Làng “tỷ phú” ở một xã nghèo
“Xây ngôi nhà hết 1 tỷ, 1 tỷ còn lại tôi sẽ đầu tư vào kinh doanh vận tải”, anh Cao Ngọc Thành – một “tỷ phú” ở thôn Kỳ Xuyên, xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết kế hoạch sử dụng nguồn vốn có được sau 8 năm xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.
Những “tỷ phú” xuất khẩu lao động
Trong căn nhà 2 tầng mới xây khang trang với kinh phí gần 1 tỷ đồng, anh Thành không giấu được niềm vui vì thành quả lao động của anh đã được cụ thể hóa bằng một cơ ngơi hoành tráng vốn là mơ ước của bao người tại một xã nghèo.
8 năm trước, thu nhập của một thợ cơ khí chỉ đủ để gia đình anh đắp đổi qua ngày. Vì vậy, anh Thành quyết tâm đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc với ước mơ đổi đời. “Mới đầu qua đó gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa nhưng mình cố gắng hòa nhập để làm việc thật tốt”, anh Thành cho biết.
Ngôi nhà khang trang của anh Cao Ngọc Thành (bên phải)
Theo anh Thành, chủ lao động Hàn Quốc rất quý tính cần cù, chịu khó của lao động Việt Nam. Vì vậy những ai siêng năng đều được tạo điều kiện tốt nhất để làm việc và được nâng lương thường xuyên. Với vai trò thợ cơ khí trong một xưởng sửa chữa máy móc, anh Thành có mức lương khởi điểm 20 triệu đồng/tháng. Chỉ sau 1 năm làm việc, mức lương của anh đã tăng lên 40 triệu đồng/tháng.
“Nhiều anh em trong thôn qua đó làm ngư dân đánh bắt xa bờ được trả lương 60 triệu mỗi tháng. Chỉ cần siêng năng, chịu khó tích góp vài năm là có vốn về quê sinh sống”, anh Cao Ngọc Thành chia sẻ.
Cách nhà anh Thành không xa, anh Nguyễn Minh Cường (thôn Kỳ Xuyên) cũng vừa về nước sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động ở Hàn Quốc. Không bằng cấp, không nghề nghiệp chuyên môn nên anh Cường đăng ký công việc phụ làm vườn trong các nông trại.
Với bản tính siêng năng ham học hỏi, chỉ sau một thời gian ngắn thử việc, anh được nhận làm công nhân chính thức với mức lương ban đầu khoảng 30 triệu đồng/tháng. Anh Cường tâm sự: “Được trả lương cao, công việc cũng không cực khổ mấy, vì vậy tôi quyết tâm làm việc kiếm tiền gửi về quê”.
Video đang HOT
Nói là phụ làm vườn nhưng ở Hàn Quốc ngành nông nghiệp đã được cơ giới hóa rất nhiều, người lao động không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Để tham gia vào quá trình sản xuất theo dây chuyền với nhiều máy móc hiện đại, người lao động phải tuân thủ giờ giấc, làm việc theo kỷ luật.
Anh Cường cho biết, làm việc ở Hàn Quốc cơ chế thưởng phạt rất rõ ràng, vì vậy người lao động phải xác định tư tưởng làm thật tốt, không vi phạm kỷ luật mới được hưởng mức lương cao. Cũng có nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm nhưng không tuân thủ kỷ luật, lại muốn kiếm tiền thật nhanh nên trốn ra ngoài làm chui, vừa cực khổ lại dễ bị trục xuất về nước.
“Chỉ cần siêng năng, thực hiện đúng hợp đồng ký kết với chủ sử dụng lao động là lương, thưởng tăng đều đều. Sau một thời gian lao động nghiêm túc, vợ chồng tôi cũng tích góp được kha khá. Giờ có vốn rồi tôi về quê lập nghiệp. Bên đó tuy lương cao, công việc cũng nhẹ nhàng nhưng xa quê buồn lắm”, anh Nguyễn Minh Cường chia sẻ.
“Quả ngọt” ở xã nghèo
Xã Tịnh Kỳ thuộc diện xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên 3 năm trở lại đây, đời sống của một bộ phận người dân đã khá hơn trước do gặt hái “quả ngọt” từ phong trào xuất khẩu lao động. Những làng chài nghèo khó bên bờ biển ngày nào giờ đã thay da, đổi thịt với hàng loạt nhà cao tầng mọc lên san sát.
Những ngôi nhà cao tầng san sát mọc lên tại “làng tỷ phú” Kỳ Xuyên
Ông Trần Đình Tiến – Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ – thông tin, từ năm 2010 đến nay, xã Tịnh Kỳ có trên 300 người tham gia lao động tại Hàn Quốc, trong đó số lao động của thôn Kỳ Xuyên chiếm trên 40%. Đa phần lao động của địa phương đăng ký đi Hàn Quốc làm thợ cơ khí, thợ máy tàu biển và tham gia đánh bắt xa bờ. Mức lương trung bình của mỗi lao động đạt trên 25 triệu đồng/tháng. Riêng tại “làng tỷ phú” Kỳ Xuyên có nhiều gia đình đến 5 – 6 người cùng đi xuất khẩu lao động.
“Ước tính mỗi năm người dân trong xã có nguồn thu từ xuất khẩu lao động trên 60 tỷ đồng. Nhờ vậy đời sống của nhân dân ngày càng khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua từng năm. Với những kết quả này đến cuối năm 2017, xã Tịnh Kỳ sẽ đăng ký thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển”, ông Trần Đình Tiến phấn khởi nói.
Hà Xuyên
Theo Dantri
Môi giới đi lao động Đài Loan: Phí cao, lao động vẫn "nhắm mắt" đi
Sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ LĐTBXH báo cáo về tình trạng thu phí cao với các lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) Đài Loan, nhiều lao động đã phản ánh với phóng viên Báo NTNN về việc bị thu phí cao mà vẫn phải chấp nhận.
Thu một đàng, ghi hóa đơn một nẻo
Chị Nguyễn Thị Nhài (Nam Định) cho biết, năm 2014 chị tham gia đăng ký đi làm việc tại Đài Loan qua Công ty Cienco 8. Chỉ sau 1 tháng học tiếng, chị được tuyển chọn và đi XKLĐ luôn. "Mặc dù mới chỉ học một tháng, chỉ nắm được một vài câu cơ bản nhưng khi trúng tuyển, doanh nghiệp (DN) vẫn sắp xếp cho mình đi luôn. Tuy nhiên, có lao động học 3-4 tháng cũng chưa đi được" - chị Nhài nói.
Lao động Nguyễn Hữu Hùng (Thanh Hóa) làm việc cho một nhà máy ở huyện Bình Đông, Đài Loan (Ảnh nhân vật cung cấp)
Chị Nhài cho biết, lúc đi chị phải trả phí tới 6.300 USD (hơn 140 triệu đồng), nhưng công ty chỉ ghi hóa đơn có 4.800 USD theo quy định của Nhà nước về lệ phí đi XKLĐ ở nước bạn. Số còn lại công ty thu nhưng không có hóa đơn, cũng không giải thích là thu với mục đích gì. "Mình có thắc mắc nhưng công ty không giải thích, chỉ nói là nếu muốn đi thì phải nộp đủ tiền và ký vào hóa đơn là chỉ phải nộp 4.800 USD (hơn 100 triệu đồng) thôi, còn nếu không ký thì không cho đi. Thậm chí mình và một số lao động khác còn bị họ bắt quay video làm bằng chứng về việc họ chỉ thu phí 4.800 USD theo đúng quy định" - chị Nhài nói.
Chị Nhài kể lại, sau 3 năm làm việc trong một công ty đóng gói ở Đài Bắc, chị cũng không tích cóp được bao nhiêu. Với mức lương khoảng 15-16 triệu đồng/tháng, khi trừ phí môi giới (2 triệu đồng/tháng), tiền ăn, tiền ở, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... chỉ còn tầm 7-8 triệu đồng. Tính ra, như chị, để trả hết khoản tiền vay ngân hàng phải mất tới gần 2 năm làm việc. "Lương thấp, công việc vất vả nên tháng 12.2016, dù còn 2 tháng nữa mới hết hợp đồng nhưng mình vẫn xin chấm dứt hợp đồng để về nước. Giờ đang tính sang lại nhưng hoang mang quá, không biết nên đi theo công ty nào nữa" - chị Nhài băn khoăn.
Chỉ cần nhiều tiền là có thể đi nhanh
Có thể nói hệ thống "cò" môi giới XKLĐ thị trường Đài Loan khá dày đặc. Theo chị Nhài, mặc dù Công ty Cienco 8 đã giải thể, nhưng mới đây (ngày 20.2.2016) chị có ra Hà Nội tham khảo một vài công ty để sang Đài Loan làm lại thì vẫn gặp lại nhưng "cò" môi giới cũ từ 4 năm trước.
Thậm chí, theo một số lao động, có công ty sau một thời gian hoạt động, thu phí cao bị lao động "tẩy chay" đã nhanh chóng xin đổi tên, chuyển trụ sở. Thậm chí, có "cò" môi giới trong túi lúc nào cũng có 3-4 hợp đồng của lao động. Lao động thích đi trước được đi trước, thích đi công ty nào đều được, chỉ cần trả phí môi giới cao một chút.
Mặc dù mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu chấn chỉnh việc thu phí của các doanh nghiệp Đài Loan nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp giảm trừ tiền phí môi giới cho người lao động.
"Đài Loan là 1 trong 3 thị trường trọng điểm, tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Tuy nhiên, hiện nay lao động không chỉ bị thu phí cao ở trong nước, mà kể cả khi sang làm việc vẫn phải đóng phí môi giới. Theo tôi, nên cung cấp thông tin về đơn hàng, DN tại Đài Loan tiếp nhận cùng chính sách, lương thưởng cho lao động để họ chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp". Ông Nguyễn Thanh Hòa -
nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH
Ông Đăng Văn Tuấn - Giám đốc Công ty XKLĐ Bảo Sơn cho hay, hiện nay mức phí đi XKLĐ Đài Loan dao động khoảng 3.500 - 5.500 USD (80-123 triệu đồng). Một số đơn hàng như dệt may, da giày, thực phẩm có phí cao hơn do đơn hàng này nhiều việc, lao động được làm tăng ca, lương cao. "Mức lương cơ bản của lao động tầm 14 - 16 triệu đồng/người/tháng, chưa trừ khoản phí môi giới, nhà ở, ăn, tiền bảo hiểm... Chỉ một số ít doanh nghiệp có hỗ trợ tiền ăn cho người lao động" - ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, sau đăng ký khoảng 1 - 1,5 tháng lao động có thể sang Đài Loan nếu được chọn. "Nếu được công ty lựa chọn, thời gian học tiếng, làm thủ tục... có thể được rút gọn, đơn giản nhất có thể. Lao động không cần học tiếng nhiều, bởi sang Đài Loan có khá nhiều lao động Việt Nam nên họ cũng sẽ nhanh thích nghi hơn" - ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là lời chào mời của phía DN. Một số lao động đang làm việc ở Đài Loan cho biết, họ gặp trái đắng khi tin lời DN. Lao động Nguyễn Thị Hiền (Hải Dương) sang Đài Loan làm việc được gần 2 năm nhưng làm mãi vẫn chưa đủ bù đắp chi phí đi. "Nhà nghèo, mình phải vay ngân hàng gần 200 triệu đồng làm thủ tục đi Đài Loan. Thế nhưng làm gần 2 năm vẫn chưa đủ tiền trả nợ. Lúc đầu công ty quảng cáo, hứa hẹn nhiều lắm. Nói lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều việc làm thêm, nhưng sang đây thu nhập hoàn toàn khác" - chị Hiền tâm sự.
Gần 50% tổng số lao động đi XKLĐ là sang Đài Loan Sau 18 năm đưa lao động sang Đài Loan làm việc, tới nay Việt Nam đã đưa hơn 551.000 lượt người sang làm việc tại đây. Chủ yếu là lao động làm ở công xưởng, giúp việc nhà và khán hộ công bệnh viện. So sánh với các thị trường trọng điểm khác của Việt Nam là Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông và Hàn Quốc thì Đài Loan là thị trường tiềm năng nhất, chiếm 49,43% số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 7 năm gần đây. So với các quốc gia phái cử khác, lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động phía Đài Loan đánh giá là chăm chỉ, cần cù và thông minh. Lao động Việt Nam được chủ Đài Loan sử dụng khá cao, luôn giữ vị trí thứ 2, thứ 3 trong số 6 nước phái cử lao động. Thu nhập cơ bản của lao động Việt Nam tại Đài Loan khoảng 700 - 834 USD/tháng (khoảng 15-18 triệu đồng). Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH)
Theo Danviet
Hậu xuất khẩu lao động: Về quê có nghề, tự tin làm chủ Đối với nhiều người, đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) 2-3 năm chỉ để kiếm tiền, về nước là mất nghề, quay về làm ruộng hoặc buôn bán. Nhưng không ít lao động lại coi đó là bước đệm giúp mình tiến xa hơn... Với nỗ lực khẳng định năng lực bản thân, nhiều lao động sau khi làm việc từ Nhật trở...