Lang thang phố đêm Hà Nội ăn phở gánh
Hàng phở gánh nhỏ nhưng chẳng lúc nào ngơi khách này là điểm đến của rất nhiều tín đồ ăn đêm, ăn sớm ở Hà Nội.
Với nhiều người, Hà Nội đẹp nhất có lẽ là lúc trời đêm dần chuyển mình sang sớm. Lúc đó, phố phường vẫn vắng, lác đác vài người lao động đi làm sớm lục đục ra khỏi nhà, trời hãy còn tờ mờ và không khí thì hơi se se lạnh, nhất là trong những ngày thu tháng 10 này. Và cũng chẳng phải là nói quá khi cho rằng, đấy là lúc ăn phở Hà Nội thấy ngon và “vào” nhất.
Nhắc đến phở đêm Hà Nội, sẽ chẳng ai ngại ngần mà không đưa ngay cho bạn một địa chỉ quen thuộc: Ngã tư Hàng Đường, Hàng Chiếu – với một gương mặt nghiêm nghị, giống như kiểu nếu bạn không đến ăn ở đây thì hãy cứ nói dối là đã ăn rồi nhé. Ngon thì không hẳn là xuất sắc, nhưng chắc chắn là nên đến để hít hà trọn vẹn cái hương vị phở gánh sáng sớm Hà Nội.
Quán nằm khuất trên vỉa hè ngã tư Hàng Đường, Hàng Chiếu. Chẳng có biển hiệu gì, chỉ có ánh đèn leo lắt với gánh phở nhỏ và cô bán hàng thoăn thoắt phía sau. Cũng có lẽ vì bán đêm, chẳng mấy ai cạnh tranh, chẳng lo vướng víu nên quán bày bàn ghế khá rộng. Bạn cứ thoải mái đến ăn mà chẳng lo hết chỗ, cùng lắm là đến lúc muộn, tầm 6h30 – 7h, quán đã đông lắm rồi, thì ngồi ghế nhựa, bưng bát phở trên tay mà xì xụp. Nói chung là… kiểu gì cũng có chỗ ăn.
Quán chỉ bán phở, gồm phở bò và phở sốt vang. Nếu mà để so với các hàng phở gia truyền nổi tiếng của Hà Nội chuyên bán ban ngày thì e là chẳng thể bằng. Nhưng nói thật là ăn phở ở đây, vào buổi sáng sớm, có cái thú vị riêng của nó mà ai đã trót thích rồi thì chẳng thể bỏ được. Bát phở nóng nghi ngút khói, thơm phức mùi xương, thịt bò thái lát mỏng, ăn vào cứ mềm lừ đi, thịt tái thì vẫn còn vài thớ hồng nhạt, nhìn đã thấy ngọt, bánh phở dai dai dậy mùi gạo mới, rồi hành hoa thái lát, rau húng thơm tho, tất cả những cái đấy quyện vào trong một thứ nước dùng trong mà sánh, điểm vài váng mỡ ngậy, tạo thành một mùi thơm vừa béo, vừa thanh tịnh.
Video đang HOT
Nhưng mà vẫn chưa hết, như đã nói ở trên, ăn phở ở đây tuy không xuất sắc, nhưng lại thích hơn cả là được ngồi tận hưởng cảm giác ăn phở Hà Nội đêm. Phố phường vắng tanh, gió se lạnh, không khí thì tuyệt nhiên trong lành, mát rượi, lúc này ngồi bưng một bát phở nóng nghi ngút khói, hít hà cái tổng thể hương thơm hoàn mỹ của xương ninh, của thịt bò, của bánh phở, của rau thơm, rau húng… Cái lúc đấy thì một bát phở có tầm tầm cũng sẽ trở thành tuyệt hảo.
Tuy vậy, không phải là quán không có điểm trừ đâu nhé. Vì là quán phở đêm, lại nằm ở trung tâm nữa nên hầu như những tín đồ ăn đêm của Hà Nội đều đổ về đây. Kết quả là khi quán đông khách, bạn sẽ phải chờ rất lâu. Cũng chỉ tại cô bán hàng làm phở lâu nữa, một người đến ăn, chờ phải đến 10-15′ là ít. Giá phở cũng không rẻ, phải tới 35-40k/bát phở, thêm quẩy nước nữa thì hai người ăn cũng phải tới gần 100k. Nhưng nếu đem so sánh với những hàng phở bán ban ngày thì mức giá này vẫn nằm trong diện chấp nhận được, vì ở Hà Nội liệu có mấy quán phở đêm phố cổ như vậy đâu.
Theo Tapchiamthuc
Bi hài vợ ôm vàng theo trai trong ngày cưới
Khi tiệc cưới tàn, trong khi mọi người đang dọn dẹp thì cô dâu Đào Thị Thanh H. lại đột ngột gói ghém áo quần bỏ đi không một lý do.
Chuyện xảy ra ở xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Đám cưới không thành giữa chú rể Phan Văn T. (SN 1988) và cô dâu Đào Thị Thanh H. (SN 1993). Lễ cưới được tổ chức vào ngày 16/6/2013.
Vì T. là con trưởng trong gia đình, đồng thời là tộc trưởng của một dòng họ nên đám cưới được chuẩn bị rất kỹ càng, khách khứa được mời kéo dài cả ngày. Tuy nhiên, khi tiệc cưới tàn, trong khi mọi người đang dọn dẹp thì cô dâu Đào Thị Thanh H. lại đột ngột gói ghém áo quần bỏ đi không một lý do.
Ảnh minh họa
Phan Văn T. sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mất sớm, mẹ mắc chứng bệnh tâm thần liên miên, không làm được những việc nặng nhọc, sau T. còn có cô em gái đang đi học. Cuộc sống vốn chẳng khá giả là mấy, gia đình lại phải nuôi thêm người chú tật nguyền, suốt ngày đi lang thang. Cuộc sống khó khăn khiến cho T. phải đảm nhiệm tất cả những công việc lớn nhỏ trong gia đình, ngay cả những công việc bếp núc, chăn nuôi... vốn chỉ dành cho phụ nữ.
Trong khi đó, Đào Thị Thanh H. là cô gái làng bên, đẹp người, lại được xem là tốt nết nên qua sự mai mối của bạn bè, T. và H. đã gặp nhau. Qua thời gian ngắn tìm hiểu, tình cảm nảy sinh. Thấy T. hiền lành, chất phác, lại đảm đang nên khi được bố mẹ đôi bên vun vào, H. đồng ý về làm vợ T.. Sau gần 3 tháng tìm hiểu, hai người đi đến quyết định hôn nhân.
Niềm vui ngày đại hỷ đến, chưa kịp trọn vẹn cũng là lúc T. và gia đình phải gánh nỗi đau phụ rẫy lẫn tiếng thị phi từ người đời khi cả đại gia đình bị Đào Thị Thanh H. lừa một vố đau đớn. Hôn sự vừa kết thúc, H. đã vội vã rời nhà trai, mang theo toàn bộ tiền mừng cưới, tư trang, nhẫn vàng mà không để lại bất cứ lý do gì. Chuyện hôn nhân của T. không thành đã làm nhiều việc trong gia đình bị đảo lộn. Mẹ của T. sức khỏe vốn đã yếu, sau khi chuyện xảy ra, bà lại càng yếu hơn.
Khi được hỏi lý do tại sao H., vợ T. lại bỏ đi ngay trong ngày cưới, bà rớm nước mắt kể lại: "Hôm ấy, sau khi khách khứa đã về hết thì tôi và mấy người khác dọn dẹp, thấy con dâu mệt mỏi, tôi bảo nó tắm rửa rồi vào phòng nghỉ ngơi. Khoảng tầm như 10 phút sau, bất ngờ thấy nó ôm ba lô, không nói không rằng cầm xe máy chạy thẳng về nhà mẹ đẻ. Chúng tôi không hiểu tại sao nó lại hành động như vậy nên sáng hôm sau, chú ruột chở thằng T. lên đón vợ về thì nhận được câu trả lời là nó không về nhà. Vì không biết sự thật như thế nào, chúng tôi đành chịu ấm ức ra về mà không nói thêm được gì".
Một thời gian sau đó, một người bà con xa của gia đình cho biết, cô vợ mới cưới của T. bỏ đi theo một chàng trai khác ngay trong ngày cưới của mình, mặc dù bố mẹ hết sức can ngăn.
Quyết đòi lại tiền, vàng
Với bản thân T., kể từ hôm "vợ hụt" bỏ đi, anh trở thành người trầm cảm nặng nề, suốt ngày ngồi trong phòng, không nói năng gì. Có lẽ cũng chính vì muốn quên đi cú sốc ấy, anh quyết định ra Quảng Ninh làm ăn. Tuy nhiên, mới làm được vài hôm thì nhận được tin mẹ ốm, anh lại trở về nhà lo toan mọi việc. Giờ đây, T. chỉ quanh quẩn trong nhà, ngôi nhà vốn đã vắng vẻ nay càng vắng vẻ hơn.
Khi nhắc tới chuyện cũ, Phan Văn T. chia sẻ: "Tôi cũng không hiểu lý do thực sự H. bỏ đi. Sau này nghe người ta xì xào rằng, cô ấy bỏ đi theo một người đàn ông nào đó trong làng. Cũng uất lắm, đã có lúc tôi rất chán, không phải vì mình yếu đuối mà tôi thấy rất áp lực mỗi lần tôi về tới nhà, nhìn mẹ và em gái suốt ngày ủ rũ, tôi càng buồn chán hơn".
Chuyện vợ bỏ đi ngay trong ngày cưới cũng sẽ chẳng phức tạp hơn nếu không có lời ong tiếng ve từ mọi người và đặc biệt là sự xúc xiểm nhau đến từ hai gia đình. Trước khi đi, vợ của T. đã "ẵm" luôn mấy chiếc nhẫn, dây chuyền và cả khoản tiền mừng thu được sau đám cưới. Vừa mất con dâu, vừa mất của lại mang điều tiếng, phía gia đình T. không thể ngồi yên, quyết tâm kéo đến nhà gái đòi trả lại số tài sản trên. Trong khi đó, phía sui gia lại một mực phủ nhận, nói gia đình nhà trai vu khống.
Sự việc đến mức phải nhờ pháp luật can thiệp và sau đó, gia đình của Đào Thị Thanh H. buộc phải bồi thường cho nhà "chồng cũ" 15 triệu đồng. Có được tiền nhưng chẳng thể mua lại niềm vui, chú rể hụt Phan Văn T. mệt mỏi, bẽ bàng đến đổ bệnh, phải vào Trạm y tế xã điều trị.
Theo VNE
Vầng trăng nơi ấy có tròn? Đường phô hôm nay không vắng người nhưng chẳng hiêu sao em vân cảm thây lòng mình cô quạnh. Đã lâu lắm rôi em mới có cảm giác buôn đên thê, đã lâu lắm rôi lòng em mới lại cảm thây chênh chao. Hôm nay là trung thu, mà đáng ra trong môt đêm trăng tròn và sáng như thê này thì người...