Lạng Sơn: Tông vào tầu hoả, tài xế ô tô thoát chết trong gang tấc
Do bất cẩn không làm chủ tốc độ khi đi qua đường ngang dân sinh có tuyến tàu Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua, xe ô tô bán tải đã bị đoàn tàu đâm nát đầu.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 14h35′ chiều nay (24/10), tại đường ngang dân sinh (không có barie chắn đường) thuộc thôn Mỏ Đá, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, chiếc ô tô bán tải biển kiểm soát: 12C-075.58 đang lưu thông trên đường thì va chạm với tàu hỏa đang chạy qua.
May mắn là tài xế ô tô đã nhanh chóng bỏ xe, mở cửa thoát ra ngoài, bị thương nhẹ.
Chiếc xe ô tô sau khi va chạm đã hư hỏng nặng, phần đầu vỡ vụn. May không có ai ngồi ở ghế phụ.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng địa phương tiến hành khám nghiệm hiện trường, lập biên bản, điều tra xử lý sự việc.
Sau cú va chạm, đầu xe ô tô nát vụn, may lái xe nhanh chân chạy thoát ra ngoài. Ảnh: Ngô Ngân
Video đang HOT
Lực lượng chức năng địa phương xem xét, xử lý vụ tai nạn. Ảnh: Ngô Ngân
NGUYỄN DUY CHIẾN
Theo TPO
Lạng Sơn: Trồng na theo hướng VietGAP, bà con phấn khởi hồ hởi
Thời điểm này, các vườn na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đang bắt đầu bước vào mùa thu hoạch. Năm nay giá na đầu vụ đang dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg nên bà con rất phấn khởi.
Chú trọng trồng na VietGAP, an toàn
Tại các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng (Lạng Sơn), na được trồng dọc theo những sườn đồi và thung lũng, dưới chân các dãy núi đá vôi. Trong đó, Chi Lăng là huyện có diện tích na lớn nhất tỉnh với hơn 1.600ha; sản lượng bình quân 16.000 tấn quả/năm. Để nâng cao giá trị sản phẩm na, huyện Chi Lăng đã chú trọng các biện pháp phát triển sản xuất na theo hướng VietGAP, na an toàn. Đến nay huyện đã triển khai sản xuất được gần 140ha na VietGAP, hơn 1.100ha na an toàn và 5ha được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Người dân xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng bọc quả để hạn chế sâu bệnh mùa nắng nóng. Ảnh: báo Lạng Sơn
Ở thôn Làng Đồn, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, nơi được coi là "vựa na" lớn nhất tỉnh, từ mờ sáng người dân trong thôn đã gọi nhau lên núi để thu hoạch những quả na già đầu vụ. Ông Hoàng Châu (65 tuổi), vui vẻ cho biết: "Gia đình trồng na đã gần 30 năm nay, từ những năm đầu chỉ trồng vài chục cây để ăn, giờ đã phát triển lên hàng nghìn cây trên dãy núi đá vôi và những khu vườn trong thung lũng. Cây na dễ trồng, chỉ sau 3 năm đã cho quả, nhưng phải dày công chăm sóc thì quả na mới đẹp, to...".
Hàng năm, cây na thu hoạch xong vào tháng 7, tháng 8, khi sang đông là cây "ngủ đông", rụng hết lá. Đến mùa xuân cây mới lại đâm chồi, nảy nụ, thời điểm này người dân phải bỏ công chăm sóc và bón phân đầy đủ, đồng thời dọn cỏ, cắt tỉa cành cho cây.
Ông Hoàng Châu cho biết thêm: Hiện gia đình đã có hơn 2.000 cây na đang cho quả. Để nâng cao giá trị quả na, từ năm 2018, gia đình đã trồng 700 cây theo tiêu chuẩn VietGAP, còn lại là na an toàn. Tổng kết vụ na 2018, gia đình ông thu được trên 15 tấn quả, tăng gần 6 tấn so với năm 2017, giá bán cũng cao hơn.
Anh Linh Văn Chít, nông dân xã Chi Lăng cho biết: Hiện gia đình tôi đang có vườn na dai trên 10 năm tuổi, đây là giai đoạn sung mãn nhất của cây na nên phải được bón phân đầy đủ. Trước đây tôi sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau, nhưng từ năm 2014, được Hội Nông dân giới thiệu, tôi đã dùng phân bón NPK Lâm Thao cho na, thấy hiệu quả nên tôi tin dùng từ đó đến bây giờ.
Theo anh Chít, bón phân Lâm Thao, cây na dai sinh trưởng và phát triển tốt, lá có màu xanh đậm, quả to hơn, mẫu mã đẹp nên rất dễ bán.
Bón phân cho na đúng quy trình
Với những đặc thù canh tác của địa phương là đất xen núi đá đã tạo ra giống na Chi Lăng trứ danh có những đặc điểm tốt như: Vỏ mỏng, ít hạt, thịt dày, vị ngọt đậm, mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Nhờ đó, mỗi khi vào vụ, rất nhiều thương lái trong nước và người Trung Quốc đến tận vườn đặt mua. Nhiều gia đình người Tày, Nùng, Kinh trên địa bàn huyện có thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng từ việc trồng na. Chỉ riêng tại xã Chi Lăng, với hơn 355ha na, năm 2018 toàn xã thu được hơn 3.200 tấn, ước giá trị kinh tế đạt gần 100 tỷ đồng.
Trưởng phòng NNPTNT huyện Chi Lăng Lương Thành Chung khẳng định: Để phát triển sản xuất na theo hướng an toàn, huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn thực hiện các giải pháp tuyên truyền, tập huấn kiến thức về trồng na cho bà con nông dân; xây dựng 7 vườn mẫu tại các xã có na; hỗ trợ đặt bẫy bả ruồi vàng; tổ chức ký cam kết với người dân thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn na an toàn, chăm sóc bón phân đúng quy trình...
Đáng chú ý, gần đây nông dân địa phương đã lai ghép thành công giống na Chi Lăng và na Thái, cho ra quả nặng khoảng 1kg. Đặc biệt, quả na lai này có thể bảo quản khoảng 10 ngày, trong khi na thường chỉ được 5 - 7 ngày.
Kỹ thuật bón phân Lâm Thao cho cây na
Theo kỹ sư Phạm Đức Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, để cây na cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, bà con cần bón phân đúng kỹ thuật:
1. Bón lót: Hố được đào trước khi trồng 2 - 3 tháng. Phân hữu cơ hoai mục khoảng 20 - 30kg/hố, tương ứng 30 - 45 tấn/ha. Bón 0,3 - 0,4kg NPK-S 5.10.3-8/hố, tương ứng 500 - 600kg/ha. Nếu đất chua bón mỗi hố 0,5kg vôi bột, tương ứng 750kg/ha.
2. Trong 1 - 3 năm đầu, hàng năm bón 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 tháng.
- Sử dụng phân NPK-S 12.5.10-14 để bón với liều lượng như sau: Với cây na 1 tuổi thì bón 0,3kg/cây/đợt hay 1,2 kg/cây/năm. Với cây na 2 - 3 tuổi thì bón 0,6kg/cây/đợt, tương đương 900kg/ha/đợt.
3. Trong thời kỳ kinh doanh, mỗi năm thường bón 3 đợt: Trước ra hoa, vào tháng 2 - 3; khi đã có quả non để nuôi cành, nuôi quả vào tháng 6 - 7; sau khi thu quả kết hợp với vun gốc vào tháng 9 - 10.
- Sử dụng phân NPK-S 12.5.10-14 để bón với liều lượng như sau: Cây na 4 - 5 tuổi: Bón 1,5kg/cây/đợt hay 4,5kg/cây/năm.
Theo Danviet
Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đặt mục tiêu thông xe kỹ thuật vào ngày 30/9 Ngày 25/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh kiểm tra thực tế tiến độ dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, hợp phần 1 từ km 45 đến km 108 500 (thuộc địa bàn huyện Lạng Giang - Bắc Giang và hai huyện Hữu Lũng, Chi Lăng -...