Lang thang Huế mùa thu
Khí hậu dịu mát trong những ngày mùa thu là thời gian thích hợp để bạn viếng thăm vùng đất kinh kỳ cùng những tà áo dài tím mộng mơ.
Di chuyển
Lăng Tự Đức thơ mộng.
TBạn có thể chọn đến Huế bằng xe máy, ôtô riêng, xe khách, tàu hỏa hay máy bay. Giá vé mỗi phương tiện khác nhau và trải nghiệm cũng khác.
Khi tới Huế, bạn có thể thuê xe máy với giá từ 80.000-120.000 đồng một ngày, hay thuê xe xích lô dạo quanh Đại Nội và hoàng thành.
Địa điểm tham quan
Huế có nhiều lăng tẩm, trong đó có 7 lăng mở cử cho khách tham quan. Hút khách nhất là lăng Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định. Mỗi lăng có điểm nhấn, kiến trúc tiêng. Tùy tốc độ di chuyển, khám phá mà bạn sắp xếp lịch trình hợp lý.
Hoàng thành có chức năng bảo vệ cung điện, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn. Trọng yếu nhất là Tử Cấm Thành, nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung hoàng thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội. Đại Nội rất rộng, có nhiều công trình để bạn tham quan. Nếu đi du lịch bụi, bạn nên thuê hướng dẫn viên riêng hay nhập chung với các đoàn du khách để nghe thuyết trình. Đại Nội có cổng vào và ra khác nhau.
Chùa Thiên Mụ, điểm tham quan nổi tiếng của du khách tại Huế.
Các điểm tham quan khác của Huế bạn nhất định phải đến trong chuyến viếng thăm đầu tiên là chùa Thiên Mụ, cầu ngói Thanh Thủy, biển Lăng Cô.
Nếu không có điều kiện đến Lăng Cô, bạn có thể đi xe ôm hay xe bus từ trung tâm đến biển Thuận An. Không đẹp hay thơ mộng như Lăng Cô, song Thuận An vẫn có nét duyên riêng của bãi biển nước xanh, cát trắng và sạch.
Trên đường từ biển Thuận An về lại TP Huế, bạn nên ghé vào cồn Hến, ăn cơm hến, khám phá con đường thơ mộng ở phường Vĩ Dạ.
Các hoạt động của buổi tối tại đây sẽ gồm mua vé nghe ca Huế trên thuyền; thả đèn hoa đăng trên sông Hương (giá vé từ 80.000-120.000 đồng một người). Sau khi lênh đênh trên sông, bạn nên đi bộ trên cầu Tràng Tiền ngắm cảnh ven sông, sau đó tạt vào mố cầu hướng ngã tư đường Lê Quý Đôn, thưởng thức các món ăn vặt.
Ăn gì khi đi Huế?
Video đang HOT
Bánh bột lọc có giá từ 10.000-15.000 đồng một đĩa.
Những món bạn nên thử thưởng thức khi đến Huế gồm quán Hàng Me bán các loại bánh như bánh bột lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ít, chả tôm, nem chua… Biệt phủ Thảo Nhi bán bánh tráng phơi sương, vả trộn, rau càng cua trộn, cơm niêu cá kho tộ. Cồn Hến có cơm hến, bún hến, chè bắp. Quán Mệ Thẻo ở 64 Bà Triệu bán bún mắm nêm. Số 11 Phó Đức Chính có nem lụi, bánh khoái. Chè Hẻm ở 26 đường Hùng Vương. Bạn cũng có thể ăn chè ở công viên gần chợ Đông Ba (bán từ chiều đến 24h).
Ở đâu?
Các khách sạn bình dân ở khu trung tâm có giá 200.000-300.000 đồng một đêm.
Bạn cũng có thể tìm chỗ cắm trại hay xin ngủ nhờ nhà dân ở khu vực ngoài trung tâm
Mua gì về làm quà:
Nón lá, mắm ruốc, chả bò, nem, tré, mè xửng…
Theo Zing News
7 khu lăng tẩm ở Huế ai cũng muốn ghé thăm
Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng.
Các lăng tẩm Huế được xây dựng từ khi vua còn tại vị nên đây không phải là chốn mộ địa u buồn mà có phong cảnh hữu tình với những chạm khắc tinh xảo, hài hòa với thiên nhiên.
Bề thế lăng Gia Long
Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ. Ảnh: Huexuavanay.
Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng) được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820, nằm giữa quần thể núi Thiên Thọ thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762 - 1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.
Lăng Gia Long có chu vi hơn 11 nghìn mét, trước mặt có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án, mỗi bên có 14 ngọn núi chầu vào tạo thành thế "tả thanh long" và "hữu bạch hổ". Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiện Cao Hoàng hậu.
Lăng nằm xuôi theo dòng sông Hương, quanh năm trong không khí mát lành. Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên kiến trúc.
Thâm nghiêm lăng Minh Mạng
Sự uy nghiêm kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên thể hiện tâm hồn lãng mạn của các nhà vua. Ảnh: Huexuavanay.
Cách trung tâm thành phố Huế 12 km, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, lăng Minh Mạng (hay Hiếu Lăng) là nơi yên nghỉ của vị vua thứ hai nhà Nguyễn.
Được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, lăng rộng 26 ha, là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ nằm trên một khu đồi núi, sông, hồ thoáng mát. Trước lăng có 3 cửa, chính giữa là Đại Hồng Môn (chỉ mở một lần duy nhất khi rước di thể của vua Minh Mạng nhập lăng), hai bên là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Bên trong Đại Hồng Môn có sân chầu, hai bên có hai dãy tượng đá tạc hình bá quan văn võ và voi, ngựa đứng chầu.
Thanh thoát lăng Thiệu Trị
Lăng Thiệu Trị đơn giản với cánh đồng và những vườn cây trái làm hàng rào bao quanh. Ảnh: TTVN.
Lăng Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế chừng 8 km. Đây là lăng có thời gian xây dựng ngắn nhất (hoàn tất trong 10 tháng).
Lăng không có La thành (tường bảo vệ quanh lăng) bao bọc. Sau khi vua Thiệu Trị qua đời, người con trai kế vị là Tự Đức đã chọn đất xây. Kiến trúc của lăng Thiệu Trị (hay Xương lăng) là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng trong khung cảnh thanh bình của đồng quê với những cánh đồng, ruộng lúa và vườn cây ăn trái quây quanh.
Thơ mộng lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ảnh: Huexuavanay.
Toạ lạc trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Thượng Ba, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế, lăng Tự Đức (hay Khiêm Lăng) được xây dựng từ năm 1864 đến năm 1867 trên diện tích 475 ha. Gần 50 công trình trong lăng ở hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Lăng mang yếu tố khoáng đạt, đường nét mềm mại phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.
Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đời, đây còn là nơi vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ... nên cảnh quan của lăng tựa như một công viên rộng lớn với hồ nước thơ mộng, hàng thông xanh ngát. Đặc biệt phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn bảo lưu.
Đơn giản lăng Dục Đức
Ngoài là nơi an nghỉ của 3 vị vua, lăng còn có hơn 39 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc ệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục ức). Ảnh: Huexuavanay.
Lăng Dục Đức (hay An Lăng) tọa lạc ở phường An Cựu, thành phố Huế. Lăng xây dựng vào năm 1889 và là nơi an tang các vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân.
So với lăng tẩm khác của các vua nhà Nguyễn, lăng Dục Đức có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn. Khu lăng mộ có hình chữ nhật, diện tích 3.445 m2, bên trong không có Bi Đình và tượng đá như các lăng vua khác. Lăng lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.
Hài hòa lăng Đồng Khánh
Mặt chính lăng Đồng Khánh. Ảnh: Huexuavanay.
Lăng ồng Khánh (hay Tư lăng) là nơi an táng vua Đồng Khánh thuộc thôn Thượng Hai, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế, nằm giữa khu lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức. Lăng được xây dựng qua 4 đời vua, kéo dài từ năm 1888 đến năm 1923, mang lối kiến trúc phong kiến truyền thống và chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.
Điện Ngưng Hy được coi là nơi bảo lưu bật nhất nghệ thuật sơn mài nổi tiếng của Viêt Nam hài hòa cùng hệ thống cửa kính nhiều màu. Kiến trúc lăng mộ hầu như Âu hoá hoàn toàn, từ đặc trưng kiến trúc, mô típ trang trí đến vật kiệu xây dựng nhưng vẫn hoà hợp với phong cảnh thôn dã trong vùng.
Tinh xảo lăng Khải Định
Lăng Khải Định là công trình có giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật với sự kết hợp kiến trúc giữa Đông và Tây. Ảnh: Panoramio.
Là nơi yên nghỉ của vua Khải Định, vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, lăng Khải Định (hay Ứng lăng) tọa lạc trên núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế khoảng 10km về phía tây nam. Đây là công trình duy nhất có lối kiến trúc pha trộn giữa Đông và Tây.
Tuy có kích thước khiêm tốn nhưng tỉ mỉ, kỳ công nên tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí hơn các lăng khác. Lăng được xây trong 10 năm, từ 1920 đến 1930.
Đặc biệt, lăng Khải Định nổi tiếng với 3 bức bích họa "cửu long ẩn vân" được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định, được coi là hoành tráng và có giá trị nhất tại Việt Nam.
Theo ngôi sao
Những ngày về thăm lại Huế Về lại Huế, tôi tìm đến 'Chiều' quán, một quán café nhạc Trịnh nho nhỏ trên đường Đặng Thái Thân để lại được chìm đắm trong tiếng hát Khánh Ly đầy khắc khoải. Tôi một mình trở lại Huế trong nỗi nhớ hối thúc, nôn nao hệt như cảm giác mong được gặp lại cố nhân. Huế khi ấy đang ở cuối độ...