“Làng ung thư” Lục Đầu Giang: Dân lập bát hương quanh cổng cty Thiên Lộc
Hàng trăm người dân “làng ung thư” Lục Đầu Giang, thuộc phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, Hải Dương, hò nhau đổ đất, đá, dựng lều bạt trước cổng công ty TNHH Thiên Lộc nhằm ngăn cản hoạt động sản xuất tấm lợp phi-bro-xi-măng của đơn vị này
18 bát hương bao vây cổng nhà máy
Mấy năm trở lại đây, trên nhiều tờ báo đã đăng tải không ít không tin về cái gọi là “làng ung thư” ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Nạn nhân đều là những người dân sống đời ở kiếp nhiều năm, qua nhiều thế hệ. Từ một vùng đồng quê thanh bình, thoáng mát, trong chốc lát đã bị biến thành một khu vực đặc quánh khói bụi; nước thải công nghiệp không được xử lý xả ra khiến nhiều con sông, con suối, ao hồ, đồng ruộng bị ô nhiễm nặng…Và nay, lại xuất hiện một “làng ung thư” mới tại phường Phả Lại, thị xã Chí Linh (Hải Dương). Đó là khu dân cư Ngọc Sơn, nằm ngay cạnh ngã ba sông Lục Đầu Giang – một địa danh được ghi vào sử sách trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm phương Bắc của cha ông một thủa.
Cổng công ty TNHH Thiên Lộc bị người dân đổ đất, đá, dựng lều, lập bát hương, ngăn không cho sản xuất tấm lợp
Ngày 22-10, PV có mặt tại ngã ba sông Lục Đầu Giang.
Hơn 20 người đã chết và 6 người đang lĩnh án “tử”. Đó thực sự là con số “khủng” về một “làng ung thư” mới mà chúng tôi vừa phát hiện tại dải đất ngã ba sông Lục Đầu Giang, thuộc địa bàn phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Lục Đầu Giang giờ sôi động hơn, thuyền bè tấp nập qua lại ăn hàng; 2 bên bờ sông nhà nhà san sát; nhà máy, xí nghiệp mọc lên nhiều, kinh tế khởi sắc nhưng môi trường sống nơi đây đang có sự thay đổi. Trên nét mặt mọi người đều hiển hiện sự lo sợ về điều gì đó đã và đang đến.
Tìm đến nhà máy sản xuất tấm lợp phi-brô-xi-măng (gọi tắt là tấm lợp AC) của công ty TNHH Thiên Lộc nằm giữa khu dân cư Ngọc Sơn, hiện đã tạm thời ngừng hoạt động. PV ghi nhận, cổng nhà máy bị chắn bởi hàng chục mét khối đất, đá. Bên trên đặt rất nhiều bát hương, một chiếc lều bạt theo kiểu dã chiến được dựng ngay bên cạnh, bên trong là một chiếc giường đôi cũ kỹ.
Khi thấy có người lạ dừng xe chụp ảnh, 2 bảo vệ trong nhà máy chạy ra cổng ngó nghiêng; còn một số người dân nhà gần đấy hướng mắt về phía người lạ, nghe ngóng
Sau khi tiếp quản công ty Thiên Lộc đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp dây chuyền sản xuất và nhà xưởng
Một chị phụ nữ nhà bán đồ giải khát bên đường mau miệng cho biết: “Người dân trong khu đã tiến hành đổ đất đá, bịt cổng nhà máy lại, không cho sản xuất do nhà máy sản xuất tấm lợp AC xả thải ra xung quanh, gây ô nhiễm môi trường. Và cũng bởi, thời gian gần đây, đã có nhiều người dân sống quanh nhà máy chết vì căn bệnh ung thư. Chính vì vậy, 18 bát hương được đặt trên đống đất kia là tượng trưng cho những người đã chết”.
Ngăn chặn nguồn ung thư
Trao đổi với PV, nhiều người dân đã khẳng khái bày tỏ quan điểm và cho rằng, công ty TNHH Thiên Lộc không phải đơn vị reo rắc căn bệnh ung thư cho nhân dân. Đơn vị này cũng chỉ mới tiếp quản lại cơ ngơi, nhà xưởng của Xí nghiệp liên doanh sản xuất tấm lợp phi-brô xi-măng Phả Lại – Đông Anh III (sau này chuyển tên thành Chi nhánh CTCP Đầu tư và xây dựng số 18).
Video đang HOT
Công ty 18 sản xuất, kinh doanh tấm lợp AC từ năm 1994 và dừng hoạt động vào đầu năm 2011, sau khi người dân phát hiện ra chất thải nguy hại (chất amiăng)- tác nhân gây bệnh ung thư được thoát ra môi trường chung quanh, từ chính quá trình sản xuất tấm lợp gây ra.
Hơn 20 người đã chết, 6 người đang lĩnh án “tử” khiến người dân bên dòng Lục Đầu Giang luôn sống trong sợ hãi
“Do công ty Thiên Lộc tiếp tục thực hiện sản xuất tấm lợp AC có sử dụng chất amiăng nên người dân khu Ngọc Sơn phải đấu tranh. Đấu tranh để có môi trường sống tốt hơn! Chúng tôi không muốn thế hệ con, cháu bị chết vì căn bệnh ung thư như bố, mẹ nó”- một người dân tên N.V.H nói.
Ngày 19-1-2013, UBND phường Phả Lại có cuộc làm việc với công ty TNHH Thiên Lộc, yêu cầu phía công ty khi nào hoạt động trở lại phải báo trước cho UBND phường biết. Nhưng đến ngày 16-9, công ty Thiên Lộc tiến hành chạy thử cũng không hề có công văn thông báo cho UBND phường.
Quá trình chạy thử kéo dài từ ngày 16 đến ngày 21-9, khói, bụi bay vào trong khu dân cư Ngọc Sơn khiến một số người già tức ngực, khó thở, ho. Một số người dân thấy vậy đã kéo ra trụ sở đề nghị doanh nghiệp dừng hoạt động.
Đến ngày 14-10, UBND phường Phả Lại đứng ra tổ chức cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa công ty TNHH Thiên Lộc với nhân dân khu Ngọc Sơn.
Tại cuộc đối thoại, phía công ty đưa ra một số văn bản được các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương cấp phép… Và họ lý giải: chất amiang trắng không hề độc… Nhưng 100% nhân dân không tin, yêu cầu doanh nghiệp chuyển sang lĩnh vực khác hoạt động sản xuất; còn không thì di dời xưởng đi nơi khác. Kết thúc cuộc đối thoại, 2 bên không đi đến kết quả chung, phía UBND phường Phả Lại yêu cầu công ty TNHH Thiên Lộc tạm dừng hoạt động.
Do bức xúc trong cách xử lý, nên cuối giờ chiều cùng ngày người dân tiến hành đổ đất, đá, căng lều bạt, đặt bát hương chặn cổng công ty TNHH Thiên Lộc, ngăn không cho đơn vị này sản xuất tấm lợp AC, chờ cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương xuống giải quyết.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không có ngưỡng nào thật sự an toàn khi tiếp xúc với amiăng. Tất cả các dạng amiăng đều có thể gây ung thư và các bệnh trầm trọng khác cho con người, nhất là amiăng xanh và nâu. Trong khi đó, hầu hết các cơ sở sản xuất tấm lợp fibroximăng ở nước ta hiện nay đều sử dụng chất amiăng làm nguyên liệu…
Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình trên 70.000 tấn amiăng, ước tính trên 95% dùng cho sản xuất tấm lợp fibroximăng. Cả nước hiện có khoảng 40 cơ sở sản xuất tấm lợp AC đang hoạt động, trong đó có 17 doanh nghiệp Nhà nước, với năng lực sản xuất khoảng 70 triệu m2 tấm lợp/năm. Điều đáng nói là rất ít cơ sở có công nghệ kín, hầu hết công nghệ của các cơ sở sản xuất tấm lợp AC đều rất lạc hậu. Với trình độ, công nghệ như vậy nên môi trường ở nhiều cơ sở sản xuất tấm lợp fibro xi măng đang bị ô nhiễm.
Kỳ 2: Xóm nghèo xơ xác vì căn bệnh ung thư
Giang Chinh
Theo ANTD
Hà Nội day dứt những phố không tên...
Không chỉ đường phố, Hà Nội còn biết bao nhiêu quảng trường, vườn hoa không tên. Quan trọng như Quảng trường Ba Đình - cả quảng trường lớn ấy không có lấy một biển tên...
Mấy ai biết đường Độc Lập!
Từ những năm 1945, ông Thị trưởng Trần Văn Lai đã đặt tên những danh nhân, anh hùng dân tộc, những địa danh lịch sử cho những đường phố, vườn hoa của Hà Nội thay cho những tên Tây trước đây.
Đường Điện Biên Phủ và cột cờ Hà Nội
Trung tâm có đường Trần Hưng Đạo với những võ tướng lừng danh Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão... cùng những địa danh Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng...
Bên Hồ Gươm có vua Lê Thái Tổ cùng các tướng Lê Lai, Lê Thạch, Trần Nguyên Hãn..., những vườn hoa Diên Hồng, Chí Linh, Chi Lăng... giúp cho hậu thế dễ dàng tìm hiểu lịch sử nước nhà.
Gần 70 năm qua, đặc biệt là từ mùa Thu 1954, thêm nhiều đường phố đã được đặt tên, nhưng Hà Nội hôm nay, vẫn còn những vườn hoa, con phố không có tên. Nói đúng hơn, những vườn hoa, con phố vẫn có tên, vẫn được thi thoảng nhắc đến nhưng chưa hề được một lần gắn biển tên đường. Trong đó, trong tâm linh mỗi người Thủ đô đều trào dâng cảm xúc khi nhắc đến, đó là con phố nhỏ nối phố Lý Thường Kiệt với phố Hai Bà Trưng.
Con đường được xây dựng trên nền chợ 19/12 (Âm phủ) giờ thành nơi trông giữ xe và không có lấy một biển tên đường
Đây là nơi quân Pháp chôn những người Hà Nội chết trong đêm toàn quốc kháng chiến chống Pháp 19/12/1946. Sau tháng 10/1954, TP Hà Nội đã cho xây tường bao và ghi biển: nơi chôn cất đồng bào thủ đô hy sinh ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Đất nước thống nhất, nơi đây được san thành chợ, chính quyền gọi là chợ 19/12 nhưng dân ta quen gọi là chợ Âm Phủ do nguồn gốc của nó.
Những năm gần đây, thành phố cho phép một doanh nghiệp lập dự án xây dựng chợ và trung tâm thương mại ngay trên nền chợ cũ. Sau đó, trước sức ép của công luận, thành phố phải chuyển dự án sang khu đất 41 Hai Bà Trưng, đồng thời xây dựng đường 19/12. Nhưng giờ đây, cả con phố ấy không hề có lấy một tấm bia tưởng niệm cũng như treo biển tên đường 19/12. Chúng ta không được phép quên! Nếu không có ngày 19/12/1946 thì sẽ không có ngày 10/10/1954!
Một con đường khác nằm ở phía trước hội trường Ba Đình, nhưng không hề được mang biển tên. Con đường này còn có trước đường 19/12 rất lâu. Đó là đường Độc Lập. Con đường nối từ ngã 5 trước Bộ Ngoại giao đến phố Hoàng Văn Thụ. Trung tâm là thế, nhưng người dân Thủ Đô ít ai biết nó mang tên Độc Lập, nằm trong một quần thể di tích thiêng liêng.
Quảng trường Ba Đình cũng... không có tên
Đường Độc Lập và quảng trường Ba Đình
Không chỉ con đường, Thủ đô còn biết bao nhiêu quảng trường, vườn hoa không tên. Quan trọng như Quảng trường Ba Đình, cả quảng trường rông lớn ây không có lấy một biển tên, cho dù quảng trường có hẳn một ban quản lý với đủ ban bệ. Người dân Thủ đô biết quảng trường vì gắn liền với Lăng Bác. Nhưng người các địa phương, khách nước ngoài thì chịu.
Theo người viết bài này thì hình như ở Hà Nội, chi duy nhât quảng trường nhà hát lớn thành phố có biển tên Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Còn quảng trường Chí Linh trước cửa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quảng trường1/5 trước trụ sở Tổng Liên Đoàn lao động VN và cung Việt Xô (xưa là Đấu Xảo); quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trước cửa hàng Hồng Vân - Long Vân phía bắc hồ Hoàn Kiếm..., tất cả đều không có biển tên dù đã có tên từ lâu.
Người Pháp từ thế kỷ trước, khi quy hoạch Hà Nội đã rất tài tình biến những mảnh đất xen kẹt nơi các giao lộ thành những vườn hoa xinh xắn. Hà Nội có nhiều vườn hoa đẹp như vườn hoa Chí Linh (nay thành vườn hoa Lý Thái Tổ); vườn hoa Cổ Tân nằm trên con phố cùng tên dài chưa đầy trăm met, bên hông nhà hát lớn; Vườn hoa Vạn Xuân (xưa gọi là vườn hoa Hàng Đậu) nằm cạnh phố Lý Nam Đế, ông vua đã đặt tên cho đất nước Vạn Mùa Xuân!
Trên phố Lê Thánh Tông có một vườn hoa nhỏ xinh xắn, từ thời Thị trưởng Trần Văn Lai đã đặt tên là vườn Tao Đàn. Thật ý nghĩa: "Tao Đàn nhị thập bát tú" bên vị vua anh minh, nhà thơ lỗi lạc Lê Thánh Tông vị chủ súy của 28 vì sao tinh tú trong vườn thơ Đại Việt thời bấy giờ, được đặt bên nhau đem lại sự ngưỡng mộ và tự hào cho hậu thế. Nhưng gần đây, người ta đặt vào đó bức tượng bán thân của nhà cách mạng Cu Ba Jose Macti khiến cái tên Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú càng lu mờ hơn.
Vườn hoa Tao Đàn đã có thêm tượng Jose Macti
Thành phố đã từng chuyển bà Indira Gandi xuống công viên Thành Công trả lại vườn hoa Chí Linh cho cụ Lý Thái Tổ; ông Lê Nin đã trả lại tên cho công viên Thống Nhất thì sao không trả lại tên vườn Tao Đàn về bên cụ Lê Thánh Tông, và chuyển tượng ở đó về một vườn hoa mới khác như vườn hoa ở đầu phố Lê Thánh Tông là một đề xuất.
Có những tên đường, địa danh đã gắn liền với lịch sử Thủ đô từng đi vào thi ca như: "đây Dâm Đàm, kia Lãng Bạc", "đường Cổ Ngư xưa..." mà mỗi khi cất lên tiếng hát, đã làm rung động bao trái tim người Hà Nội. Giờ ven Hồ Tây có một số con đường, vườn hoa chưa kịp đặt tên. Nên chăng lãnh đạo thành phố hãy dùng chính những cái tên thiêng liêng ấy để khai danh cho những địa danh đã bao đời gắn bó với Thăng Long - Hà Nội.
Hay như một vườn hoa rất đẹp ở trung tâm thành phố, có vòi phun nước là những con cóc phía trước nhà khách Chính phủ (xưa là Bắc bộ phủ), cạnh KS Metropol từ lâu đã được đặt tên là vườn hoa Diên Hồng. Nhưng biển tên vườn hoa đã không còn, bây giờ người Hà Nội chỉ quen gọi đây là vườn hoa con cóc.
Vườn hoa Diên Hồng nay đã trở thành vườn hoa con cóc
Không mấy ai còn nhớ tên thật của vườn hoa nữa. Thời cụ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch thanh phô, các vườn hoa trong TP đều được gắn biển. Nhưng từ các đời Chủ tịch sau này, biển tên các vườn hoa đã không còn nữa. Chính xác là có một vài vườn hoa được treo biển đặt tên như: vườn hoa Hàng Trống, vườn hoa 1-6 ở Thái Hà.
Chỉ còn một năm nữa là Thủ đô kỷ niệm 60 năm giải phóng. Vẫn còn kịp để thanh phô rà soát, bổ sung những tên đường phố, quảng trường, vườn hoa đã có tên nhưng chưa được gắn biển. Hãy trả lại tên cho những vườn hoa Chi Lăng, Vạn Xuân, Paster... Những vườn hoa, góc phố đã gắn với lịch sử một thời đạn bom, một thời hòa bình của Thủ đô yêu dấu.
Lan Thanh
Theo Dantri
25 người chết do mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc Ngày 7/9, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang và Tuyên Quang đã làm 25 người chết. Trong đó tỉnh Lai Châu 3 người; Lào...