Lạng Sơn xuất hiện nhiều mô hình thu nhập trăm triệu/năm nhờ vốn nông thôn mới trợ lực
Từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng được hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Qua đó, góp phần vào việc nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện có hiệu quả tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM.
Tạo động lực cho nông dân
Những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình xây dựng NTM, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng đã tập trung triển khai các mô hình trồng cây ăn quả, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Tân Thành là xã có 1.807 hộ, với 7.795 nhân khẩu sinh sống ở 10 thôn bản, kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp.
Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, năm 2011, hầu hết các tiêu chí thuộc nhóm kinh tế, tổ chức sản xuất, văn hóa xã hội đều chưa đạt theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
Chị Vũ Thị Huyền (thôn Gốc Gạo, xã Tân Thành) chăm sóc vườn cam canh của gia đình. Ảnh: M.T
Ông Hoàng Văn Thạch – Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: “Xác định thực hiện tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất là để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã Tân Thành đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp như: tổ chức rà soát, lựa chọn địa điểm và nhu cầu, khả năng của các hộ tham gia thực hiện mô hình; tạo điều kiện vay vốn tín dụng; tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế…
Ngoài ra, xã còn tổ chức cho các hộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các mô hình ở các địa phương khác… Trong đó, tập trung thực hiện các mô hình để chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất”.
Năm 2015, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình xây dựng NTM, UBND xã Tân Thành đã tuyên truyền, vận động các hộ tham gia thực hiện mô hình trồng cây ăn quả. Theo đó, với số vốn 350 triệu đồng, xã hỗ trợ 5 hộ dân ở thôn Gốc Gạo tham gia trồng được 5 ha cây cam Vinh, cam đường Canh, bưởi Diễn và táo đại. Các hộ được hỗ trợ về giống, phân bón, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc…
Sau thời gian triển khai mô hình, đến năm 2017 đã có 5ha diện tích cây ăn quả của xã cho thu hoạch, năng suất đạt 5 – 7 tấn/ha, đem lại thu nhập từ 200 đến 400 triệu đồng/ha.
Chị Vũ Thị Huyền cho biết: Từ năm 2015, khi được xã tuyên truyền tham gia mô hình trồng cây ăn quả, gia đình tôi đã chuyển đổi sang trồng 2 ha cây cam đường Canh và cam Vinh. Sau khi thực hiện, tôi thấy cây sinh trưởng, phát triển tốt, từ năm 2017 đến nay từ trồng cây ăn quả, gia đình tôi thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Gia đình tôi đã mở rộng diện tích trồng thêm 3 ha bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam đường Canh…
Video đang HOT
Nâng cao thu nhập
Không chỉ đầu tư xây dựng phát triển các mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò… , nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình xây dựng NTM đã giúp nhiều hộ làm cao khô ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng nâng cao giá trị sản phẩm.
Ngoài lựa chọn hỗ trợ các mô hình cây ăn quả, chăn nuôi thì nguồn vốn HTSX xây dựng NTM cũng góp phần giúp nhiều nghề truyền thống phát triển. Ảnh: M.T
Để hỗ trợ người dân nâng cao hiệu quả kinh tế, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình xây dựng NTM, năm 2017 xã Vạn Linh đã hỗ trợ xây dựng sân bê tông với diện tích 1.500 m2. Đồng thời, trên sân lắp đặt giàn phơi kiên cố, đẹp và đảm bảo vệ sinh.
Đồng thời hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng bá sản phẩm cho các hộ sản xuất. Việc hỗ trợ bao bì, nhãn mác không chỉ nâng tầm sản phẩm mà còn góp phần quan trọng vào việc giới thiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, cao khô của các hộ dân sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết đến đấy. Không chỉ trong tỉnh mà sản phẩm cao khô của xã đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, thậm chí sang nước ngoài.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Đăng Dũng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh cho biết: Nguồn vốn HTSX xây dựng NTM đã giúp nhiều bà con có thêm động lực để phát triển kinh tế. Cơ bản các mô hình được triển khai thực hiện phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, phát huy được thế mạnh từng vùng, từng bước giúp nhân dân xóa bỏ dần thói quen canh tác lạc hậu.
Theo ông Dũng, các mô hình hiện đang duy trì và nhân rộng tập trung vào các sản phẩm như: rau, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi lợn, bò… Nhờ nguồn vốn đã có mô hình phát triển sản xuất mới được hình thành đem lại thu nhập, mở hướng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân nông thôn, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Làm nông thôn mới mà "nợ" tiêu chí, đó là bệnh thành tích
Nhấn mạnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình xây dựng nông thôn mới diễn ra sáng nay (11/6), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu câu hỏi: Cần làm gì để nông thôn mới thực chất, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn? Đời sống người dân nông thôn phát triển thì bộ mặt cả nước mới phát triển được.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tính đến tháng 6/2020, cả nước đã có 5.177 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 58,2%. Con số này đã tăng 371 xã (tương đương 4,2%) so với cuối năm 2019.
Có 9 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Bình quân cả nước đạt 16,2 tiêu chí NTM/xã.
Đường giao thông nông thôn ở huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) được đầu tư xây dựng sạch đẹp, rộng rãi. Ảnh: Tư liệu
Đặc biệt đã có 127/664 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 19,1%). Bên cạnh 2 tỉnh Nam Định, Đồng Nai đã được Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, hiện nay còn có tỉnh Thái Bình đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.
Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM các cấp (xã, huyện, tỉnh) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) giai đoạn 2021 - 2025, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, Uỷ viên Thường trực Ban chỉ đạo cho biết, đến nay Bộ NNPTNT đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các địa phương lấy ý kiến cho chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, sau đó tiếp tục tổ chức lấy ý kiến bộ ngành.
Bộ NNPTNT kiến nghị giữ nguyên Bộ tiêu chí quốc gia gồm 19 tiêu chí và 9 tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM. Trên tinh thần không sửa tiêu chí, nhưng sẽ điều chỉnh, bổ sung nội hàm một số chỉ tiêu phù hợp với các chính sách, quy định pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, trên tinh thần nâng cao chất lượng các tiêu chí .
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới diễn ra sáng nay. Ảnh: Nhật Bắc
"Trong giai đoạn mới, chương trình NTM được thực hiện trên cơ sở kế thừa giai đoạn trước, nên phải tránh lãng phí nguồn lực đầu tư, nguồn lực hoá tối đa, tăng cường phân cấp, giao quyền cho địa phương tự tổ chức thực hiện. Đồng thời, phải lượng hoá tiêu chí thực hiện để thuận lợi trong chỉ đạo thực hiện, đánh giá, chứ không chỉ có nói đạt là xong", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.
Về mục tiêu giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết cả nước phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có ít nhất 40% số xã NTM nâng cao, 10% số xã NTM kiểu mẫu. Phấn đấu năm 2025 không còn xã nào đạt dưới 15 tiêu chí. Đối với cấp tỉnh, phấn đấu có ít nhất 15 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
"Sở dĩ không đề ra mục tiêu 100% số xã đạt chuẩn NTM, vì theo rà soát, vẫn còn 20% số xã cực kì khó khăn. Trong giai đoạn tới, nguồn lực xây dựng NTM sẽ được đầu tư mạnh hơn cho khu vực này, chủ yếu là các xã biên giới, xã dân tộc miền núi, bãi ngang ven biển... Đáng chú ý là hiện nay vẫn còn 40 huyện "trắng" xã NTM, tức là chưa có xã nào được công nhận đạt chuẩn", ông Nam thông tin.
Theo ông Nam, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã khiến chương trình NTM gặp một số khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các chỉ tiêu phát triển sản xuất... Nhưng cũng đáng ghi nhận ở một điểm, là đã có 109 xã thoát khỏi diện 135 và phấn đấu xây dựng NTM, đạt được kết quả cao. Những xã này rất cần được biểu dương để có động lực tiếp tục phấn đấu.
Dự kiến tổng nguồn vốn huy động để triển khai chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 2.144.902 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh cần nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, nhưng phải tránh chạy theo thành tích vì sẽ làm méo mó hình ảnh NTM. Ảnh: Nhật Bắc
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đánh giá cao công tác chuẩn bị cuộc họp của Bộ NNPTNT. Các bộ ngành tham gia có trách nhiệm, có mặt đầy đủ các thành viên trong Ban chỉ đạo. Phó Thủ tướng đề nghị cuộc họp bàn bạc, xem xét tiêu chí nào không còn phù hợp, hoặc phù hợp với vùng này nhưng không phù hợp với vùng kia để bổ sung, điều chỉnh.
"Sau năm 2020, xây dựng NTM phải dựa trên nguyên tắc kế thừa kết quả, kinh nghiệm của giai đoạn trước. Đúc rút ra những bài học trong quá trình thực hiện để tránh chạy theo phong trào. Thực tế giai đoạn vừa qua cho thấy, chương trình nông thôn mới thực sự là luồng gió đổi mới tích cực cho sự phát triển kinh tế nông thôn, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống người dân khu vực này", Phó Thủ tướng nói.
Mặc dù vậy, theo Phó Thủ tướng, quá trình triển khai vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục.
"Vừa rồi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn là do chúng ta đã chuyển dịch rất nhiều lao động ra khỏi khu vực nông thôn. Hỗ trợ của lĩnh vực công nghiệp quay lại vùng nông thôn là rất lớn, tuy nhiên vai trò hỗ trợ của đô thị cho nông thôn chưa rõ, hầu hết tập trung ở thành phố lớn như Hà Nội. Phân hoá giàu - nghèo ở nông thôn vẫn còn cao, điều này vừa tích cực vừa tiêu cực. Mặt tích cực là tạo động lực mới, nhưng mặt tiêu cực là chưa lan toả được khi mục tiêu của chúng ta là mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp", Phó Thủ tướng phân tích.
Vì thế, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, xây dựng NTM không chỉ là khánh thành xong con đường, làm xong công trình thôn xã mà chính là nâng cao chất lượng sống, tăng thu nhập cho người nông dân. Nhiều nơi vẫn chưa chú ý phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch ở nông thôn. Kiểm soát an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường một số nơi còn lơ là.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: M.H
"Đáng chú ý là việc xét đạt chuẩn tiêu chí NTM một số nơi còn dễ dãi, thậm chí có nơi còn "nợ" tiêu chí. Đấy chính là bệnh thành tích. Đạt chuẩn NTM thì các tiêu chí phải đảm bảo chứ sao lại nợ?", Phó Thủ tướng nói.
Năm 2020, việc triển khai xây dựng NTM gặp khó khăn vì xảy ra đại dịch Covid-19. Do đó, việc hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng NTM của năm 2020 là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới chiến lược của 10 năm 2010-2020 cũng như 5 năm tới.
"Do đó, trong chương trình công tác năm 2020, yêu cầu các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải tập trung hoàn thành 11 nhiệm vụ đã đặt ra, trong đó cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương hoàn thành nhanh các chỉ tiêu. Xây dựng NTM cần thực chất, nhưng vẫn phải đề ra mục tiêu để phấn đấu làm bằng được. Nỗ lực hoàn thành mục tiêu, nhưng phải tránh chạy theo thành tích vì sẽ làm méo mó hình ảnh NTM", Phó Thủ tướng lưu ý.
Tấm lòng người dân với chủ trương xây dựng nông thôn mới "Ai có tiền góp tiền, ai không có tiền thì góp công", là tinh thần phổ biến ở các địa phương khi huy động sức dân xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân (An Giang). Bên cạnh những công trình mang giá trị cụ thể bằng số tiền lớn do nhà nước, nhà hảo tâm hỗ trợ thì trong thành...