Lang thang ở Vang Viêng
Ba ngày dạo chơi Vang Vieng (Lào) tôi dần nhận ra vì sao nơi đây được ví như cô thiếu nữ miền sơn cước với nét đẹp bình dị và là thiên đường cho những người trẻ yêu khám phá, ưa mạo hiểm….
Du khách thưởng thức ẩm thực, bia Lào trong những căn chòi được cất đơn sơ bằng tre và lá bên dòng sông Nam Song.
Tiếng thì thầm của thời gian
Chiếc mini van tràn ngập những ca khúc Lào vui nhộn dừng giữa trung tâm Vang Vieng lúc 19h. Chào đón chúng tôi là thị trấn Vang Vieng nhỏ bé với một vài con phố chính nhưng đầy ắp những quán ăn nhỏ mang phong cách phương Tây phóng khoáng. Nhà trọ giá rẻ, khách sạn bình dân, quán bar dân dã… có mặt khắp nơi. Trên đường, trong những hàng quán, chợ đêm, nhiều bà cô với gương mặt hiền từ, chân chất không ngừng “Sabaidee” (Xin chào) và đon đả mời khách bằng vài câu tiếng Anh bập bẹ…
Trung tâm thị trấn không rộng nhưng chúng tôi phải mất chừng 30 phút để tìm được đến nhà trọ đã đặt sẵn qua Internet. Chủ nhà trọ là một người đàn ông trung niên đến từ Hàn Quốc, đã có sáu năm sống tại Lào. Căn phòng của chúng tôi nhỏ, được làm chủ yếu từ gỗ và có tầm nhìn hướng ra dòng sông Nam Song.
Bỏ đồ đạc, chúng tôi chạy ra dọc bờ sông. Trong những căn chòi được cất đơn sơ bằng tre và lá, du khách chủ yếu là những người trẻ từ Hàn Quốc và Tây balo ngồi nhâm nhi bia Lào, thưởng thức ẩm thực địa phương và nghe những bản nhạc Lào vui nhộn. Đơn giản nhưng lúc nào cũng tấp nập, rộn ràng nhưng thoạt nhiên, tôi không nghe thấy tiếng ồn ào, trò chuyện lớn tiếng của du khách, tất cả dường như thật nhẹ nhàng, yên tĩnh.
Đứng trên chiếc cầu tre, ọp ẹp cứ mỗi lần có xe máy đi qua, cả cây cầu lại rung lên bần bật. Tôi vừa ngắm nhìn những người chèo thuyền trên sông khi trời tối muộn, nghe tiếng gió thổi vù vù bên tai vừa suy nghĩ về Vang Vieng. Thật khó tin rằngnơi đây từng là tụ điểm bất hợp pháp với chất kích thích thâu đêm suốt sáng, ở tại chính những quán bar trên sông mà tôi đang ngắm nhìn lúc này. Nhờ quyết tâm “dọn dẹp” thị trấn tiệc tùng Vang Vieng, gìn giữ nét hoang sơ cho trị trấn của Chính phủ Lào mà Vang Vieng đã dần trở lại dáng dấp của cô thôn nữ miền sơn cước đầy sức hút, nơi tìm đến của những người yêu khám phá, những người trẻ yêu sự hoang dã….
Chợ sáng ở Vang Vieng.
Phiên chợ sớm và ký ức tuổi thơ
“Nếu muốn biết cuộc sống, văn hóa người dân bản địa thì chỉ cần đến chợ là ra hết”, một người bạn ưa xê dịch của tôi đã nói vậy. Có lẽ mình cũng nên thử xem sao nhỉ?
4h30 phút sáng, tiếng chuông báo thức reo lên ồn ã cả không gian yên tĩnh, nhưng nhờ vậy mà tôi nhanh chóng thức giấc và bước ra đường. Không phải để đi xem những nhà sư khất thực – một hình ảnh nổi tiếng ở Lào mà chính là để kịp phiên chợ mở vào 5h sáng mỗi ngày.
Sau khoảng 45 phút cuốc bộ qua những con đường đầy xe ô tô và tuk tuk ở “thị trấn không tiếng còi xe”, tôi cũng đã tìm được khu chợ địa phương. Trước mắt tôi là một khu chợ siêu to với biết bao sản vật địa phương từ thịt lợn, thịt bò khô, lạp sườn – đặc sản Lào, thậm chí còn cả thịt chuột vẫn còn thở hấp hối trên sạp khiến tôi thoáng rùng mình… Điều khiến tôi không thôi chú ý nhất trong khu chợ là những sạp bán hải sản, và thắc mắc mãi tại sao Lào là một đất nước không giáp biển mà sao bán nhiều hải sản đến như vậy, từ chợ đêm cho đến chợ sáng, đâu đâu cũng thấy hải sản.
Chúng tôi dừng trước những sạp bán rau xanh. Chị gái bán rau đon đả mời khách mua rau bằng tiếng Lào. Sau mấy ngày, chúng tôi đã “học mót” được một vài từ tiếng Lào đủ để mặc cả. Như để thỏa mãn cơn thèm rau sau những ngày chỉ ăn mì tôm vì không quen đồ ăn của Lào, chúng tôi mua túi nọ bọc túi kia, dự tính đủ cho 5 ngày còn lại của cuộc hành trình ở Lào.
Dù đã có “chiến lợi phẩm”, nhưng chúng tôi vẫn lân la hết sạp hàng này đến sạp hàng khác, cái chính là để thưởng thức không khí chợ cũng như quan sát kẻ bán người mua. Ngắm nhìn chợ qua khung hình máy ảnh, tôi bỗng thấy những hình ảnh rất đỗi thân thuộc, khiến tôi nhớ về chợ Tết ở quê ngày tôi còn bé. Mỗi năm tôi chỉ được theo chân mẹ vào dịp cuối năm sắm đồ Tết cho cả gia đình, với tôi là một chiếc áo hoặc một chiếc quần mới. Bởi vậy, năm nào tôi cũng háo hức chờ đợi buổi đi chợ đặc biệt ấy.
Tôi đã cố nán lại thật lâu, bước đi thật chậm để ký ước tuổi thơ ấy nhẹ nhàng tan vào lòng mình…
Những chiếc thuyền kayak tựa những chiếc lá tre đầy màu sắc.
Trò chơi trên sông hay thử thách của lòng dũng cảm
Video đang HOT
Với ai đó, đặc sản Vang Vieng là thịt bò khô, là xúc xích, thì với tôi, những trò chơi trên sông mới là trải nghiệm không nên bỏ qua của vùng đất trẻ trung và sôi động này.
Ghé một cửa hàng ngay trước nhà trọ, chúng tôi lập tức choáng ngợp bởi quá nhiều tour khám phá Vang Vieng trong một ngày với đủ các loại hoạt động khám phá đầy thách thức. Sau một hồi, tôi quyết định chọn cho mình một tour “half day” với giá 140.000 kip (gần 400.000 đồng, giá đã mặc cả) để trải nghiệm chèo kayak và trượt zipline.
Xe tuk tuk đón chúng tôi từ nhà trọ và dừng ngay bên bờ sông Nam Song. Mieng – cậu hướng dẫn viên có làn da ngăm đen niềm nở đón chúng tôi. Má lúm đồng tiền và nụ cười duyên của Mieng khiến chúng tôi ấn tượng sâu về cậu. Sau khi biết chúng tôi đến từ Việt Nam, Mieng dường như cũng dành một sự quan tâm đặc biệt hơn dành cho nhóm.
Thử thách bắt đầu khi những chiếc thuyền kayak tựa những chiếc lá tre đầy màu sắc được thả xuống sông. Chúng tôi leo lên và bắt đầu thử thách “trôi sông”. Lần thứ hai chèo kayak, tôi có một chút kinh nghiệm hơn với bạn cùng thuyền. Tuy nhiên, dòng Nam Song khi thì sóng dập dữ dội, khi thì cuộn xoáy khiến chúng tôi lật thuyền ngay sau năm phút xuôi dòng. Sóng gió trôi qua, chúng tôi nhẹ nhàng đi qua dòng nước êm ru, tôi buông mái chèo, ngửa mình ngắm nhìn những ngọn núi đâm xuyên bầu trời trong xanh tưởng chừng cao vút ấy, những đám mây trắng nhẹ như bông soi dòng Nam Song. Thật bình yên!
“Trôi sông” 10km với cánh tay mỏi rã rời, chúng tôi đến một bìa rừng để đu zipline, bay qua những cánh rừng nguyên sơ của Vang Vieng. Trên người tôi được đeo đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo an toàn. Chặng đường zipline với 8 đường line, tổng chiều dài khoảng 1km. Tốc độ càng về cuối càng tăng dần, tạo cảm giác lao đi vun vút trong không khí, rất giống tarzan băng qua những cánh rừng.
Hít một hơi dài, tôi thấy mình đang trôi tự do không một điểm tựa giữa không trung, dưới kia là ngọn cây xanh mát, rộng lớn và bên kia là dòng sông với làn nước trong xanh đang cuộn chảy. Tôi tưởng tượng mình là “siêu nhân Gao” và tận hưởng cảm giác ấy.
Nhưng thử thách chưa bao giờ có giới hạn. Tôi không còn lướt đi về phía đích, tôi đang trôi ngược lại điểm xuất phát và dừng giữa đường line dài khoảng 50m. Tôi lơ lửng giữa không trung. Tôi nghe thấy tiếng tim mình đang đập…
Một tiếng “Đừng sợ” phát ra từ căn chòi – điểm dừng mỗi đường line. Lấy hết can đảm, mở mắt ngắm nhìn bóng mình nhỏ bé in lên những mảng xanh mát của cánh rừng rộng lớn phía dưới, giang rộng vòng tay để đón nhận thách thức theo một cách mới, tôi cảm thấy mình dường như đã sống trọn những khoảnh khắc của tuổi trẻ…
Đến 'Suối có vàng' trải nghiệm giấc ngủ trong mây gió
Nơi lưng chừng trời đỉnh Sơn Bạc Mây ở cao độ 1500m, "Suối có vàng" - bản Mông Sin Suối Hồ được biết đến như một nơi sống chậm nằm ở khuất nẻo mù mây.
Các cô gái xúng xính chiếc váy xòe Mông reo vui cùng điệu múa.
Rộn ràng phiên chợ quê họp vào mỗi thứ Bảy cuối tuần.
Nụ cười mộc mạc chân tình miền sơn cước níu chân bao lữ khách ghé qua.
Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ (Suối có vàng) thuộc xã Sin Suối Hồ, H. Phong Thổ - Lai Châu chỉ cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 30 km. Nơi đây khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ, yên bình; người dân cần cù chất phác, chân tình.
Từ trung tâm TP Lai Châu, theo đường 4D lên Thèn Sìn, đến ngã ba Tam Đường thì quẹo trái, con đường nhỏ dần băng qua những cánh đồng hoa ngút ngàn, trải dài đến tận chân núi.
Cứ thế, xe đưa chúng tôi vòng quanh theo những cung đèo uốn lượn lên cao dần; lúc thì băng ngang con suối róc rách, khi thì bên vách núi dựng đứng, bên thăm thẳm thửa ruộng bậc thang bắc lên tầng trời.
Bản Sin Suối Hồ khuất nẻo mù mây trên đỉnh Sơn Bạc Mây ở cao độ 1500m.
Đến ngã ba Tam Đường có lối nhỏ để lên Sin Suối Hồ, hai bên đường là những cánh đồng hoa thơm ngát.
Cung đèo ngoằn ngoèo lên cao dần với những thửa ruộng bậc thang mơn man màu mạ non xanh ngát.
Trung tâm thị trấn là UBND xã, trường học, chợ búa nhộn nhịp. Ngôi THCS dân tộc bán trú Sin Suối Hồ khang trang sạch sẽ, ê a tiếng trẻ đánh vần, vẽ chữ.
Sau những khúc cua tay áo cùng con dốc dựng đứng, đường vào bản khuất sau cổng trời mù mây.
Chặng cuối phải vượt qua vài cái "cổng trời"; bất chợt sau khúc quanh nơi rẻo cao khuất nẻo sương giăng, bà con xếp hàng hai bên dốc cùng những mâm nước thảo quả thơm mát, hân hoan đón chào bạn khách miền xuôi lên thăm bản.
Bà con niềm nở ra tận cổng chào đón du khách phương xa.
Nước thảo quả pha mật ong rừng thơm mát, đựng trong những chiếc li gọt từ ống tre.
Theo chân Trưởng bản Vàng A Chỉnh dạo một vòng; con đường bê tông phẳng phiu sạch sẽ; lúc quanh co ngược lên triền dốc, khi thoai thoải uốn lượn xuống lưng đồi. Đặc biệt ấn tượng không chỉ bởi cảnh quan hữu tình mà còn bởi sự sạch sẽ, tinh tươm ở nơi này.
Suốt dọc đường, không có lấy một cọng rác, túi xốp hay bất kì một mảnh nhỏ rác hữu cơ nào. Ngay cả những chiếc lá rụng dường như cũng được cơn gió thoảng nhẹ, đặt khép nép ven đường.
Chúng tôi vô cùng ấn tượng bởi sự sạch sẻ, chỉnh chu nơi đây.
Bản làng gọn gàng tinh tươm, địa lan ngập lối góp phần không nhỏ tăng thu nhập cho bà con.
Du khách dạo bước vòng quanh bản làng, cảm giác thân thuộc như về nhà.
Từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác, cả cộng đồng dân bản, không có lấy một ai uống rượu, hút thuốc. Thật kinh ngạc khi mà chỉ mới đây thôi, sự hồi sinh diệu kì đã xóa sổ "Bản nghiện", Mục sư Hãng A Xà tâm sự: "Thời đó, hơn chục năm trước, Sin Suối Hồ còn nằm trong tốp đen về nạn hút thuốc phiện, trồng cây anh túc. Nghèo đói len lỏi khắp bản làng, khói thuốc phiện quyện trắng nương rẫy.
Chúng tôi dựng các lán trại sâu trong rừng rồi khăn gói từng tốp 15 - 20 người, được đưa vào sống tách biệt với thế giới bên ngoài, quyết tâm cai nghiện. Cứ thế hết đợt này đến lượt khác, cả cộng động dân bản quyết tâm cắt cơn, dứt nghiện mới quay về, hồi sinh thôn bản", vị mục sư bồi hồi kể.
Ngôi chợ nằm ngay đầu bản họp chợ vào thứ Bảy hàng tuần, không chỉ phục vụ bà con mà cũng rộn ràng du khách ghé qua.
Chợ phiên với các nông sản sau vườn hoặc thu hoạch từ nương rẫy.
Những chiếc váy xòe xúng xính hòa cùng cùng du khách họp chợ.
Được nhà nước hổ trợ, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con cùng nhau gầy dựng lại bản làng ngày càng ấm no, phồn thịnh. Vườn địa lan, thảo quả, những căn homestay nho nhỏ xinh xinh dần hình thành, mến khách phương xa.
Nhất định khách miền xuôi phải trải nghiệm giấc ngủ trong mù mây nơi rẻo cao Suối có vàng này ít nhất một lần, để tận hưởng việc "sống chậm" tuyệt thú đến nhường nào.
Bình minh vừa ló dạng đã thấy các trai bản quai nhịp chạy, giã cơm nếp làm bánh giầy "thùm thụp" vui tai.
Chiếc bánh giầy quyện hương nếp mới, gói theo khách phương xa lót dạ nặng ân tình.
Lối về, vẫn con đường độc đạo vắt ngang sườn núi quyến luyến níu chân lữ khách.
Một lúc nào đó, quá chán ngán với một Sapa ngập ngụa bê tông, ngộp thở với những công trình, tòa nhà vĩ đại; trẻ em vây kín bán đồ lưu niệm và xin tiền mỗi khi du khách chụp hình thì bên kia dãy Hoàng Liên, nơi khuất nẻo mù mây lưng chừng đỉnh Sơn Bạc Mây, một bản làng mộc mạc, người dân thiện lành đang chào đón bạn.
Có một Đà Lạt mộng mị đến thế! Đà Lạt luôn nhẹ nhàng, bình yên như những phút giây ngồi đợi mưa ngớt bên bờ Xuân Hương, ngắm các đôi trẻ giăng ô lên nền mưa bụi. Chạy trốn Hà Nội, tôi đến thành phố thơ mộng này vào đầu tháng 5. Nhiều người lần đầu tới Đà Lạt không muốn đến nơi đây vào thời điểm này. Họ tin rằng...