Làng tỷ phú: Xuất ngoại sắm xe sang, lấy vợ nước ngoài
Hơn chục năm trước thôn 5, xã Hòa Khương là một trong những làng khó nghèo nhất nhì xã. Bây giờ, làng nghèo đã thay da đổi thịt. Nhà lầu, biệt thự, xe sang lũ lượt kéo nhau về làng mỗi khi Tết đến.
Giàu từ nghề chủ thầu
Trong số hàng chục nhà tầng, biệt thự được xây gần đây, to lớn và lộng lẫy nhất huyện Hòa Vang phải kể đến ngôi biệt thự của ông Nguyễn Bảy – ông chủ thầu xây dựng nổi tiếng của làng trên đất Lào. Đó là một khối nhà 3 tầng, đồ sộ giữa không gian làng quê yên bình. Nơi cổng vào được ông Bảy cho xây dựng hàng rào cách điệu rất quy mô.
Ông Nguyễn Bảy mới từ Lào về, lặng lẽ ngồi ở góc sân theo dõi hàng chục công nhân đang làm việc, thỉnh thoảng chỉ tay bảo nhóm thợ làm theo ý mình.
Ông Bảy khiêm tốn nói: “Người ta đồn bảo tôi xây ngôi biệt thự này hàng chục tỷ. Làm gì đến cái giá đó, thiết kế tự tôi làm, rồi thuê nhân công, tự đứng ra mua vật liệu, chắc hết khoảng 3 tỷ thôi. Nhà xây để ở chứ có khoe khoang đâu”.
“Đây là ngôi biệt thự tôi xây cho một đại gia bên Lào rồi chụp lại. Bây giờ ở đó ai cũng thích biệt thự như vậy nên tôi lấy mẫu về làng xây ở cho mát”.
Ông Bảy sang Lào làm ăn từ năm 1997. “Hồi mới sang, tôi cùng nhóm anh em được một số người Việt giúp đỡ, xin giúp vào làm tại một công ty của Lào. Có việc làm, thu nhập tốt, nhưng khó khăn nhất vẫn là ngôn ngữ. Vì vậy, cả nhóm anh em quyết học tiếng Lào”. Nhờ cần mẫn cộng với sự chăm chỉ, hơn 3 năm sau vừa làm vừa học tiếng, chúng tôi đã giao tiếp được. Cả nhóm đứng ra thành lập công ty nhỏ nhận thầu lại công trình.
Thời gian đầu, để tìm được mối làm ăn, những người Việt mới qua không chỉ cạnh tranh với người Lào mà cạnh tranh ngay cả với người Việt. Công việc ban đầu khá khó khăn. Sau 2 năm, anh Bảy đã tìm được chỗ đứng cho riêng mình.
Câu chuyện về làng giàu và những nông dân đi chân đất, cưỡi ô tô sang lấy vợ ngoại về làng xây biệt thự như ông Bảy không hiếm. Bí thư chi bộ thôn 5, ông Trương Văn Phẩm, nhẩm tính trong thôn có cả chục người như ông Bảy. Phần lớn họ đi lên từ đôi bàn tay trắng, vài người qua Lào làm ăn rồi cưới luôn vợ Lào và chung sống khá hạnh phúc.
Còn phần lớn thanh niên trai tráng sang Lào làm thuê, dù chưa giàu nhưng thu nhập ổn định, đổi đời sau một thời gian làm việc.
Video đang HOT
Trong số thanh niên sang Lào làm ăn thành công và trở thành ông chủ trẻ phải kể đến Mai Văn Phước.
Đây là thế hệ thứ hai của làng qua Lào làm ăn. Ngày đó, anh Phước chỉ có 2 bàn tay trắng, chưa vợ con. Sau hơn 5 năm miệt mài làm công và tự học tiếng Lào, nhờ tay nghề giỏi, lại cần mẫn, Phước đã thành lập được công ty chuyên nhận công trình. Vận may mỉm cười khi anh cưới được một cô gái Lào xinh đẹp. Kể từ đó, Phước gắn bó với mảnh đất Lào và ăn nên làm ra.
“Muốn làm ăn được ở xứ người phải chăm chỉ, bản lĩnh, nhất là phải hiểu tiếng địa phương mới mở rộng được quan hệ. Tôi có may mắn là mấy năm sau quen một cô gái Lào và bây giờ là vợ. Nhờ ổn định, lại được gia đình vợ giúp sức nên làm ăn khấm khá” – Phước kể.
Cả làng ăn nên làm ra
Kể về ngôi làng giàu có, Bí thư Trương Văn Phẩm cho hay, thanh niên trong làng sang Lào làm công nhân xây dựng, ông chủ cũng là người làng nên nương tựa nhau. Chỉ cần bỏ sức làm, ăn ở thì có chủ nuôi, đến khi hết việc về quê ông chủ thanh toán nên gom được món tiền về xây nhà.
Nhờ đó, bộ mặt làng quê thay đổi hẳn. Đường bê tông được xây dựng. Nhiều người đi Lào đứng ra đóng góp tiền làm đường, kéo điện thắp sáng, góp sức đưa thôn 5 đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2014 vừa qua.
Bà Lê Thị Kiên hiện có con trai và con dâu đang làm việc tạo Lào.
Đau đáu nhớ đứa con đang làm ăn ở Lào, bà Lê Thị Kiên (thôn 5, xã Hòa Khương) vẫn nhớ như in ngày thằng con trai duy nhất Đinh Ngọc Thương ra đi khiến bà khóc hết nước mắt. Đó là vào tháng Giêng năm 2005.
“Nhà có mỗi mình nó. Làm ruộng đầu tắt mặt tối bao năm mà đói nghèo vẫn hoàn đói nghèo nên tôi mới gật đầu cho đi”.
Anh Thương sang Lào được gần 3 năm thì về quê cưới vợ, sinh 2 đứa con gửi bà chăm sóc rồi hai vợ chồng tiếp tục qua Lào làm ăn. Đến nay, kinh tế gia đình đã ổn định, nhà cửa được sửa sang to đẹp hơn. Cho người làng thuê lại hơn 1 mẫu ruộng, bà Kiên ở nhà lo cho 2 đứa cháu để vợ chồng Thương an tâm làm ăn.
Thôn 5 xã Hòa Khương giờ là làng độc nhất có nhiều người xuất ngoại sang Lào làm ăn, mang lại cuộc sống ấm no. Lớp trẻ ngày nào lớn lên, học xong cấp 2, cấp 3 là sang Lào làm ăn.
Hiện nhiều nhà có 2-3 người xuất ngoại sang Lào, cứ đến Tết là kéo nhau về khiến làng thôn 5 vui như hội.
Hàng chục nhà tầng mọc lên tại thôn 5, xã Hòa Khương hầu hết là của thanh niên đi Lào xây lên:
Theo Lê Minh – Vũ Trung
Vietnamnet
Truy trách nhiệm Bộ trưởng vụ xây "biệt phủ" trong rừng cấm
Tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh do Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức (ngày 27/8), các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) đã "truy" trách nhiệm của Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Môi trường khi để xảy ra nhiều vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có việc xây biệt thự, "biệt phủ" trái phép trong rừng cấm.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang giải trình tại phiên họp. Ảnh: Phương Hoa TTXVN.
"Bộ trưởng đâu biết hết được"
Theo ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên), thời gian qua, dư luận nhân dân trong cả nước rất bức xúc trước việc biệt thự, "biệt phủ" được xây dựng trái phép trên đất rừng quốc gia, trên đất nông lâm trường quốc doanh. "Theo tìm hiểu thì ông chủ của những "biệt phủ" đó toàn là quan chức và những người có tiền, có quyền. Vậy trách nhiệm quản lý của các bộ đến đâu khi để xảy ra tình trạng trên", bà Huệ chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang.
"Chúng tôi không phải chối trách nhiệm của mình. Nhưng từ văn bản đến thực tế rất khó, không có tiền thì sao làm được?".
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết
Theo ông Phát, để xảy ra vụ việc trên có trách nhiệm của Bộ khi chưa đôn đốc, kiểm tra sát sao hoạt động quản lý, bảo vệ ở các vườn quốc gia. Tuy nhiên, ông Phát cho rằng, trách nhiệm lớn nhất ở đây thuộc về chính quyền địa phương. Bởi địa phương vốn là người biết rõ địa bàn và thực trạng, lẽ ra phải ngăn chặn và xử lý ngay từ đầu, chứ bộ trưởng ở xa, đâu có thể biết hết. "Quan điểm của chúng tôi là phải xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm pháp luật trong việc xâm lấn đất rừng, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào", ông Phát nói.
"Nếu chúng ta cứ buông lỏng quản lý như thế này rất dễ dẫn đến hình thành ra các lớp địa chủ mới".
Ông Nguyễn Sỹ Cương cảnh báo
Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của QH về thực trạng, nhân dân không có đất sản xuất nhưng UBND các xã lại được giao quản lý 2,1 triệu ha không đúng luật, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ông Phát lý giải: Việc không giao 2,1 triệu ha đất trên cho dân do chất lượng đất kém, hoang hóa, lại nằm ở xa nên rất khó khăn trong sản xuất. Nếu giao cho dân thì sản xuất cũng không được, hoặc có sản xuất thì hiệu quả cũng rất thấp. "Tình trạng là như thế, chứ không phải là nhân dân đang thiếu đất mà chúng tôi không giao", ông Phát nói.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: Như Ý.
Cho thuê trái phép sẽ hình thành lớp địa chủ mới
Về tình trạng vi phạm pháp luật trong việc giao, khoán rừng, đất lâm nghiệp, theo Đoàn giám sát còn xảy ra nhiều. Có những đơn vị còn giao khoán diện tích đất nông, lâm nghiệp cho những người không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Tình trạng hộ nhận khoán đất của các công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán; tự ý xây dựng nhà kiên cố trên đất nhận khoán khá phổ biến đối với vùng đất ven đô thị...
Dẫn câu chuyện cụ thể về tình trạng giao khoán đất rừng trái phép, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) phản ánh, ở Vườn quốc gia Ba Vì, trong khi người dân địa phương không được giao khoán đất thì nhiều người ở nơi khác đến lại được giao. Điều này buộc người dân địa phương phải đi làm thuê, làm mướn và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
"Tôi không hiểu vì sao tình trạng sử dụng đất ở nông, lâm trường trái pháp luật nhiều như thế mà chúng ta lại không thu hồi, không xử được", ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phản ánh. Ông Cương đề nghị các Bộ trưởng cho biết, thời gian qua đã tổ chức được bao nhiêu cuộc kiểm tra, kiến nghị thu hồi trường hợp nào vi phạm chưa? "Nếu chúng ta cứ buông lỏng quản lý như thế này rất dễ dẫn đến hình thành ra các lớp địa chủ mới", ông Cương cảnh báo.
Giải đáp những bức xúc trên, cả ông Quang và ông Phát đều thừa nhận có tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến những sai phạm trong việc giao khoán đất rừng, đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Theo Bộ trưởng Quang, nguyên nhân là tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đất nông, lâm trường còn hạn chế vì thiếu kinh phí.
"Chúng tôi không phải chối trách nhiệm của mình. Nhưng từ văn bản đến thực tế rất khó, không có tiền thì sao làm được? Các tỉnh miền núi rất nghèo, ngân sách khó khăn nên không bố trí được kinh phí cho việc đo đạc bản đồ đất đai, phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất", ông Quang nói và khẳng định, nếu có 1.000 tỷ đồng thì sẽ hoàn thành công việc trên vào năm 2016.
Theo Dantri
Chi Cục thuế huyện Đức Trọng giải trình vụ áp thuế 5,7 tỷ cho 253m2 đất huyện Cục trưởng Cục thuế tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Trọng Thoan cho biết Cục thuế tỉnh Lâm Đồng đã nhận được báo cáo giải trình của Chi Cục thuế huyện Đức Trọng về việc áp thuế 5,7 tỷ đồng cho 253m2 đất huyện. Tuy nhiên, Cục thuế tỉnh đang phối hợp với UBND huyện Đức Trọng để làm rõ. Cục thuế tỉnh Lâm Đồng...