Lạng Sơn: Uống rượu ngâm cây thuốc phiện, 2 người thương vong.
Ngày 20/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân Lộc Văn T (SN 1976, trú tại xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng hôn mê, thở yếu.
Ông T đang được cấp cứu tại bệnh viện .Ảnh: TL
Theo lời kể người nhà, trước đó anh T và người thân cùng uống rượu ngâm quả và cây thuốc phiện. Sau đó, anh T thấy mệt mỏi, đau đầu nên đi ngủ. Khoảng 30 phút sau mọi người phát hiện anh bất tỉnh, mạch đập yếu nên đã đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Trong khi đó, một người khác cùng uống rượu với anh T cũng bị hôn mê, tử vong tại chỗ.
Hiên nay, ông T đang được cấp cứu, điều trị tich cực song huyết áp tụt, nguy kịch đến tính mạng.
NGUYỄN DUY CHIẾN
Theo Tiền phong
Sự thật hiệu quả của phương pháp 'da chạm da', khoả thân ôm nhau để chữa sốt rét trong clip 2 giáo viên Lạng Sơn
Trong thông tin của Cục Y tế Dự phòng và Viện Sốt rét Kí sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn đăng tải về bệnh sốt rét, không có thông tin nào đề cập tới việc 'da chạm da' hoặc 'ôm nhau' để chữa sốt rét.
Mới đây vụ việc anh Khúc Văn L. (42 tuổi, trú tại xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) làm đơn tố cáo vợ là Nguyễn Thị T. (42 tuổi, là giáo viên dạy tiểu học) có quan hệ bất chính với nam đồng nghiệp là Hoàng Văn Q. gây xôn xao.
Cùng với đó ngày 16/4, anh L. đăng tải lên mạng xã hội hai đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh quay lại cảnh bắt quả tang vợ mình cùng đồng nghiệp trong nhà nghỉ trong tình trạng không mặc quần áo.
Hình ảnh ông Q. cùng chị T. bị bắt gặp trong nhà nghỉ. Ảnh cắt từ clip.
Video đang HOT
Trao đổi trên báo Tiền Phong, ông Q. cho biết, giữa ông và chị T. là chỗ quen biết, đồng nghiệp đã lâu. Sáng 27/2, do có việc nên ông và bà T có mặt tại thành phố Lạng Sơn và thời gian này bỗng nhiên ông Q. bị ngộ độc thực phẩm, sau đó 'miệng nôn trôn tháo' rồi lên cơn sốt rét.
"Thấy vậy, bà T. vội nói với tôi vào nhà nghỉ rồi bảo tôi cởi bỏ quần áo ra để bà ôm cho khỏi rét. Nghĩ đơn giản nên tôi làm theo. Sau đó thì chồng bà T. đột ngột mở cửa phòng, bật điện sáng, quay clip", ông Q giãi bày.
Hiện tại, chia sẻ của ông Q. sau khi được báo chí đăng tải đang gây dậy sóng dư luận. Vậy bệnh sốt rét là gì? Và phương pháp trị liệu 'da chạm da', 'ôm nhau' để chữa sốt rét có thực sự hiệu quả như thông tin đã đưa trên?
Bệnh sốt rét là gì?
Sốt rét là một dạng bệnh lý nguy hiểm do kí sinh trùng sốt rét có tên Plasmodium gây nên, bệnh có khả năng lây từ người qua người thông qua các vết chích của muỗi Anophen. Các triệu chứng của sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại kí sinh trùng người bệnh nhiễm phải, sức khỏe và tình trạng nhiễm của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh sốt rét
Khi mới mắc bệnh, những biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa và tái phát các triệu chứng mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của từng bệnh nhân và độ nhiễm virut sốt rét.
Sốt rét thường có hai thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính.
- Sốt rét thể thông thường: Là những triệu chứng thường gặp ban đầu khi mắc bệnh sốt rét và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tùy cơ thể mỗi người, mà có những biểu hiện sốt khác nhau như.
Sốt điển hình với ba giai đoạn: Rét run - Sốt - Vã mồ hôi.
Sốt không điển hình: Là những biểu hiện sốt không thành cơ, hay ớn lạnh, rét và nổi da gà (ở những bệnh nhân mắc bệnh tại vùng dịch), hoặc sốt liên tục, dao động (ở bệnh nhân là trẻ em, người bị sốt rét lần đầu).
Và các biểu hiện như lá lách phình to, gan to, thiếu máu, người xanh xao, suy nhược.
Sốt rét do vết chích của muỗi Anophen gây ra. Ảnh minh họa.
- Sốt rét ác tính: Đây là trường hợp bệnh nhân sốt rét trở nặng, có những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, với các biểu hiện đặc biệt: Sốt cao liên tục, Rối loạn ý thức nhẹ (ngủ li bì, mơ sảng, nói lẩm bẩm...), Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, bau bụng cấp, buồn nôn, ói mửa; Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội; Cơ thể trở nên thiếu nhiều máu: Da xanh tái, niêm mạc nhợt, ánh nhìn lờ đờ.
Nguyên tắc điều trị bệnh sốt rét
Tất cả các bệnh nhân phát hiện, chẩn đoán bị mắc bệnh sốt rét cần được điều trị sớm, đúng, đủ liều và dựa vào kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét để chỉ định sử dụng thuốc sốt rét phù hợp. Việc điều trị cắt cơn sốt phải kết hợp với điều trị chống lây lan nếu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparun và điều trị tiệt căn nếu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax. Các trường hợp sốt rét do nhiễm Plasmodium falciparum không được điều trị đơn thuần, phải điều trị thuốc phối hợp để hạn chế sự kháng thuốc và tăng hiệu lực điều trị. Ngoài điều trị bằng thuốc sốt rét đặc hiệu, cần kết hợp với điều trị triệu chứng, biến chứng và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Cách điều trị bệnh sốt rét thể thông thường
Bệnh sốt rét thể thông thường được điều trị bằng thuốc đặc hiệu dựa vào kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng để chọn thuốc sốt rét có hiệu lực và an toàn. Việc sử dụng thuốc sốt rét quy định cụ thể bằng các loại thuốc điều trị ưu tiên và thuốc điều trị thay thế.
Thuốc điều trị ưu tiên (first line) sử dụng tùy theo chủng loại ký sinh trùng sốt rét bị nhiễm. Đối với các trường hợp bị nhiễm Plasmodium falciparum dùng thuốc phối hợp Dihydroartemisinine-Piperaquine, có tên biệt dược là CV-Artecan, Arterakin, uống trong 3 ngày, liều lượng theo nhóm tuổi; không điều trị cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Cần điều trị kết hợp thêm thuốc Primaquine 0,5mg/kg cân nặng liều duy nhất cho tất cả các trường hợp có Plasmodium falciparum dương tính. Đối với các trường hợp bị nhiễm Plasmodium vivax dùng thuốc Chloroquine 25mg base/kg cân nặng chia trong 3 ngày điều kết hợp với Primaquine 0,25mg base/kg cân nặng/ngày trong 14 ngày liên tiếp, điều trị vào ngày đầu tiên cùng với Chloroquine.
Thuốc điều trị thay thế (second line) được sử dụng khi theo dõi trong 3 ngày điều trị bằng thuốc điều trị ưu tiên (first line) mà bệnh nhân vẫn sốt, tình trạng bệnh xấu đi, còn ký sinh trùng sốt rét và diễn biến bệnh nặng hơn thì thay các loại thuốc sốt rét điều trị thay thế có hiệu lực cao hơn.
Muỗi anophen là vật trung gian gây nhiễm mầm bệnh sốt rét.
Sự thật phương pháp 'da chạm da' chữa sốt rét
Trong thông tin của Cục Y tế Dự phòng và Viện Sốt rét Kí sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn đăng tải về bệnh sốt rét, không có thông tin nào đề cập tới việc da chạm da hoặc ôm để chữa sốt rét.
Trong y khoa, chỉ có một phương pháp gọi là da tiếp da được áp dụng cho sản phụ và em bé sơ sinh ngay sau khi bé chào đời.
Da tiếp da (skin - to - skin) đơn giản giống như tên gọi của nó, đó là cho da của người mẹ tiếp xúc với da của con mình ngày sau khi bé chào đời, bằng cách người mẹ ôm trẻ không mặc quần áo trên ngực hoặc trên bụng trần của mình.
Theo điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Thanh, công tác tại khoa Sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: "Da - tiếp - da sau sinh là một biện pháp rất khoa học và được nhiều bệnh viện trên thế giới áp dụng.
Theo đó, ngay sau khi sinh, em bé sẽ được đặt ngay trên bụng, trong lòng người mẹ, da - tiếp - da với mẹ. Biện pháp này được đánh giá là tốt cho cả mẹ và bé".
Cụ thể, theo bác sĩ Lê Trọng Tài, Khoa Sản, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, biện pháp da kề da mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh và sản phụ như:
- Ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường huyết cho trẻ
- Giúp trẻ bú sớm
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
- Giúp trẻ nhận thêm một lượng máu từ bánh rau, tránh được thiếu máu trong 6 tháng đầu đời.
- Tăng tình cảm mẹ con
- Giúp mẹ thư giãn, giảm cảm giác đau sau sinh
- Giúp tử cung mẹ co hồi tốt, giảm nguy cơ băng huyết cho mẹ
Theo saostar
Tiểu ra máu, hai anh em ruột bị tan máu cấp nghi do thói quen nấu ăn của không ít người Hai anh em ở Lạng Sơn bị tan máu cấp nghi do ăn xôi nhuộm phẩm màu. Cũng vì nguyên nhân này, trước đó có một người đã tử vong. Tan máu cấp nghi do ăn thực phẩm có phẩm màu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) mới đây tiếp nhận 2 anh em 13 tuổi và 10 tuổi ở huyện...