Làng sống trong bóng tối bên nhà máy thủy điện
Thôn Phú Vinh, huyện Krông Nô, Đắk Nông, bên cạnh nhà máy thủy điện Buôn Tua Sarh nhưng người dân phải sống trong cảnh “đói điện” gần 20 năm.
Mặc dù ở bên cạnh nhà máy thủy điện lớn ở khu vực Tây Nguyên, hàng chục năm nay hơn 350 hộ dân ở thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đắk Nông), vẫn sống trong cảnh “đói” điện. Họ mơ ước 1 ngày điện được phủ về bản làng để người dân bớt vất vả trong sinh hoạt, sản xuất.
Gần 20 năm “đói” điện
Từ trung tâm xã Quảng Phú, huyện Krông Nô đi dọc theo tỉnh lộ 4B về hướng Lâm Đồng khoảng 14 km, thôn Phú Vinh nằm dọc theo hai bên đường, nhà tựa vào vách núi, mặt hướng ra hồ thủy điện.
Đứng ở thôn Phú Vinh có thể nhìn thấy nhà máy thủy điện Buôn Tua Sarh, nhà máy thủy điện lớn ở khu vực Tây Nguyên với công suất 86 MW.
Thế nhưng, người dân dù ở bên nhà máy thủy điện gần 20 năm nay vẫn sống trong cảnh tối tăm, “đói điện” khi màn đêm buông xuống. Đối với người dân nơi đây, đồ dùng gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy quạt… là những thứ xa xỉ.
20 năm trước nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số như H’Mông, Thái, Dao từ các tỉnh miền núi phía bắc di cư đến lòng hồ thủy điện sinh sống.
Nhà anh Phàng A Ninh mua tấm năng lượng mặt trời 4 triệu đồng để thắp sáng cho gia đình. Ảnh: Minh Lộc.
Năm 2004, khi thủy điện Buôn Tua Srah đi vào hoạt động, tích nước, những cư dân nơi đây phải chuyển dần lên khu vực cao, sát tỉnh lộ 4B, nhường đất cho thủy điện. Tháng 6/2016, thôn Phú Vinh đã được UBND tỉnh thành lập.
Gia đình anh Phàng A Ninh (36 tuổi, trú thôn Phú Vinh) gồm 6 người nhưng chỉ có một chiếc bóng điện nhỏ bằng nắm tay trẻ em để thắp sáng. Nguồn ánh sáng ấy được lấy điện từ tấm pin mặt trời mà anh Ninh mua năm ngoái với giá 4 triệu đồng. Chiếc bóng đèn nhỏ đủ ánh sáng cho 6 con người trong gia đình anh không va vào nhau khi đi lại trong nhà vào buổi tối.
“Ngày nào nắng thì còn có chút điện để thắp đèn, ngày nào trời âm u là bóng đèn sáng không nổi, cả gia đình không thấy được mặt nhau. Ngày ấy mình nghĩ, nhà gần thủy điện thì chắc sẽ được ưu tiên kéo điện, cuộc sống đỡ phải tăm tối, thế nhưng đợi mãi chẳng thấy. Gần 20 năm qua cả làng Phú Vinh sống trong cảnh tăm tối”, anh Vinh nói.
Video đang HOT
Còn theo anh Giàng A Hồng (35 tuổi, trú thôn Phú Vinh), những gia đình ở thôn Phú Vinh khoảng 19h đã giăng mùng chuẩn bị lên giường ngủ vì không biết làm gì.
Làng Phú Vinh có 350 hộ dân với gần 1.200 nhân khẩu đa số là dân tộc H’Mông sống trong cảnh “đói” điện gần 20 năm nay. Ảnh: Minh Lộc.
“Cả nhà chỉ có một cái bóng đèn thắp bằng bình ắc quy cũ, dùng tiết kiệm thì thắp sáng được hơn 10 ngày, không thì 5-7 ngày là hết, mà chỗ sạc bình thì xa, mỗi lần đưa bình đi sạc rất vất vả, tốn tiền. Thế nên con gà lên chuồng thì mình cũng đi ngủ thôi”, anh Hồng nói.
Mõi mòn chờ điện
Theo ông Lục Văn Hiệp, Trưởng thôn Phú Vinh, thôn có 350 hộ dân với gần 1.200 nhân khẩu, đa số là dân tộc H’Mông. Do không có điện, đời sống của người dân vô cùng vất vả, mù thông tin, lạc hậu so với những nơi khác.
Trẻ em không có ánh sáng để học tập, không được học hành đến nơi đến chốn. Không chỉ có sinh hoạt, các hoạt động sản xuất nông nghiệp như bơm nước, xay nghiền nông sản người dân cũng dùng máy nổ mã lực lớn, tiêu tốn không ít nhiên liệu.
“Chúng tôi mong điện được kéo về làng để người dân thoát cảnh tối tăm, đỡ vất vả và có thể tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng để hiểu biết nhiều hơn. Có điện, con em chúng tôi sẽ có được nơi học hành tử tế và được giáo dục tốt hơn”, ông Hiệp chia sẻ.
Ông Vũ Hoàng Phú, Chủ tịch xã Quảng Phú, cho biết trên địa bàn xã duy nhất có 2 thôn Phú Hòa và Phú Vinh chưa được phủ lưới điện.
Trẻ em tại làng Phú Vinh không tiếp cận được tivi nên tụ tập chơi đùa với nhau. Ảnh: Minh Lộc.
Công ty điện lực Đắk Nông đã kéo điện về thôn Phú Hòa và một phần thôn Phú Vinh (58 hộ được dùng điện). Tuy nhiên, dự án này dừng lại và chưa thấy triển khai tiếp, người dân lại càng mong điện hơn.
“Chính quyền địa phương đã kiến nghị các cấp tạo điều kiện để tiếp tục dự án phủ điện về thôn cho người dân bớt vất vã trong sinh hoạt và sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương đi lên”, ông Phú nói.
Còn ông Bùi Văn Liên, Giám đốc điện lực Krông Nô, cho biết công trình cấp điện 2 thôn Phú Hòa và Phú Vinh thuộc dự án Chính phủ, cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia ưu tiên xã biên giới, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2015-2020.
“Dự án mới triển khai giai đoạn 1 nên điện mới chỉ đến được đầu thôn Phú Vinh. Hiện, phía Công ty cũng kiến nghị các cấp tạo điều kiện để triển khai giai đoạn 2 của dự án, phủ điện cho thôn Phú Vinh tạo điều kiện sinh hoạt cho người dân nơi đây”, ông Liên thông tin.
Xã Quảng Phú, nơi làng Phú Vinh không có điện gần 20 năm. Ảnh: Google Maps.
Theo Zing.vn
Xuyên đêm tối săn đàn "thủy quái" quý hiếm, to vật trên dòng Sê San
Trên dòng sông Sê San có nguồn thủy sản với các loại cá quý hiếm, giá trị cao như cá lăng, sọc dưa, thát lát... Mỗi đêm những người dân chài lưới có thể kiếm hàng triệu đồng từ việc đánh bắt các loại "thủy quái" này.
Sê San là một trong những dòng sông lớn của khu vực Tây nguyên, chảy qua hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum trước khi tới hạ lưu phía Campuchia. Sông Sê San có tổng chiều dài sông chính là 237 km, diện tích lưu vực là 11.450 km. Hàng chục năm qua, những người dân từ khắp nơi đã đổ về dòng Sê San này để làm nghề chài lưới, đánh bắt các loại thủy sản.
Những con cá sọc dưa nặng hàng chục kí được người dân đánh bắt từ dòng Sê San.
Về với dòng Sê San đoạn qua xã Ia Khai (huyên Ia Grai) dễ dàng thấy những con cá "khủng" nặng hơn chục kg đang bày bán bên bờ. Nhưng con ca có kính thước "khủng" đang vẫy vùng trong những chiếc phi lớn là ca lăng nha đuôi đo, soc dưa, kinh...Theo những người bán giới thiệu, đây là loại cá đặc sản và có giá trị cao nên bán trong ngày là hết.
Cá lăng có giá từ 200 - 300 ngàn đồng/kg.
Chi Lương Thi Anh (35 tuôi, môt thương lai buôn xa Ia Khai) cho biêt: "Thường mỗi buổi sáng, những người dân chài đem nhưng con ca "khung" tư 10-20kg đên nhập tại cưa hàng. Thời gian các ngư dân đánh cá thường từ 3h chiều đến 3h sáng trên dòng Sê San dọc các xã trên địa bàn huyện Ia Grai.
Loại các đặc sản và giá trị lên đến 200 - 500 ngàn đồng/kg là cá lăng đuôi đỏ, cá sọc dưa, cá kình. Trung binh nhưng con ca tôi mua đươc năng tư 5-10kg. Mua năm ngoai tôi co mua môt con ca lăng đuôi đo năng 37 kg với giá hơn 8 triêu. Đây la nhưng loai ca đăc san tươi sông tai long hô Sê San nên sau khi mua đươc tư ngư dân, tôi phai nhâp ngay cho nha hang ơ TP Pleiku (Gia Lai) va môt sô nha hang ơ Sai Gon đê đam bao tươi ngon".
Cá lăng đuôi đỏ được coi là đặc sản và có giá trị trên dòng Sê San.
"Ca lăng đuôi đo se co gia tư 250-300.000 đông/kg, ca soc dưa la 200 - 250.000 đông/kg con ca kinh co gia tri cao hơn 550.000 đông/kg. Tuy nhiên, ca kinh la loai ca hiêm nên ngư dân it đanh băt đươc", chị Lương Anh cho biết thêm.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyên Xuân Thanh (Ngư dân đanh băt ca trên long hô Sê San) bộc bạch: "Năm nay chung tôi đanh băt đươc kha nhiêu loai ca "khung" có giá trị nên đơi sông kinh tê cung co phân bơt cơ cưc hơn. Ban ngay tôi đi lam, chiêu tôi cheo thuyên đi băt ca. Thường ngày chúng tôi bắt được cá cơm, cá mè, hay chép còn nếu trúng thì gặp các loại cá giá trị. Trung bình mỗi đêm chúng tôi đánh bắt thu nhập khoảng từ 1-3 triệu. Nhiêu đêm môi anh em co thê thu vê khoang 5 yên ca cac loai. Năm 2017, tôi co băt đươc con ca lăng năng hơn 20kg, ban ra đươc gân 7 triêu".
Từ những con cá cơm trên dòng Sê San, người dân làng chài đã làm nên những món đặc sản.
"Tuy nhiên, viêc đanh băt ca trên long hô cung tuy vao thơi tiêt; nêu như nươc lên qua cao măt hô đông hay nhưng hôm trơi mưa se không băt đươc con nao. Chinh vi thê môi khi đi đanh băt ca, mây anh em phai xem thơi tiêt tư chiêu đê co thê chu đông hơn. Con dung cu đê đanh băt ca lai rât đơn gian chi cân cuôn lươi va chiêc thuyên lam phương tiên đi lai quăng lươi la xong...", anh Thanh cho biếtt.
Bằng những chiếc thuyền và lưới thô sơ người dân xuyên đêm đi bắt "thủy quái" giữa dòng Sê San.
Ngoai nhưng loai ca như soc dưa, lăng, kinh... con sông này còn có cả cá anh vũ, tương truyền là loài cá tiến vua ngày xưa.
Theo Phạm Hoàng (Dantri)
Bắc Bộ xuất hiện nắng ấm, Nam Bộ chiều tối có mưa dông Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác. Trời rét về đêm và sáng sớm với nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ, có nơi dưới 15 độ C. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Về trưa, trời hửng nắng ấm, nhiệt độ cũng tăng nhanh...