‘Làng ung thư’ mọc lên từ đất hiếm ở Trung Quốc
Những người dân làng chân đi dép tông, đầu đội mũ rơm, mang theo những tấm biểu ngữ ghi dòng chữ “Trả lại đất cho tôi”.
Đó là vào một ngày tháng 7. Họ là những nông dân đến từ làng Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, phía nam Trung Quốc, nơi một doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị đổ axit vào các hố lớn để khai thác một trong những tài nguyên quan trọng nhất của Trung Quốc: đất hiếm.
Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố, đôi khi được tìm thấy trong các khoáng chất có chứa uranium, là thành phần rất quan trọng đối với những sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, tua-bin gió, xe điện hay các thiết bị quân sự như hệ thống tên lửa.
Kim loại đất hiếm Lantan được đổ vào các khuôn đúc ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Chúng được gọi là “hiếm” không phải vì chúng khó tìm mà vì quá trình chiết xuất, khai thác rất đắt đỏ và độc hại. Hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã thống trị ngành sản xuất đất hiếm toàn cầu thông qua đầu tư mạnh vào khai thác và chiết xuất đất hiếm song lại không thực thi đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường.
Bằng cách nhắm mắt làm ngơ trước những chi phí về môi trường và sức khỏe con người, các nhà sản xuất lớn đã giúp hỗ trợ mở rộng thị trường đất hiếm của Trung Quốc, đồng thời thu về lợi nhuận khổng lồ bởi chi phí vật tư tương đối thấp.
Hệ quả của quá trình này thực sự khủng khiếp. Ở những vùng giàu khoáng sản của Trung Quốc, nước và đất bị nhiễm độc khiến tỷ lệ người mắc bệnh tăng cao bất thường tại “những ngôi làng ung thư”, nơi người dân vốn nghèo khổ nên không thể chuyển đi chỗ khác sinh sống.
Cây trồng và động vật không thể sống xung quanh một hố bùn đen nhiễm phóng xạ hình thành từ chất thải của một mỏ khai thác lớn ở thành phố Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông. Hố bùn đen lớn tới mức người ta có thể nhìn thấy nó qua hình ảnh vệ tinh.
Bắc Kinh cho biết họ đang thực hiện những biện pháp nhằm trấn áp hành vi khai thác trái phép và giám sát chặt chẽ hoạt động tại 6 công ty nhà nước. Nhưng ở Quảng Tây, dân làng biểu tình vì cho rằng các doanh nghiệp nhà nước thậm chí còn tồi tệ hơn những công ty khai thác đất hiếm trái phép bởi họ có thể đầu độc đất và không khí với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Qin Yongpei, một luật sư ở Nam Ninh, đã theo dõi các diễn biến liên quan tới đất hiếm kể từ năm 2015. Ông đang nhờ cậy nhiều luật sư từ khắp nơi ở Trung Quốc tới hỗ trợ dân làng Ngọc Lâm.
Năm 2008, một công ty tên Chinalco Guangxi Yulin Rare Earth Development Co. Ltd. bắt đầu tiến hành các hoạt động khai thác xung quanh một con đường cao tốc đang xây dựng dang dở gần huyện Chung Sơn, Quảng Tây, nói rằng họ đang lấy lại tài nguyên từ đất để tái chế. Nhưng công ty vẫn tiếp tục khai thác nhiều năm sau khi con đường đã hoàn thành.
Người dân địa phương cho hay họ thường xuyên ngửi thấy mùi lưu huỳnh nồng nặc và nước từ những hố chất thải ô nhiễm đã ngấm vào trang trại, làng mạc của họ. Năm 2015, người dân biểu tình phản đối. Nhưng 15 người biểu tình ở Chung Sơn đã bị bắt vào năm đó và tiếp tục 10 người khác bị bắt vào năm 2017 với cáo buộc “kích động cãi vã và gây rối”.
Ở Ngọc Lâm, hơn 10 người biểu tình bị bắt vào tháng 5/2018 khi dân làng từ chối để công ty trên khai thác thêm đất hiếm.
Đất hiếm là một nguồn tài nguyên quan trọng. Điều này khiến các chính quyền địa phương e ngại hành động chống lại các công ty khai thác thuộc sở hữu nhà nước, Qin nói.
Video đang HOT
“Đất hiếm là một nguồn tài nguyên có đặc quyền”, Qin bình luận. “Những khoáng sản khác được khai thác với giấy phép từ chính quyền địa phương, trong khi giấy phép khai thác đất hiếm đến từ chính quyền trung ương”.
Đất hiếm trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu hồi tháng 5 sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân tới thăm một nhà máy nam châm vĩnh cửu đất hiếm ở tỉnh Giang Tây.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc phát đi tín hiệu rằng Bắc Kinh có thể hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm gây áp lực cho các công ty Mỹ, cảnh báo “bất kỳ ai muốn dùng đất hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc để chống lại Trung Quốc, người dân Trung Quốc sẽ không đồng ý”.
Năm ngoái, Trung Quốc chiếm khoảng 71% sản lượng đất hiếm toàn cầu. Từ năm 2014 đến 2018, Trung Quốc cung cấp 80% lượng đất hiếm nhập khẩu của Mỹ. Giới chuyên gia đánh giá các mỏ khai thác đất hiếm bất hợp pháp ở Trung Quốc thậm chí còn cung cấp nhiều hơn thông qua thị trường chợ đen.
Theo giới phân tích, chìa khóa dẫn tới lợi thế của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm không nằm ở các khoản đầu tư của chính phủ mà nằm ở việc họ không có biện pháp gì nhằm giảm thiểu những gánh nặng ô nhiễm mà người dân phải chịu.
Những hóa chất dùng để khai thác đất hiếm ăn mòn xương và răng. Khi đất hiếm được khai thác cùng các kim loại khác, quá trình này có thể làm ô nhiễm nguồn nước bằng dư lượng phóng xạ, Eric Liu, nhà vận động môi trường tại tổ chức Greenpeace ở Bắc Kinh, cho hay.
“Cứ ở đâu có nước mặt hoặc nước ngầm, tất cả các loại vật liệu nguy hiểm sẽ nhờ đó mà ngấm vào những khu vực xung quanh mỏ khai thác cũng như tất cả các trang trại lân cận”, ông nói. “Họ còn đổ axit hóa học trực tiếp vào đất”.
Theo Ma Jun, giám đốc Viện các Vấn đề Môi trường và Công cộng, dù biết tác động từ quá trình khai thác đất hiếm rất khủng khiếp, nhiều người dân nông thôn “không có lựa chọn nào khác” ngoài việc phải sống trong những khu vực bị ô nhiễm.
Đất chứa đất hiếm được chất thành đống tại một cảng ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: Reuters.
“Họ đào giếng cho tới khi không còn đào sâu hơn được nữa. Mọi hoạt động thường ngày phụ thuộc vào chiếc giếng ấy. Và rồi họ mắc bệnh”, Ma nói.
Chính quyền Trung Quốc ước tính phải mất 5,5 tỷ USD để xử lý những thiệt hại về môi trường sau nhiều năm khai thác đất hiếm bất hợp pháp tràn lan ở Giang Tây.
Một số nhà môi trường học cho rằng đất hiếm nên được coi là khoáng chất xung đột, giống như “kim cương máu”, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu đang tăng cao.
“Nếu là cổ đông của Apple hay bất kỳ công ty nào sử dụng đất hiếm trong các sản phẩm của mình, họ cần cân nhắc mọi rủi ro. Đây không phải chỉ là vấn đề gián đoạn nguồn cung mà còn là vấn đề liên quan đến danh tiếng”, Liu Hongqiao, nhà nghiên cứu từng công bố các báo cáo về ô nhiễm đất hiếm, nhận xét.
Dân làng Yulin cho hay họ đã ngừng đưa con em tới trường học như một cách để phản đối hoạt động khai thác đất hiếm. “Chúng tôi thậm chí còn không có đất và nước sạch. Vậy thì đi học để làm gì?”, họ nói. “Cái giá của giàu có và quyền lực là gì? Họ đang hủy hoại cuộc sống của người dân. Nếu là một đất nước hùng mạnh, bạn nên hỗ trợ và bảo vệ kẻ yếu, đừng đòi hỏi họ phải hy sinh cho bạn”.
Theo Vũ Hoàng (VNE)
Sự thật ẩn sau quá trình sản xuất một số thực phẩm khiến người dùng 'rùng mình'
Người tiêu dùng không thể nắm rõ quá trình sản xuất thực phẩm trong các nhà máy chế biến hay trang trại, vì vậy, có những sự thật ẩn sau nên được biết đến để hạn chế sử dụng.
Ngành công nghiệp thực phẩm nắm giữ rất nhiều bí mật, và để thưởng thức các sản phẩm thoải mái, có lẽ tốt hơn là không nên biết cách làm một món ăn nhất định. Người tiêu dùng không thể đến thăm nhà máy, vì vậy sẽ không thấy các chất phụ gia nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư và bệnh tim.
Thậm chí nếu côn trùng và lông của loài gặm nhấm được đóng gói cùng với thức ăn thì người dùng cũng khó mà biết hay nhìn thấy được. Và là một người ăn thịt, người tiêu dùng sẽ không phải nhìn vào sự kinh hoàng của việc giết hại động vật vì công việc được thực hiện tại các trang trại, trong các lò mổ và nhà máy đóng gói.
Mặt khác, vì lợi ích sức khỏe, có lẽ tốt nhất mọi người nên biết thực phẩm thương mại được sản xuất như thế nào. Từ các chất phụ gia thậm chí có thể không đủ điều kiện để thêm vào thực phẩm cho đến sự tàn ác đối với động vật trong sản xuất.
Phô mai
Phô mai càng đắt và cao cấp thì càng có nhiều khả năng chứa một hợp chất gọi là rennet. Rennet được tìm thấy trong dạ dày của những con bò con đang bú, và nhà sản xuất đã giết để lấy nó. Enzym này rất quan trọng đối với quá trình, nhưng nếu không ăn thịt bê mà vẫn sử dụng phô mai thì chẳng thể biện minh được nữa.
Có một cảnh báo nhỏ có thể làm mọi người cảm thấy tốt hơn rằng, hầu hết các loại phô mai cơ bản ngày nay đều sử dụng rennet biến đổi gen chèn DNA bò vào các chủng vi khuẩn, nấm và nấm men chọn lọc. Không có con bê nào bị giết, nhưng thực phẩm biến đổi gen vẫn khá đáng nghi.
Gà viên chiên
Món ăn này thực chất là hỗn hợp ức gà xay vụn. Nhưng gà xay chỉ chiếm một nửa định lượng trong món này, phần còn lại là hỗn hợp khí của da, mạch máu, xương, mô liên kết và chất béo. Thêm vào một số tinh bột, đường, muối, chất kết dính và chất độn không tên, và miếng gà chính hiệu đã ra đời.
Soda chanh
Món đồ chua ngon có được từ đồ uống có vị cam quýt nhưng lại không có chút trái cây tươi nào. Thay vào đó, hương vị cam quýt nhân tạo được trộn với một thứ gọi là dầu thực vật brôm (BVO), giữ cho hương vị được kết hợp vào soda và hơi ga nổi ở trên cùng. BVO được sử dụng trong tất cả các loại sản phẩm công nghiệp phi thực phẩm cũng như một chất chống cháy.
BVO đã bị cấm ở châu Âu, nhưng vào những năm 1970, FDA đã quyết định có mức tiêu thụ an toàn cho người Mỹ. Vấn đề này chưa bao giờ được xem xét lại. Vì vậy, tốt nhất hãy tránh xa Mountain Dew, Powerade Strawberry Lemonade, Squirt, Gatorade Thirst Quencher Orange, Fanta Orange, Sunkist Pinnut, và Fresca Original Citrus.
Cà phê kem
Một chút kem trong cà phê hoặc trà của bạn làm cho thức uống mịn và ít đắng hơn. Nhưng nếu không sử dụng sữa hoặc kem thật và tươi thì tốt nhất là không dùng các sản phẩm liên quan đến sữa. Hóa ra, các loại kem này không chứa sữa mà được làm hoàn toàn bằng dầu.
Dù loại kem được cho vào cà phê không hoàn toàn là dầu nhưng chúng cũng chứa gel cellulose hoặc chất tạo đặc cellulose, kết cấu làm từ bột gỗ hoặc bông. Carrageenan làm dày và đặc cho món kem nhưng là địa ngục đối với những người bị rối loạn hoặc các vấn đề khác về tiêu hóa. Bột kem thậm chí còn tồi tệ hơn do có thể chứa rất nhiều hóa chất thực sự dễ cháy.
Nấm đóng hộp
FDA đã thiết lập mức độ chấp nhận được của những thứ như lông động vật gặm nhấm, côn trùng và các dị vật khó chịu khác trong tất cả các thực phẩm đóng hộp. Trừ khi thực phẩm được mua tươi, làm sạch và tự chuẩn bị tại nhà, rất có thể người tiêu dùng sẽ ăn phải những thứ không mong muốn đó.
Nấm đóng hộp tình cờ là một trong những món đồ tội tồi tệ nhất, bởi vì các quy định của liên bang cho phép 20 con giòi trở lên trong mỗi lon. 20 con giòi quá đủ để khiến mọi người muốn dừng luôn bữa trưa của mình, nhưng thậm chí nó còn có thể xuất hiện nhiều hơn nữa. Nhà sản xuất sẽ không bao giờ cho người tiêu dùng biết rằng có quá nhiều giòi có trong một lon nấm.
Bia
Đôi khi phụ gia thực phẩm đến từ một số nơi kỳ quái và sơ sài ví dụ như isinglass trong bong bóng cá. Nó có một thành phần được sử dụng trong bia để làm cho thành phẩm có màu sắc trong, rõ ràng hơn.
Isinglass đến từ cá - cho đến nay vẫn rất tốt. Nhưng vấn đề là nó đến từ những miếng cá khô chứ không phải cá tươi. Bia thô tục hơn những gì mọi người biết. Và những người ăn chay cũng không thể sử dụng bia do phần nào đó vẫn liên quan đến thịt.
Kem
Công thức làm kem khá đơn giản, bao gồm sữa, kem, đường, trứng và hương liệu. Mọi người có thể làm ở nhà ngay lập tức, nhưng hầu hết đều mua nó từ cửa hàng tạp hóa. Do đó, các nhà sản xuất thương mại cần đảm bảo kem của họ phù hợp để vận chuyển. Và để thực hiện điều này, họ đã sử dụng một thành phần ổn định được gọi là castoreum.
Nếu là một trong những người thấy kinh khủng khi nhìn con chó quét mông của chúng trên thảm, sẽ rất đáng sợ khi nghe sự thật rằng castoreum được tiết ra bởi các tuyến hậu môn của hải ly. Không có gì đáng ngạc nhiên, thành phần này nổi tiếng là khó thu hoạch, vì vậy nó không được sử dụng rộng rãi.
Những sự thật ẩn sau quá trình sản xuất thực phẩm có thể khiến nhiều người cảm thấy kinh hoàng, hoảng sợ. Đáng buồn thay, bất kỳ thực phẩm được sản xuất trên quy mô lớn sẽ đều che giấu một số bí mật. Tự tay chuẩn bị và làm những món ăn yêu thích ở nhà là cách tốt nhất để đảm bảo không có gì xảy ra. Dù rằng có thể mất thêm một chút thời gian, nhưng để tránh khả năng ăn phải giòi thì việc này hoàn toàn xứng đáng.
Hương Giang
Theo: Organic Welcome/vietQ
Streamer LMHT với tướng tủ Yasuo, kêu quyên góp được 100 triệu cho bệnh nhân ung thư Cộng đồng đang chia sẻ về câu chuyện ấm lòng của streamer Moe Yassuo về việc anh đã kêu gọi ủng hộ cho các bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi. Yassuo (đứng giữa) vừa có hành động đẹp kêu gọi quyên góp từ thiện Streamer của 100 Thieves với vị tướng tủ Yasuo này đã quyên góp được số tiền hơn 100 triệu...