Lang thang Hong Kong như trong phim TVB
Nếu bạn là một fan của TVB thì không thể bó qua những điểm đến thú vị sau đây.
Bên cạnh những địa danh nổi tiếng mà đại đa số các du khách đều ghé qua khi đến Hong Kong, như Disneyland, công viên Hải Dương, đỉnh núi Thái Bình, chợ đàn bà, bảo tàng sáp hay tượng Phật khổng lồ thì Hong Kong còn rất nhiều những địa điểm nổi tiếng mà dân phượt có thể khám phá theo một cách rất riêng. Đặc biệt, nếu bạn là một fan của TVB thì không thể bó qua những điểm đến thu vị sau đây.
1. Cầu thang cổ
Cầu thang cổ với hệ thống đèn thắp sáng bằng gas duy nhất tại Hong Kong
Đây là bối cảnh của rất nhiều bộ phim của TVB
Với địa hình là núi, nên các cầu thang ngoài trời nối giữa các khu phố và các con đường với nhau không có gì là lạ. Tuy nhiên, giữa hàng nghìn các bậc cầu thang của xứ Cảng thơm, có một đoạn cầu thang dài cổ kính, được xây dựng từ năm 1875, nằm ở phố Duddell. Đây là chiếc cầu thang duy nhất tại Hong Kong có những ngọn đèn cổ ở hai bên còn được thắp bằng gas. Đại đa số các phim TVB đều có cảnh quay ở đây, nơi các đôi tình nhân nói lời yêu nhau, giận hờn hoặc chia tay… vì bối cảnh ở đây đậm nét cổ kính và lãng mạn.
Bên cạnh cầu thang này là quán cà phê được trang trí theo phong cách cổ của thập niên 60, là nơi lý tưởng để ghi lại những hình ảnh đậm chất vintage. Điều đặc biệt là quán này được trang trí theo phong cách Hong Kong của thập niên 60, đầy nét hoài cổ và tránh xa sự ồn ào, hiện đại của thế giới bên ngoài.
Địa điểm: phố Duddell, khu Trung Hoàn, bán đảo Hong Kong.
2. Cầu thang ngoài trời dài nhất thế giới
Cầu thang có mái che dài nhất thế giới
Với đặc điểm là có đến hàng chục những chiếc cầu thang máy nối dài với nhau, cây cầu thang này có nhiệm vụ giúp người dân di chuyển từ những con đường ở chân núi lên những khu dân cư được xây dựng ở lưng chừng núi (khu Bán Sơn). Tổng chiều dài của những chiếc thang máy này lên đến 800m, được Guiness công nhận là cầu thang ngoài trời có mái che dài nhất thế giới, đi qua nhiều dãy phố của khu Trung Hoàn, Hong Kong.
3. Sở cảnh sát trung khu Hong Kong
Trung khu cảnh sát Hong Kong là tòa nhà cổ với kiến trúc đậm nét châu Âu
Rất nhiều bộ phim hình sự, luật pháp đã được quay tại đây
Nếu là fan của những bộ phim truyền hình TVB, đặc biệt là thể loại hình hình sự – luật pháp, thì tòa nhà của Trung khu cảnh sát của Hong Kong là một địa điểm không thể bỏ qua. Tòa nhà xuất hiện nhiều đến nỗi “đếm không xuể” trong các bộ phim TVB.
Đây là một kiến trúc cổ được xây dựng từ năm 1864, dần hoàn thiện và có được kiến trúc trọn vẹn như ngày nay vào năm 1919. Đến nay, nó vẫn giữ nguyên được dáng vẻ cổ kính, sang trọng đậm nét châu Âu thế kỷ 19. Hiện nay, tòa nhà vẫn được sử dụng làm trụ sở của sở cảnh sát Trung Hoàn Hong Kong, đồng thời, này được đưa vào danh sách những kiến trúc cần được bảo tồn, lưu giữ tại xứ Cảng thơm.
Địa điểm: số 10 đường Hollywood, Trung Hoàn, bán đảo Hong Kong.
4. Hệ thống các bảo tàng của Hong Kong
Nếu muốn hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của Hong Kong, du khách có thể dành một ngày để tham quan các khu bảo tàng của mảnh đất này. Thông thường, giá vé để vào các bảo tàng chỉ mất 10 đô la Hong Kong, và nếu tìm hiểu trước, bạn sẽ được vào cửa miễn phí, vì đại đa số các viện bảo tàng của Hong Kong đều có một ngày miễn phí vé vào cửa vào một ngày nhất định trong tuần.
Bảo tàng lịch sử Hong Kong đem đến cho du khách câu chuyện của xứ Cảng thơm qua dòng chảy thời gian
Bảo tàng lịch sử Hong Kong: miễn phí vào ngày thứ 4 trong tuần, trưng bày hiện vật, tượng sáp và kể câu chuyện lịch sử Hong Kong qua thời kỳ tiền sử, phong kiến, thuộc địa, dân quốc, đến thời kỳ hiện đại. Địa chỉ: số 100, đường Chatham, Tsim Sha Tsui, bán đảo Cửu Long.
Video đang HOT
Bảo tàng di sản Hong Kong: Đây là khu bảo tàng tổng hợp về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của Hong Kong, với giá vé vào của 10 đô la Hong Kong. Ngoài những khu trưng bày, triển lãm chung, nơi này còn có những cuộc triển lãm riêng theo những dịp đặc biệt như triển lãm về cuộc đời Lý Tiểu Long, triển lãm lịch sử xe lửa.
Địa chỉ: số 1 đường Man Lam, Sa Điền, Tân Giới.
Bảo tàng hàng hải Hong Kong nằm ngay cạng các bến phà của khu Trung Hoàn, thích hợp cho cả các du khách nhỏ tuổi khám phá
Bảo tàng hàng hải Hong Kong: đi lên từ một làng chài nhỏ bé và trở thành một trong những trạm chung chuyển hàng hải lớn nhất thế giới, nên ngành hàng hải ở Hong Kong rất phát triển. Bảo tàng hàng hải của xứ Cảng thơm trưng bày vô số những hiện vật liên quan đến tàu, thuyền, biển, giao thương đường biển và nhiều điều thú vị khác, thích hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. Địa chỉ: bến cảng số 8, khu cảng Trung Hoàn.
5. Công viên Cửu Long Thành Trại
Trước những năm 70, Thành Trại là khu nằm ngoài sự quản lý của chính phủ Hong Kong với các tệ nạn ma túy, mại dâm, xã hội đen…
Sau này, chính phủ nơi đây đã cho 76 triệu USD để giải phóng mặt bằng, và xây dựng thành công viên Cửu Long Thành Trại.
Nhiều bộ phim cổ trang TVB được ghi hình tại đây
Nếu so với những khu vui chơi giải trí lớn như công viên Hải Dương, khu Disneyland resort, thì Cửu Long Thành Trại (Kowloon walled city park) không rộng, hoành tráng hay có nhiều trò chơi thu hút. Nhưng bù lại, nơi đây đặc biệt yên tĩnh, thanh mát và là nơi TVB lấy bối cảnh để ghi hình các bộ phim cổ trang. Do công viên khá vắng, nên bạn có thể thoái mải vui chơi, chụp hình, và thậm chí, tổ chức dã ngoại, nướng đồ và picnic tại đây.
Địa chỉ (cách đi): Cổng B (exit B), ga điện ngầm Lok Fu, đường Junction.
6. Các khu đền, chùa
Miêu Sa Công
Chùa Huỳnh Đại Tiên
Ở Hong Kong, ngoài khu tượng Phật lớn (Big Buddha) ở Đại Nhĩ Sơn, ở Hong Kong còn có những khu vực đền, chùa nổi tiếng thường được nhắc đến qua phim ảnh, như chùa Huỳnh Đại Tiên hay Miếu Sa Công. Đây được coi là những ngôi chùa, miếu rất linh thiêng mà người dân Hong Kong thường xuyên tới lui để thắp hương cầu vạn sự trong cuộc sống. Chỉ cần lên tàu điện ngầm, và đến các ga Wong Tai Sin (Huỳnh Đại Tiên) hay Che Kung Temple (miếu Sa Công) là bạn có thể đến các địa điểm này.
7. Các hòn đảo nhỏ
Du khách mất khoảng 20 phút để đi phà từ khu Trung Hoàn đến bến cảng Yung Shue Wan của đảo Nam Á
Sau khi đã khám phá thỏa thích cuộc sống náo nhiệt và hiện đại của Hong Kong, du khách có thể tìm đến một không gian rất khác của xứ Cảng thơm, đó là tìm đến những hòn đảo nổi tiếng ở Hong Kong. Trường Châu, Bình Châu và Nam Á là những hòn đảo có người sinh sống thường xuyên được nhắc đến trong các bộ phim của TVB. Ở đây, khung cảnh thanh bình, cuộc sống chậm rãi, với những khu phố nhỏ dễ thương. Thuê một chiếc xe đạp để khám phá, ra thăm cảng cá hay thưởng thức hải sản bình dân ở những hòn đảo này là cách bạn có thể khám phá Hong Kong theo một cách rất riêng.
Cách đi: đến bến cảng Trung Hoàn (Central Pier) và lên phà theo từng cổng cụ thể ứng với những đảo cần đến.
Theo 24h
Vẻ đẹp như tranh ở núi Nga Mi, Võ Đang
Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh quan đẹp như tranh vẽ.
1. Nga Mi Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn" nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m.
Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà.
Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung là Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái...Cũng theo bộ tiểu thuyết võ hiệp này, võ lâm Trung Nguyên có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi. Sư tổ sáng lập ra võ phái Nga Mi là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, 2 nhân vật trong bộ Anh hùng xạ điêu đã được ông sáng tác trước đó khá lâu.
Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo.
Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35 m, nặng 62 tấn, được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, được đúc bằng đồng mạ 20 kg vàng bên ngoài và là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Nga Mi.
Kim Đính hay còn gọi là Vạn Phật Đính, một trong những ngọn núi nổi tiếng của Nga Mi. Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn thấy được 4 kì quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật xuất (mặt trời mọc), Vân hải (biển mây), Phật quang (hào quang của Phật) và Thánh đăng (đèn Thánh).
Trong đó Thánh đăng, hay còn gọi là Phật đăng, là hiện tượng kì bí nhất: vào mỗi đêm tối không trăng, dưới địa danh "Xã thân nhai" thường xuất hiện hàng vạn chấm tròn sáng màu xanh lục nhấp nháy như những chòm sao dày đặc. Có nhiều lời giải thích khác nhau cho nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: do lửa lân tinh, hoặc do một loại nấm phát sáng mọc dày đặc trên các thân cây ...
Núi Nga Mi còn là nơi tập trung nhiều chủng loại sinh vật phong phú cùng hệ thảm thực vật Á nhiệt đới.
Hiện nay Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3.200 loài cây, trong đó có hơn 100 loài đặc thù chỉ có ở núi Nga Mi và hơn 2.300 loài động vật quý hiếm.
Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) còn có tên gọi là " Hội Tông đường". Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên thành" chùa Báo quốc". Chùa tọa trên diện tích 40.00 m2, bao gồm Sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.
Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm, kéo dài gần cả thế kỉ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu cao 14,6m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất là phần móng tay của bức tượng, dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.
2. Nhạn môn quan Dưới ngòi bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ đã trở thành vùng đất huyền thoại. Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng võ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân 2 nước Tống - Liêu.
Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đã phải nức nở trước tình yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết buồn cho số phận của A Tử, một trong những nhân vật nữ được Kim Dung xây dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này.
Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20 km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa.
Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.
Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải.
Hiện tại, cả 3 cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây.
Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi "Trung Hoa đệ nhất quan".
3. Võ Đang Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sư tổ sáng lập ra phái võ Đang nằm trên ngọn núi cùng tên, là Trương Tam Phong hay còn gọi là Trương Quân Bảo. Nhân vật này cũng là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.
Tại đây, giữa vòng vây của các cao thủ võ lâm, Trương Tam Phong đã truyền thụ bí quyết Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ.
Ngoài ra, tín đồ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng đã rất quen thuộc với phái Võ Đang, vì đây là 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất hiện trong tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Ngôi Cổ mộ của Tiểu Long Nữ cũng được Kim Dung mô tả có vị trí gần sát núi Võ Đang.
Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1612 m.
Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.
Đoạn đường dài 70 km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.
Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn,được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi.
Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn là được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, không gợn chút bụi trần.
Với những ai say mê thế giới thần tiên của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, tìm về Võ Đang là cuộc hành trình trải nghiệm lại thế giới nhân vật mà mình yêu thích qua hàng loạt bộ tiểu thuyết nổi tiếng có đề cập đến địa danh này nhưỶ thiên Đồ long ký, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ...
Theo 24h
'Giật mình' ở bảo tàng sáp Thái Lan Nếu có dịp đến đất nước chùa Vàng, du khách hãy thử một lần ghé bảo tàng sáp The Thai Human Imagery để được chiêm ngưỡng một Thái Lan thu nhỏ. Nói đến bảo tàng sáp thì không phải chỉ có ở Thái Lan, khách du lịch có thể đến Singapore, Hong Kong, Mỹ và nhiều quốc gia khác ở châu Âu, hay...