xúc với nước biển. Nước biển chảy qua những hang ngầm hay những khe hốc đá, cộng với nước ngọt chảy trên sườn núi xuống tạo ra sự đa dạng của các loài động thực vật. Ở đây có nhiều loài sinh sống như ếch, nhái, rắn, xen kẽ với những loài nước mặn như tôm, ngán, sam...
Nằm ở phía cuối rừng ngập mặn này là Hang Dơi - nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi. Hiện tại Hang Dơi còn là nơi cư trú cho nhiều loài động vật như rái cá, cầy, cáo. Đặc biệt là loài khỉ xuất hiện khá nhiều, bao gồm giống khỉ ức trắng lông vàng và khỉ đuôi dài.
Cách hang Dơi khoảng 1 km về phía Bắc là hang luồn Cái Đé. Hang ngầm xuyên qua một dãy núi trùng điệp có chiều dài khoảng 500 m, trong lòng hang chỗ rộng nhất khoảng 60 m. Hang luồn Cái Đé chỉ vào được khi tuần nước cạn, vì khi nước lớn nước ngập tận đỉnh hang. Từ năm 2007, việc đưa du lịch hang luồn Cái Đé đã được tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn đề cập đến, hứa hẹn nơi đây sẽ phát triển loại hình du lịch khám phá rất hấp dẫn.
Bãi biển Minh Châu được đánh giá là đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ |
Nằm trong quần thể Vườn quốc gia Bái Tử Long có xã Minh Châu, nơi sở hữu bãi biển tự nhiên cát trắng mịn dài khoảng 2 km, được đánh giá là bãi biển đẹp nhất Vịnh Bắc Bộ. Phía trên bãi biển là khu rừng trâm nguyên sinh trải dài trên diện tích 14 ha có niên đại khoảng 300 năm rất phù hợp với phát triển du lịch sinh thái.
Ngày 18-3-2008, tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, Hiệp hội các vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Vườn quốc gia Bái Tử Long và UBND huyện Vân Đồn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến du lịch sinh thái Bái Tử Long. Hội thảo đã đi đến thống nhất việc phát triển du lịch nhưng vẫn phải giữ nguyên môi trường sinh thái của Bái Tử Long. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa, Vịnh Bái Tử Long, trong đó có Vườn quốc gia Bái Tử Long, sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ở Sơn Động - Bắc Giang rộng trên 16.400 hecta là một trong những điểm đến cuối tuần khá ưa thích của dân du lịch "bụi" ở Hà Nội. Cách Hà nội khoảng 150km về phía đông bắc, Tây Yên Tử được đánh giá là một địa điểm offroad khá thú vị cho cả xe...