Lạng Sơn: Trồng cây ra thứ quả đầy lông, đầy gai, bên trong ngọt bùi, dân làng bán chạy như tôm tươi
Nhiều năm trở lại đây, tại xã Quảng Lạc (TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn), người dân đã phát triển mô hình trồng cây dẻ.
Nhờ trồng cây ra thứ quả bên ngoài mọc đầy lông, đầy gai nhưng bên trong ngọt bùi này, nhiều gia đình ở Quảng Lạc có cuộc sống ngày càng khấm khá.
Nhằm thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, mô hình trồng cây dẻ đã được triển khai tại xã Quảng Lạc (TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Mô hình đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao do cây dẻ dễ trồng, dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây dẻ ra loại quả bên ngoài có gai xù xì, gai góc này giúp bà con nông dân xã Quảng Lạc, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn có thêm thu nhập.
Đến thăm khu đồi trồng cây dẻ của gia đình anh Nguyễn Trung Hiếu (trú tại thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn), PV Dân Việt mới thấy bất ngờ bởi những cây dẻ cao khoảng 3-5m, tán tròn, xòe rộng.
Những quả dẻ được bao phủ bởi một lớp gai mềm chi chít giống chôm chôm, nhưng có màu xanh nhạt. Những quả dẻ già có vỏ chuyển sang màu nâu, nứt vỏ, lộ ra hạt dẻ màu nâu bóng, nhẵn, cứng bên trong.
Anh Hiếu cho biết, trước đây, từ thời bố mẹ anh đã làm vườn đồi, thế nhưng những loại cây gia đình anh trồng như hồng, vải, mận đều không mang lại hiệu quả kinh tế cao, hay bị sâu bệnh phá hoại.
Đầu năm 2003, TP Lạng Sơn có chủ trương xây dựng mô hình thí điểm trồng giống dẻ mới. Bởi vậy, anh Hiếu mạnh dạn chuyển đổi sang trồng dẻ.
Lúc đó, mặc dù không chắc chắn cây dẻ sẽ hợp thổ nhưỡng tỉnh Lạng Sơn, nhưng gia đình anh Hiếu vẫn quyết tâm trồng thử nghiệm 300 gốc dẻ.
Chỉ sau 2 năm chăm sóc, 300 gốc dẻ sinh trưởng tốt và bắt đầu bói quả. Kích thước hạt dẻ lớn, bùi, thơm, béo ngậy không kém hạt dẻ của tỉnh Cao Bằng.
Video đang HOT
Anh Hiếu, xã Quảng Lạc, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn phải thường xuyên thuê người nhặt hạt dẻ trên vườn để kịp giao cho khách đặt.
“Ban đầu, tôi chỉ trồng thử 300 cây dẻ để thay thế dần vườn tạp. Sau thấy hiệu quả kinh tế, hạt dẻ bán chạy như tôm tươi nên năm 2006, gia đình tôi mới đầu tư trồng hẳn gần 3ha với hơn 1.500 cây dẻ nữa. Chưa có kinh nghiệm chăm sóc cây dẻ nên gia đình chủ yếu tự đúc rút kinh nghiệm từ thực tế và tham khảo thêm một số tài liệu. Hiện tại, gia đình tôi trồng hơn 7ha cây dẻ”, anh Hiếu chia sẻ.
Qua kinh nghiệm trồng dẻ lâu năm và tự mày mò tìm hiểu, từ năm 2013, anh Hiếu cũng đã tiến hành tự ghép để ươm giống cây dẻ. Hiện trong vườn ươm của gia đình anh Hiếu có 3.000 cây dẻ giống cung cấp ra thị trường.
Nhiều người cũng học tập mô hình trồng dẻ của anh Hiếu, cải tạo lại đất đồi trồng cây dẻ và bước đầu có hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, anh còn nhận hỗ trợ một số bà con tại địa phương về cây dẻ giống, kỹ thuật chăm sóc cây dẻ để mở rộng diện tích cây trồng này, đồng thời bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho người dân.
Nhiều năm phát triển kinh tế vườn đồi, gia đình bà Chu Thúy Sung (xã Quảng Lạc, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) vẫn khó khăn do các loại cây gia đình trồng không đem lại giá trị cao.
Năm 2000, được sự hỗ trợ của Công ty giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc, gia đình bà mạnh dạn chuyển đổi sang trồng dẻ. Ban đầu, gia đình chỉ trồng vài chục cây để thay thế dần vườn tạp. Sau thấy hiệu quả, kinh tế cao, hạt dẻ có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu nên gia đình bà đầu tư trồng hẳn 3ha cây dẻ.
Loại quả bên ngoài gai góc xấu xí nhưng bên trong lại là hạt nhẵn bóng có vị ngọt bùi.
Bà Sung cho biết: “Cây dẻ dễ trồng, cũng rất dễ chăm sóc. Lứa đầu, gia đình tôi trồng 2 năm đã bói quả, đến năm thứ 3 năng suất ổn định 11-12kg/cây/năm, cá biệt có những cây cho đến 20kg hạt/năm. Thấy có hiệu quả nên tôi quyết định đầu tư trồng tiếp, mỗi hecta trồng được khoảng 300 cây dẻ”.
Với năng suất thấp nhất khoảng 10kg hạt/cây/năm và mức giá như hiện nay, gia đình bà Sung thu trên 100 triệu đồng/ha/năm từ trồng cây dẻ.
Trẻ con nơi đây cũng theo người lớn nhặt hạt dẻ trên vườn.
Theo lãnh đạo xã Quảng Lạc, TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) trên địa bàn xã hiện có 50ha trồng dẻ với hơn 100 hộ tham gia, tập trung chủ yếu tại thôn Quảng Trung, Quảng Hồng. Cây dẻ trồng được 3 năm đã bói quả, đến năm thứ 5, thứ 6 năng suất bắt đầu ổn định 12-15kg hạt/cây/năm, có những cây cho đến 20kg hạt/năm.
Trừ chi phí chăm sóc mỗi năm khoảng 60 triệu đồng, mỗi hộ gia đình có thể thu khoảng 90-120 triệu đồng/ha/năm từ cây dẻ. Qua đó từng bước phát triển kinh tế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2020, hạt dẻ Quảng Lạc đã được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2020″.
Thời gian tới, cùng với phát triển diện tích trồng cây dẻ, tiếp tục khẳng định thương hiệu “hạt dẻ Quảng Lạc”, các hộ gia đình tại đây sẽ gắn với mô hình phát triển du lịch, đón khách tham quan trải nghiệm công việc hái dẻ và thưởng thức hạt dẻ nóng hổi, thơm bùi và bở tung ngay tại nhà vườn.
Triển khai mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng: Giải quyết "nạn đói tiềm ẩn"
Trong 2 năm 2019-2020, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) và các địa phương triển khai dự án điểm về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.
Đây là những mô hình khởi đầu, qua đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và tài liệu hóa để nhân rộng ra các địa phương trong năm 2021.
Thu hẹp khoảng cách về đói dinh dưỡng
Ngày 12/6/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg về Chương trình hành động quốc gia: "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025. Trong đó, có các hoạt động liên quan đến tập huấn, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.
Mục tiêu tổng quát của chương trình là đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) mà Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên Hợp Quốc.
Cán bộ Hội Phụ nữ Yên Bái hướng dẫn chị em đa dạng dinh dưỡng cho gia đình bằng các cây, con tự nuôi, trồng. Ảnh: P.V
"Theo Quyết định 712 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2018 - 2020 là giai đoạn 1 của chương trình "Không còn nạn đói", tập trung vào 3 việc: Rà soát lại các cơ chế, chính sách; xây dựng các tài liệu để hướng dẫn triển khai mở rộng các địa phương sau này; xây dựng các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, trên cơ sở đó khuyến cáo trong giai đoạn mở rộng về sau" - ông Lê Văn Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cho biết.
Triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, năm 2019, Bộ NNPTNT đã phối hợp Bộ Y tế (Viện Dinh dưỡng quốc gia), các chuyên gia xây dựng mô hình điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại 3 tỉnh: Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh.
Trong năm 2020, các dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tiếp tục được triển khai thí điểm, gồm 11 dự án từ nguồn vốn của Bộ NNPTNT và 8 dự án từ nguồn vốn của địa phương.
Tại Pá Lau - một xã đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có 299 hộ dân (97% là đồng bào Mông) thì có tới hơn 58% hộ nghèo và 13,71% hộ cận nghèo. Nằm trong tình trạng trung của xã Pá Lau, thôn Pa Láu có 120 hộ dân (100% là đồng bào người Mông) cũng có tới 60% số hộ nghèo.
Trong tổng số 40 hộ điều tra thuộc thôn Pa Láu có 32 hộ có con nhỏ dưới 60 tháng tuổi và 1 bà mẹ đang mang thai tháng thứ 5 mới đi khám 1 lần. Khẩu phần ăn cho trẻ em về dinh dưỡng rất hạn chế. Trẻ em được bú sữa mẹ tuy nhiên khẩu phần ăn cho bà mẹ thai sản và trẻ em sau khi cai sữa mẹ thông thường có gì ăn nấy. Chính vì thế, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi ở Pa Láu rất cao so với bình quân chung của cả nước, là 14/32 chiếm 43,75%.
Để cải thiện dinh dưỡng cho người dân thôn Pa Láu, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn phối hợp với địa phương phát triển dự án xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng. Theo đó, 42 hộ dân ở thôn sẽ được hỗ trợ 2.940 con gà ri lai đẻ trứng (70 con/hộ).
Với số trứng bình quân trên 50 quả/hộ/ngày để có sản phẩm trứng thường xuyên cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em và các thành viên trong gia đình. Thành công của dự án sẽ được mở rộng để thực hiện trên địa bàn của xã Pá Lau và huyện Trạm Tấu.
Đề xuất thành lập các câu lạc bộ dinh dưỡng
Để triển khai mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại các địa phương có hiệu quả, mới đây, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn và Viện Dinh dưỡng quốc gia đã phối hợp tổ chức hội thảo xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng tại Yên Bái. Qua đó, các địa phương chia sẻ học tập các mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng đã triển khai để tìm cơ hội vận dụng và mở rộng trong khuôn khổ chương trình không còn nạn đói.
"Các mô hình này được triển khai giúp người dân thay đổi được nhận thức về sản xuất nâng cao thu nhập và sử dụng dinh dưỡng hợp lý cho hộ gia đình, tập trung ưu tiên cho đối tượng là bà mẹ và trẻ em dưới 2 tuổi, sau đó sẽ được đánh giá, rút kinh nghiệm và tài liệu hóa để nhân rộng ra các tỉnh thực hiện Chương trình trong thời gian tới" - ông Phan Văn Tấn - Phó Trưởng phòng Giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn (Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn) kỳ vọng.
TS-BS Huỳnh Nam Phương - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho rằng, "đói" ở đây bao hàm "đói ăn" với các hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm, đặc biệt ở các xã nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhưng "đói" còn hiểu ở nghĩa rộng hơn, không chỉ là đói lương thực, mà còn là một chế độ ăn còn thiếu hoặc mất cân đối về mặt chất lượng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, sắt, kẽm và i-ốt mà thế giới gọi là "nạn đói tiềm ẩn" và nạn đói này vẫn đang ảnh hưởng chung đến toàn bộ người dân Việt Nam.
Vì thế, TS-BS Huỳnh Phương Nam đề xuất thành lập các câu lạc bộ nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng nhằm "cầm tay chỉ việc", giúp người dân ở các xã nghèo, huyện nghèo biết lựa chọn những sản phẩm sẵn có của địa phương đưa vào cuộc sống của họ cũng như sử dụng sản phẩm đầu ra từ các mô hình nông nghiệp dinh dưỡng.
"Phải thay đổi được hành vi để người ta hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe; thứ hai phải hướng dẫn cho người ta cách thực hành, ví dụ như nuôi gà đẻ trứng, hay trồng luống rau như thế nào để đưa vào bữa ăn hàng ngày của người dân" - TS-BS Huỳnh Phương Nam nhấn mạnh.
Theo Bộ NNPTNT, sau hơn 10 năm thực hiện Đề án "An ninh lương thực quốc gia đến năm 2030", sản lượng lúa tăng từ 39,17 triệu tấn lên 43,45 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người tăng từ 497kg/người lên trên 525kg/người. Cùng với quá trình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi đã thúc đẩy phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn. Nhờ đó, tình trạng thiếu dinh dưỡng đã giảm từ 18,2% trong giai đoạn 2004-2006 xuống còn 10,8% hiện nay.
Lạng Sơn chắt chiu nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, chọn mô hình "đúng, trúng" Để phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lạng Sơn xác định việc lựa chọn mô hình phù hợp, sát với điều kiện thực tế có vai trò rất quan trọng, góp phần giúp người dân tăng thu nhập, hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Kinh...