Làng trồng lá dong 400 năm ở Hà Nội tất bật thu hoạch vụ Tết Âm lịch
Từ đầu tháng Chạp, người dân tại làng lá dong Tràng Cát ( Hà Nội) có truyền thống 400 năm nghề lại tất bật, nhộn nhịp cảnh thu hoạch lá dong phục vụ nhu cầu gói bánh chưng, bánh tét dịp Tết Nguyên đán.
Từ khoảng mùng 8 tháng Chạp (Âm lịch) hàng năm, người dân tại làng lá dong Tràng Cát (xã Kim An, Thanh Oai, Hà Nội ) huy động từ người già, trẻ nhỏ thu hoạch lá dong để phục vụ người dân cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài gói bánh chưng, bánh tét dịp Tết.
Mọi ngõ ngách trong làng đều phủ màu xanh lá dong. Những lá trồng ngoài ruộng bắt đầu cắt lá từ tuần đầu của tháng Chạp để bán buôn.
Các gia đình trồng lá dong trong vườn nhà thường đợi đến rằm tháng Chạp mới bắt đầu cắt lá để chọn được lá đẹp nhất bán ra thị trường hoặc để gói bánh chưng cho gia đình mình.
“Lịch sử ngôi làng đến nay đã được gần 600 năm, người dân bắt đầu trồng lá dong để phục vụ bà con gói bánh chưng Tết hơn 400 năm nay. Gia đình tôi làm nghề này đã trải qua đến nay là 5 đời, thu nhập bằng nghề khoảng 100 triệu đồng/năm”, bà Minh (65 tuổi) chia sẻ.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Đào cho biết: ” Gia đình tận dụng diện tích vườn trồng cam trước kia để có đất trồng lá dong tốt nhất. Nhà chị có 2 sào trồng lá dong, thu nhập vào khoảng 50 triệu đồng. Trước đó chị cũng đã bán một đợt ra nước ngoài từ trước lễ Noel”.
Người dân sử dụng dao bổ cau cắt cuống lá sát gốc để ra tháng Giêng những lá non mọc lên, sau đó miết từng chiếc lá rồi bó lại để vận chuyển. Mỗi vườn lá dong có thể thu hoạch hơn ba vụ trong năm, nhộn nhịp nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi sào Bắc Bộ có thể mang lại thu nhập 20-30 triệu đồng tiền bán lá dong.
“Quanh năm gắn bó với nghề lá dong giúp gia đình có thu nhập ổn định, sau thời gian tích cóp nhà tôi mua được 2 mảnh đất nhờ việc bán lá dong. Dịp sát Tết này, mỗi ngày bán được hơn 10.000 lá”, chị Nguyễn Thị Thuyên chia sẻ.
Có 3 loại lá dong: Loại nhỏ đa phần mọi người để gói bánh tét, loại vừa để gói khuôn bánh chưng, loại to để gói tay… Giá từng loại dao động từ 20-50-100 nghìn đồng/bó (100 lá).
“Lá dong tại đây do hợp thổ nhưỡng nên lá xanh hơn, đát lá dày. Nếu dùng để gói bánh chưng sẽ cho bánh màu xanh tự nhiên rất đẹp mắt và có hương thơm thoang thoảng đặc trưng sau khi luộc chín”, anh Đoàn Văn Trinh (49 tuổi) cho biết.
Cảnh thu hoạch lá dong tất bật, rộn ràng khắp ruộng vườn quanh làng Tràng Cát. Lá dong sau khi cắt được chuyển ra đầu bờ, xếp gọn 100 lá/bó, chuyển lên xe tải thu mua hoặc chuyển về nhà.
Từng xe chở lá dong tấp nập chuyển về các gia đình trong làng để phân loại, lau rửa làm sạch lá, bảo quản và đem bán. Mỗi gia đình làng Tràng Cát trong dịp sát Tết có thể cắt bán khoảng 10.000 lá dong/ngày, thu về khoảng 5-10 triệu đồng.
“Nhà có 5 sào ruộng, gia đình tôi chủ yếu sống bằng nghề trồng lá dong, lúc nào trước hiên nhà đến sân đều trải đầy lá dong. Đặc biệt, vào những ngày gần Tết rửa và xếp lá liên tục, xong sau đấy chọn ra những lá đẹp nhất sẽ bán được giá cao hơn”, cô Hòe cho biết.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...