Lăng Tự Đức Công trình kiến trúc đặc sắc tại xứ Huế
Tọa lạc tại cố đô Huế, lăng Tự Đức là điểm đến được rất nhiều bạn trẻ ghé thăm bởi công trình kiến trúc độc đáo và cảnh vật thanh bình bao phủ nơi đây.
Tìm hiểu đôi nét về lăng Tự Đức Huế
Nếu bạn đã chót yêu xứ Huế mộng mơ, thì lăng Tự Đức là địa điểm không thể không ghé thăm. Tại sao vậy? Đây chính là một điểm đến hấp dẫn khách du lịch bậc nhất trong số các lăng tẩm của vua chúa ở cố đô Huế.
Lăng có vị trí nằm ở thôn Thủy Ba, phường Xuân Thủy, thành phố Huế, bên cạnh là đồi Cảnh Vọng thơ mộng. Vì vậy, nơi đây thu hút rất đông du khách đến thăm quan và trải nghiệm.
Với những bạn am hiểu về lịch sử dân tộc đều biết Lăng Tự Đức (còn gọi là Khiêm Lăng) là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là nơi chôn cất vua Tự Đức của triều đình nhà Nguyễn. Ông là vị vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn với 36 năm (từ năm 1847 – 1883), nổi tiếng với trình độ cao về học vấn Đông Dương, đặc biệt là Nho Học.
Lăng Tự Đức được khởi công từ 1864, dưới sự tham gia công sức của hơn 6000 lính và thợ để đào hào, đắp lũy, xây thành quách và lăng mộ. Lăng ban đầu được vua Tự Đức lấy tên là Vạn Niên Cơ nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi, ông đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua mất, mọi người gọi là Khiêm Lăng.
Kiến trúc độc đáo của lăng Tự Đức
Nổi tiếng là lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Điều đặc biệt là với gần 50 công trình trong lăng Tự Đức ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm, như: Cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, Chí Khiêm Đường, hồ Lưu Khiêm, Xung Khiêm Tạ, điện Hòa Khiêm…
Sơ đồ, kiến trúc lăng vua Tự Đức
Khiêm Cung Môn: Bạn sẽ thấy đây là dạng công trình hai tầng dạng vọng lâu độc đáo. Nơi đây là địa điểm cho vua nghỉ ngơi. Trung tâm khu vực này điện Hòa Khiêm. Khi vua Tự Đức còn sống, đây là nơi làm việc. Khu vua băng hà, đây là nơi thờ vua và hoàng hậu triều Nguyễn.
Điện Lương Khiêm: Nằm ở phía sau điện Hòa Khiêm trong Khiêm Cung Môn. Thời xưa, nơi này là chỗ nghỉ ngơi của vua. Sau được dùng thờ vong linh mẹ của vua Tự Đức là Từ Dũ. Và bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường – nơi cất đồ ngự dụng.
Nhà hát Minh Khiêm: Nằm ở phía bên trái điện Lương Khiêm, đây là nơi nhà mua xem hát, nghỉ ngơi. Ngày nay, nhà hát vẫn thường tổ chức biểu diễn Ca Huế tại Xung Nghiêm Tạ.
Đảo Tịnh Khiêm: Xưa kia, vua Tự Đức thường hay làm thơ, đọc sách, ngắm hoa. Một mảnh đất ngày xưa được trồng hoa, nuôi thú, để đem đến cảnh sắc đẹp tuyệt vời. Khám phá đảo Tịnh Khiêm, bạn còn thấy một kênh dài với 3 cây cầu bắc ngang qua dẫn đến đồi thông xanh mướt.
Khu lăng mộ: Bạn sẽ rất ấn tượng trước công trình này. Tấm bia bằng đá nặng đến 20 tấn được đặt trước ngôi mộ của vua Tự Đức. Xung quanh là Bửu Thành, được xây dựng bằng gạch và ở giữa chính là mộ của vua.
Lăng Tự Đức được đánh giá là lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn
Rất nhiều người nói rằng, lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kì, phong cảnh sơn thủy hữu tình mang đến vẻ đẹp hài hòa, nhẹ nhàng chứ không góc cạnh như những lăng khác. Vì vậy, trong quần thể di tích lăng tẩm ở cố đô Huế, lăng tự Đức được đánh giá là công trình lăng tẩm đẹp nhất.
Video đang HOT
Bước vào lăng, bạn sẽ cảm nhận được không gian tươi tốt, có rừng thông xanh thẳm, hồ nước chảy róc rách tạo nên một khung cảnh thơ mộng. Lăng mộ của vua Tự Đức do chính ông cho xây dựng để phòng lúc băng hà. Do đó, từ bố cục, chi tiết cho đến màu sắc đều được thiết kế theo ý nguyện của vua khi còn sống. Nếu đã đến đây, bạn đừng ngần ngại hay e dè mà không khám phá Khiêm Cung Môn để đến với cửa tam quan hai tầng rồi đi qua Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần để chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự tinh tế của phong cảnh kiến trúc ở nơi đây.
Cũng giống như những công trình kiến trúc cổ kính khác ở Huế, lăng Tự Đức cho du khách “mãn nhãn” trước kiến trúc độc đáo dưới bàn tay tài hoa của người xưa. Rất nhiều cảnh đẹp, nhiều góc đậm chất cổ điển. Vì vậy, tới đây bạn không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, khám phá nét đẹp kiến trúc, phong cảnh xung quanh mà với những ai thích check in ở những nơi cổ kính thì lăng cũng là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Thời gian lý tưởng để đi lăng Tự Đức Huế?
Theo kinh nghiệm du lịch Huế, bạn có thể thăm quan lăng vua Tự Đức từ tháng 1 đến tháng 2. Vì lúc này mùa nữa đã đi qua mà mùa nắng lại chưa tới, thời tiết giao mùa mát mẻ và thoáng đãng. Thêm nữa đây là thời điểm đẹp nhất trong năm. Bạn có thể tham quan lăng kết hợp với các di tích lịch sử, lăng tẩm hay cung đình khác ở Huế. Mỗi nơi đều có nhiều điều thú vị cho bạn khám phá.
Khám phá vẻ đẹp cầu Tràng Tiền: biểu tượng đầy tự hào của xứ Huế
Cầu Tràng Tiền soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng luôn được nhắc đến như một biểu tượng đẹp của Huế.
Chính vẻ đẹp này trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa nơi đây.
1. Đôi nét về lịch sử cầu Tràng Tiền
Cầu Tràng Tiền hay còn được gọi là cầu Trường Tiền. Đến nay cầu đã tồn tại hơn 100 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm cùng Huế. Đây là cây cầu đầu tiên được xây dựng tại Đông Dương vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
Cầu Tràng Tiền được xây dựng khi nào?
Năm 1897, tức năm Thành Thái thứ 9, nhà cầm quyền Pháp Levécque đã quyết định cho khởi công xây dựng cầu Tràng Tiền. Người chịu trách nhiệm thiết kế cho cây cầu lúc đó là Gustave Eiffel - người đã tạo nên kỳ quan tháp Eiffel ở Paris (Pháp).
Kỹ thuật xây cầu và vật liệu được sử dụng hồi đó hoàn toàn đến từ phương Tây. Cầu được xây dựng hoàn thành vào 2 năm sau, tức năm 1899, cũng là năm Thành Thái thứ 11. Chính vì vậy, cầu được gọi với tên chính thức là cầu Thành Thái. Chi phí xây cầu thời điểm đó lên tới 400 triệu đồng Đông Dương, một khoản tiền không hề nhỏ.
Những lần cây cầu được tu sửa
Năm 1904, sau khi đưa vào sử dụng được 5 năm thì cầu bị xô đổ bởi một trận bão. Cho đến năm 1906 cầu mới được trùng tu lại hoàn thiện. Vào năm 1907, khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày ra đảo Réunion thì cầu Thành Thái lúc ấy được đổi tên thành cầu Clémenceau.
Năm 1937, dưới thời trị vì của nhà vua Bảo Đại, cầu Clémenceau được tu sửa lại chắc chắn và rộng rãi hơn. Lúc này cầu đã có thêm lối đi cho người đi bộ, đi xe đạp. Đồng thời phần ban công ở chính giữa cầu được làm phình ra trở thành nơi tránh phương tiện qua lại và ngắm cảnh cho người dân. Đến năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đổi lại tên gọi của cầu thành cầu Nguyễn Hoàng.
Năm 1946 trong cuộc chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị Việt Minh đặt mìn làm sập. Đến năm 1953, cây cầu được sửa chữa hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu thân 1968, cầu tiếp tục bị phá hủy, hư hại và mãi đến năm 1991 mới được tiến hành trùng tu lại, năm 1995 thì hoàn thành.
Năm 2002, cầu Tràng Tiền được lắp đặt thêm hệ thống đèn LED chiếu sáng đổi màu hiện đại, tạo nên khung cảnh lung linh mỗi khi thành phố lên đèn.
Nguồn gốc tên gọi của cầu Tràng Tiền
Từ khi đất nước thống nhất, cầu được đổi sang tên Tràng Tiền, cho đến năm 2004 thì chính thức đổi lại thành Trường Tiền. Cái tên này xuất phát từ việc trong quá khứ phía đối diện tả ngạn của cầu là nơi xưởng đúc tiền của triều Nguyễn hoạt động.
2. Nên đi cầu Tràng Tiền vào thời gian nào?
Để có chuyến du lịch Huế hoàn hảo nhất thì bạn cần tìm hiểu trước về thời tiết. Khí hậu của Huế phân hóa thành 2 mùa là mùa khô (tháng 3 đến tháng 8) và mùa mưa (tháng 10 đến tháng 2).
Trong mùa khô, đặc biệt là các tháng mùa hè thì tiết trời ở Huế khá nóng bức, mức nhiệt có khi lên tới 40 độ. Còn vào tầm tháng 10 thì mưa nhiều, bão lớn và trời khá lạnh. Do vậy, thời điểm đẹp nhất để bạn đi Huế là tầm tháng 1 đến tháng 3, tiết trời giao mùa mát mẻ, dễ chịu. Lúc này, bạn có thể tận hưởng chuyến đi và chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của sông Hương cũng như xứ Huế mộng mơ.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn đi Huế trong mùa hè thì hãy lựa thời gian hoa phượng nở. Cảnh sắc quanh cầu Tràng Tiền lúc này trở nên vô cùng rực rỡ vì phượng vĩ thi nhau nở nhuộm đỏ cả góc trời.
3. Kiến trúc của cầu Trường Tiền
Cầu Tràng Tiền có kiến trúc đặc trưng theo phong cách Gothic lừng danh của châu Âu. Tổng chiều dài của cầu là 402,60 mét, chiều cao 5,45 mét, chiều rộng 6 mét. Xứ Huế có câu ca nổi tiếng "Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp...". Thực tế, kết cấu của cầu gồm 6 nhịp và 12 vài, ghép với nhau thành 6 cặp. 6 nhịp cầu bằng dầm thép, mang hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.
Khi mới xây dựng, cầu không có lối đi cho người đi bộ. Mặt cầu chỉ được lát bằng ván gỗ lim. Cho tới năm 1906, khi sửa chữa lại cầu do ảnh hưởng của cơn bão năm 1904, mặt nền cầu đã được đổ bê tông để chắc chắn hơn.
Trong 5 năm từ 1991 - 1995, khi cầu được tiến hành trùng tu lại sau chiến tranh thì có nhiều thay đổi đáng kể, trở thành cây cầu như ngày nay. Lúc đó do cần ghép thêm ống nẹp vào 2 bên lan can cầu nên phần ban công hai bên bị bỏ đi. Lối đi dành cho phương tiện cũng thu hẹp lại so với trước. Màu sơn nguyên bản của cầu là ghi xám, cũng được đổi sang sơn màu nhũ bạc kể từ đó.
4. Vẻ đẹp của cầu Tràng Tiền
Cầu Tràng Tiền mang một vẻ đẹp trữ tình
Hình ảnh cầu Tràng Tiền trầm mặc soi bóng dòng sông Hương lững lờ, thơ mộng từ lâu đã biểu trưng cho vẻ đẹp của non nước trữ tình xứ Huế. Bất cứ du khách nào cũng không khỏi ấn tượng và đắm say bởi được chiêm ngưỡng cái đẹp bình dị, mềm mại khi ghé thăm cây cầu này.
Cầu Tràng Tiền "đẹp lạ" trong mùa hoa phượng nở
Mùa hè đến cũng là lúc hàng cây phượng vĩ bung hoa nở đỏ rực bên bờ sông Hương. Cảnh sắc này như thể đang tô vào một màu đỏ chói lọi cho cầu Tràng Tiền thêm rực rỡ. Đứng bên bờ sông check-in một tấm hình cùng hoa phượng và cây cầu lịch sử thật mộng mơ và lãng mạn biết mấy.
Cầu Tràng Tiền đẹp lung linh khi đêm về
Đến cầu Tràng Tiền khi từng con phố ở Huế đã lên đèn bạn sẽ phải trầm trồ trước bữa tiệc ánh sáng lộng lẫy. Đặc biệt, những dải màu xanh, vàng, cam, đỏ,... trên cầu sẽ tạo nên một không gian thật huyền ảo.
Cầu Tràng Tiền đẹp huyền ảo khi hoàng hôn buông
Nếu đến cầu Tràng Tiền vào đúng lúc hoàng hôn ban chiều bạn sẽ ngẩn ngơ trước khung cảnh vừa kỳ ảo, vừa mộng mơ. Cây cầu đứng trầm mặc giữa không gian bao la, nhuốm màu hoàng hôn. Đây là khung cảnh khiến du khách say đắm và mê mẩn muôn phần.
5. Những trải nghiệm hấp dẫn khi tham quan cầu Tràng Tiền
Đi dạo trên cầu
Nếu đến Huế vào những ngày đẹp trời thì đừng quên thả bước thong dong bên phần đường dành cho người đi bộ trên cầu Tràng Tiền. Trong lúc tản bộ ngắm cảnh bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt nhịp sống bình lặng, mộc mạc của vùng đất Cố đô xưa.
Ngắm dòng sông Hương thơ mộng
Tầm view đẹp nhất để ngắm dòng sông Hương thì không đâu ngoài cầu Tràng Tiền. Đừng từ trên cầu bạn sẽ hòa vào không gian bao la của sông nước, mây trời, tận hưởng những phút giây thư thái lạ lùng. Khi nhìn xuống, bạn sẽ thấy dòng nước lững lờ trôi, điểm xuyết vài con đò hay chiếc thuyền Rồng. Tất cả khiến du khách cảm giác như thời gian ngừng trôi ngay khoảnh khắc ấy.
"Sống ảo" thả ga với background cực "xịn sò"
Nét đẹp cổ kính và mang vẻ bình yên đến lạ của cầu Tràng Tiền được du khách đặc biệt ưa thích và lựa chọn làm background trong những tấm hình kỷ niệm tại Huế. Đảm bảo khi ghé địa danh này, bạn sẽ chụp được cả tá những bức hình mộng mơ hết cỡ luôn đấy!
Dạo phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dưới chân cầu
Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu là điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đến với xứ Huế. Con phố này nằm ngay chân cầu Tràng Tiền và khoác lên mình một dáng vẻ ồn ã, nhộn nhịp mỗi khi màn đêm buông. Ở đây, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản Huế. Du khách cũng có thể mua những món đồ lưu niệm và tham gia nhiều hoạt động lý thú khác.
Du ngoạn Núi Ngự Bình Linh hồn xứ Huế mộng mơ Du lịch Huế làm sao có thể quên được "thăm cầu Trường Tiền, thăm chùa Thiên Mụ", "Núi Ngự Bình vời vợi nhớ thương". Núi Ngự Bình từ lâu đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của xứ Huế mộng mơ. 1.Tìm hiểu đôi nét về Núi Ngự Bình Địa chỉ: xã An Cựu, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Núi...