Làng tỷ phú nhờ buôn… “góc con người”
Nghề buôn tóc mới chỉ xuất hiện ở làng Đông Bích (Đông Thọ, Yên Phong, Bắc Ninh) được hơn 10 năm nhưng đã làm cho cuộc sống người dân nơi đây khá giả, nhiều người trở thành tỷ phú nhờ buôn tóc xuất khẩu.
Anh Đặng Xuân Tiệp (29 tuổi), Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Tiến Phát-một “đại gia tóc” cho biết, khách hàng mua lại tóc của làng chủ yếu là người Trung Quốc, họ đến tận làng thu mua đem về nước để sản xuất tóc giả, tóc nối, râu giả, bàn chải tóc… Trung bình mỗi tháng làng Đông Bích xuất khẩu gần chục tấn tóc.
Về làng Đông Bích, từ người già đến đến trẻ em, mỗi người một việc. Hàng ngày, những người phụ nữ ở nhà sơ chế tóc hoặc đi thu mua tại các tỉnh lân cận, đi về trong ngày, đàn ông và thanh niên thì chia nhau tới các tỉnh thành trên cả nước để thu mua tóc.
Tóc mua được chia theo nhiều loại: tóc rối, tóc dài, tóc cắt, tóc tỉa, tóc lộn đầu, tóc cùng đầu… Trừ tóc rối ra, các loại tóc khác đều được định giá theo chiều dài và chất lượng (độ bóng mượt, dày mỏng) của tóc, trung bình tóc được mua với giá 2 triệu – 3 triệu/kg.
Đối với tóc tỉa (tóc thượng hạng – tóc đều, lẫn ít tóc ngắn) thì có giá cao hơn: tóc tỉa dài từ 40cm trở lên thường được mua với giá trên 4 triệu/kg, tóc tỉa ngắn hơn 40cm có giá từ 2-3 triệu/kg, tùy theo độ đẹp xấu của tóc.
Tóc sau khi sơ chế, phân loại sẽ được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.
Hầu hết các hộ dân của làng đều làm nghề buôn tóc, tóc dài, tóc vụn, tóc rối bày khắp trong nhà, ngoài sân.
Tóc trên mọi miền đất nước được thu gom về đây với giá từ vài ngàn đến hàng triệu mỗi kg tùy theo loại tóc.
Video đang HOT
Từ tóc người già, người trẻ đủ màu sắc…
…cho tới những búi tóc rối nhỏ như ngón tay…
…đều được người làng tóc tỷ mỉ gỡ rối, phân loại bằng các vật dụng thô sơ là bàn đinh và lược.
Tóc nguyên con là hàng cao cấp, đắt tiền nhất nên được phân loại…
…và đánh số cẩn thận.
Tóc dài được búi chặt bằng dây thun, gội sạch mượt bằng dầu gội tốt nhất, đem nhuộm cùng màu đen mun.
Nhìn những dây tóc giăng khắp sân, ít ai ngờ rằng chúng có giá cả vài chục triệu đồng.
Nghề buôn tóc không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động mọi lứa tuổi. Bà Ân, 68 tuổi, chia sẻ, bằng công việc sơ chế tóc, thu nhập hàng tháng của bà được hơn 4 triệu đồng. Theo VNE
Làng tỷ phú sống trong bãi rác
Nhà cao tầng, biệt thự mọc lên san sát, ôtô con đủ loại nằm rải trên những con đường làng chất đầy phế liệu. Đó là diện mạo của làng "tỷ phú từ rác thải" Minh Khai, ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Làng Minh Khai (hay còn gọi là làng Khoai, ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm) từ lâu nay đã trở thành một làng nghề chuyên chế biến nhựa từ rác. Nơi đây là điểm tập kết cuối cùng của mọi thứ phế thải...
Khắp các đường làng ngõ xóm đều là những bao tải rác chất cao như núi, bốc mùi xú uế nồng nặc. Ảnh: Hải Triều.
Từ đầu tới cuối làng không thấy gì ngoài rác. Theo thống kê của huyện Văn Lâm, hiện khoảng 90% số hộ dân trong làng tham gia thu gom nhựa và có gần 50% số hộ có máy tái chế, tổng cộng tới gần 500 dàn máy.
Ông Nguyễn Ích Thăng, trưởng thôn Minh Khai cho biết, ước tính mỗi ngày làng tiếp nhận khoảng 160 - 180 tấn rác thải phế liệu, xử lý lại thành các loại đồ dùng mới như túi xách siêu thị, túi nilon, dây máy bơm, dây buộc đến cả ống nhựa PVC, cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh.
Cũng nhờ rác mà kinh tế ở đây được "thổi bùng" đến khó tin. Hiện nay làng có tới 30% hộ xây biệt thự, 70% là những tòa nhà cao tầng kiên cố. Nghề này cũng tạo công ăn việc làm cho hầu hết lao động trong thôn và cả các lao động từ nơi khác, với mức thu nhập bình quân đầu người từ 2 đến 2,5 triệu đồng/tháng.
Những công nhân dùng tay trong hầu hết công đoạn phân loại, phơi, sơ chế rác. Ảnh: Hải Triều.
Nhờ tái chế rác mà nhà nào cũng có của ăn của để, nhưng hậu quả mà nó để lại cũng rất nặng nề. Người dân thôn Minh Khai hàng ngày đang phải "co mình" trong những bãi rác ngập đầu, được chất cao như núi.
Đi quanh hết làng, rất khó có thể tìm được một chỗ đất trống, vì người dân nơi đây tận dụng mọi chỗ có thể tập kết rác. Khắp các ngả đường làng, cầu cống, trường học, kênh mương, cổng nhà văn hóa... đều được tận dụng triệt để. Có hôm lượng rác đổ về quá tải, người dân còn mang cả vào nhà để chứa, kéo theo đó là mùi hôi thối, ruồi nhặng...
Môi trường ô nhiễm nặng nề còn do việc chế biến rác ở đây được thực hiện thủ công. Người lao động không hề được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, phải dùng tay làm hầu hết mọi việc, từ thu mua, phân loại, phơi khô để đưa vào hệ thống máy sơ chế và ép thành từng phên nhựa, sau đó chuyển vào hệ thống máy cắt. Nước thải không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường.
Kênh mương ở làng Minh Khai đều bị ô nhiễm nặng. Ảnh: Hải Triều.
Những hôm trời mưa ẩm thấp thì dòng nước thải đen ngòm bị tắc nghẽn, tràn lênh láng khắp nơi, ruồi nhặng bay vo ve quanh những đống rác. Nắng lên thì mùi hôi thối bốc đến ngộp thở. Toàn bộ tầng nước ngầm trong làng bị ô nhiễm nặng, hàng trăm giếng khơi bị bỏ hoang, hoặc người dân không ai dám dùng vì ô nhiễm quá.
Ngoài ra, việc tái chế rác diễn ra suốt ngày đêm khiến khói thải ra môi trường đen kịt, chốc chốc lại thấy những đống phế liệu bốc cháy nghi ngút, khiến cả bầu trời bị bao trùm bởi một màu ảm đạm.
Ông Nguyễn Ích Thăng, trưởng thôn Minh Khai cho biết: "Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên xin được cấp đất để rời các khu tái chế rác thành một khu cách biệt với khu dân cư, nhưng vẫn chưa nhận được quyết định nào".
Ông cũng cho biết hiện nay, cả thôn có tới hơn chục hộ có máy tái chế rác, khiến lượng nước thải, khói bụi vượt quá mức quy định. Trong làng hiện nay có rất nhiều người đã mắc phải những bệnh về hô hấp, da liễu, bị giảm về thị lực, cũng như thính lực... Nếu như thời gian tới chính quyền địa phương không có sự can thiệp kịp thời thì có thể chẳng mấy chốc làng Minh Khai sẽ trở thành ngôi làng của bệnh tật.
Theo VNExpress
Hãi hùng cơm giá rẻ: Thịt thâm tím, khoai lên mốc! Phần lớn các quán ăn ở Làng Đại học Thủ Đức - TPHCM đều dùng các loại thịt, cá ươn, hôi thối để chế biến món ăn Sau khi Báo Người Lao Động đăng loạt bài "Hãi hùng cơm giá rẻ" (số ra ngày 10 và 11- 10), sáng 13-10, theo chỉ đạo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)...