Lang thang vào Sa Khê cổ trấn – bức tranh đượm màu thời gian trong phim “Đi đến nơi có gió” của Lưu Diệc Phi
Nếu thấy Lệ Giang quá tấp nập, hãy thử đến với Sa Khê – cổ trấn của những con đường lát gạch đá rêu phong, có chiếc cầu vòm đá xưa cũ.
Trong hành trình khám phá vẻ đẹp của Trung Quốc, Vân Nam luôn là điểm đến không thể bỏ lỡ, và Lệ Giang chính là viên ngọc quý được nhiều du khách tìm đến. Song những năm trở lại đây Lệ Giang bị đánh giá rằng trở nên thương mại hóa và ồn ào hơn. Đó là lý do nhiều du khách bắt đầu tìm kiếm những ngôi làng cổ kính khác của Vân Nam với nét đẹp nguyên sơ hơn. Và một ngôi sao sáng mới, chính là Sa Khê cổ trấn – chốn về nên thơ trong phim “Đi đến nơi có gió” của Lưu Diệc Phi.
Sa Khê cổ trấn. Ảnh @tadegushi
Sa Khê tọa lạc tại phía tây nam của Kiếm Xuyên, Vân Nam, nằm giữa khu danh thắng Đại Lý và trấn cổ Lệ Giang. Nổi tiếng với núi Bảo Sơn, Sa Khê là một thung lũng nhỏ được bao bọc bởi những rặng núi xanh mướt, nơi có khí hậu dễ chịu và cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời.
Đường “Trà Mã Cổ Đạo” từng là một phần của “Con đường tơ lụa”, chạy từ đất liền qua Tứ Xuyên, Vân Nam, kết nối phía bắc tới Tây Tạng, Ấn Độ và phía nam tới Đông Nam Á. Con đường này được đặt tên theo hình thức vận chuyển hàng hóa truyền thống, nơi người ta sử dụng ngựa và các phu kỵ để vận chuyển chủ yếu là trà. Sa Khê cổ trấn nằm giữa Đại Lý và Lệ Giang, từng là trung tâm giao thương quan trọng và từng là một trấn sầm uất trên Trà Mã Cổ Đạo.
Ảnh @tadegushi, @weiwei
Buổi sáng thức dậy sớm ở Sa Khê cổ trấn, mở cửa sổ và cảm nhận không khí mát rượi, dẫu có đang trong mùa hè đi chăng nữa. Bước ra khỏi cửa, lần theo những con hẻm cổ lát đầy sỏi cuội, tiếng sủa của chó vang lên từ những cánh cửa, những đám mây múa trên núi xa xăm, tiếng hót của chim trong sâu thẳm của mây, những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng, cầu đá nằm ngang trên dòng sông, tất cả kết hợp lại tạo nên một bức tranh hữu tình về cuộc sống nông thôn.
Sa Khê nằm gọn trong thung lũng xanh mướt giữa những dãy núi, không có vẻ hào nhoáng hiện đại của Lệ Giang, nhưng lại mang đến một không gian cho tâm hồn và tự nhiên hội thoại. Bạn sẽ cảm thấy như đang lạc vào một hành lang thời gian khi đi dạo quanh Sa Khê. Có người nói rằng nơi này giống như Lệ Giang 30 năm về trước.
Ảnh @weiwei
Bước vào Sa Khê cổ trấn, những gì lọt vào tầm mắt đều là màu vàng đất, mái ngói xanh, tường đất, con đường bằng đá hoa cương sạch sẽ, mọi nơi đều toát lên vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa, từ cổng làng, hẻm xưa, cửa hiệu cũ kỹ, chùa, sân khấu cổ… Đứng giữa Sa Khê, cảm giác như mình đang đi trong một hành lang lịch sử.
Video đang HOT
Trung tâm trấn cổ Sa Khê là phố Tự Đăng, nơi mặt đường được lát hoàn toàn bằng đá. Phía đông là một sân khấu cổ, phía tây là chùa Hưng Giáo, cả hai tạo nên sự cân đối và chia phố Tự Đăng thành hai nửa, với các cửa hàng xung quanh và ba con hẻm cổ kéo dài đến bốn phía của cổ trấn.
Những hàng thủ công, tiệm cafe và homestay đậm màu thời gian trong cổ trấn. Ảnh @weiwei
Nhà cửa của cư dân thường trú tại phố Tự Đăng được bố trí dọc theo ba con hẻm cổ phía nam, bắc và đông, được xây dựng chồng chéo lên nhau một cách tài tình, tạo nên vẻ đẹp cổ kính đầy chất thơ.
Tham quan phố cổ, thưởng thức ẩm thực Vân Nam, trải nghiệm cuộc sống chậm rãi nhẹ nhàng của người dân nơi đây. Họ chân chất, thật thà, hiếu khách.
Lang thang trên phố Tự Đăng ở Sa Khê, qua những cửa hàng nhỏ bán đồ thủ công. Tiểu thương ở đây chia sẻ rằng người ngoại quốc đặc biệt yêu thích Sa Khê, một số người ở lại đây vài tháng liền. Đặc biệt là các nhiếp ảnh gia, họ thích săn lùng những khung cảnh đẹp tại Sa Khê.
Một khu chợ trời ở Sa Khê cổ trấn. Ảnh @weiwei
Sân khấu hát kịch cổ lớn nhất của cổ trấn. Ảnh @weiwei
Chiếc cầu vòm đá nổi tiếng được nhiều du khách săn đón check-in. Ảnh @tadegushi
Đến Sa Khê cổ trấn thì không thể không nếm thử ẩm thực Vân Nam chính tông. Ảnh @weiwei
Thanh Nham cổ trấn - điểm đến không thể bỏ qua khi tới Quý Châu, Trung Quốc
Nằm cách trung tâm thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc khoảng 29km, khu du lịch Thanh Nham cổ trấn có tổng diện tích khoảng 5,8km2, trong đó, nội thành của Thanh Nham cổ trấn rộng 3km2.
Thời phong kiến,Thanh Nham cổ trấn là một vị trí quan trọng về mặt quân sự, được xây dựng năm 1373, ban đầu vốn là nơi đóng quân. Trải qua mấy trăm năm với nhiều lần xây dựng và mở rộng, Thanh Nham cổ trấn từ một tòa thành được đắp bằng đất, đã được xây bằng đá, có 4 cổng đông, tây, nam, bắc. Hiện chỉ còn cổng nam và cổng bắc.
Thanh Nham cổ trấn có 4 con phố chính, 26 ngõ nhỏ. Các con đường, ngõ nhỏ được trải lát bằng đá. Tường nhà của người dân cũng được xây bằng đá đúng với tên gọi Thanh Nham - đá xanh. Các công trình kiến trúc trong nội thành vẫn được bảo tồn nguyên vẹn theo lối kiến trúc phong kiến từ cổng nhà, mái ngói, ô cửa sổ...
Thanh Nham cổ trấn có nhiều di tích như lầu, đài, đình, các, chùa, miếu, cung, đền, tháp, viện... Trong đó nổi bật nhất là nhất cung (Cung Vạn Thọ), nhị đền (đền thổ ty Ban Lân Quý, đền Triệu Quốc Chú), ngũ các (Khuê Quang các, Văn Xương các, Vân Long các, Tam Cung các, Ngọc hoàng các), bát miếu (miếu Tôn Tẫn, miếu Thần tài, miếu Hỏa thần, miếu Hắc thần, miếu Dược vương, miếu Lôi Tổ, miếu Xuyên Chủ, miếu Đông Nhạc), cửu tự (chùa Cửu Tuyền, chùa Từ Vân, chùa Hoan Âm, chùa Triều Dương, chùa Thọ Phúc, chùa Viên Thông, chùa Nghênh Tường, chùa Phượng Hoàng, chùa Liên Hoa). Ngoài ra, còn có thư viện cổ Thanh Nam, Phủ Trạng Nguyên...
Năm 2005, Thanh Nam cổ trấn được công nhận là cổ trấn văn hóa lịch sử quốc gia, đến năm 2017 tiếp tục được bình chọn là khu du lịch quốc gia cấp 5A.
Du khách chụp ảnh check-in ngay từ ngoài cổng Thanh Nham cổ trấn.
Một trong 2 cổng thành của Thanh Nham cổ trấn còn được bảo tồn đến ngày nay.
Vạn Thọ Cung-một điểm di tích trong thành cổ Thanh Nham.
Con đường, tường nhà, bậc thềm đều được xây bằng đá, đúng với tên gọi Thanh Nham.
Ngõ nhỏ, tường đá và mái ngói xám luôn là điểm check-in hoài cổ của du khách.
Một ngôi nhà cổ truyền thống thời xưa.
Không gian phòng khách trong nhà cổ.
Giường ngủ thời phong kiến xưa.
Du khách trang điểm để chuẩn bị mặc trang phục dân tộc truyền thống check-in trong thành cổ.
Bé gái tạo dáng chụp ảnh trong trang phục dân tộc truyền thống.
Thiếu nữ chụp ảnh trước cổng một ngôi nhà cổ.
Du khách tìm hiểu vải nhuộm sáp thủ công - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Trung Quốc.
Một số món ăn truyền thống ở Thanh Nham cổ trấn như: chân giò hầm, thịt bò khô, kẹo hoa hồng, kẹo vừng....
Một đoạn tường thành đá nhìn từ trên cao giống như Vạn lý trường thành thu nhỏ.
Thanh Nham cổ trấn nhìn từ trên cao.
Tô Châu: Vẻ đẹp hoàn hảo của miền sông nước Giang Nam, nơi các dòng chảy êm đềm và cổ trấn hòa làm một Tô Châu, thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), được mệnh danh là nơi hội tụ vẻ đẹp hoàn hảo nhất của miền sông nước Giang Nam. "Một thành phố mang phong cách rất Giang Nam" - Đó là cách mà người Trung Quốc thường nói về thành phố Tô Châu (Chiết Giang). Mà Giang Nam là sao? Chính là khu vực...