Lạng Sơn: Thử nghiệm trồng cam hữu cơ, học cách chế biến thạch đen, nhà nông “hái ra tiền”
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, kinh tế lâm nghiệp là chủ yếu, cũng chưa có nhiều mô hình phát triển nông nghiệp tầm vóc lớn.
Trong bối cảnh chung ấy, xứ Lạng vẫn có không ít nông dân, đơn vị nông nghiệp “hái ra tiền” từ sự tìm tòi, sáng tạo của mình.
Cam hữu cơ Lạng Sơn được giá
Những ngày cuối năm, Nông dân xuất sắc năm 2021 Dương Văn Dũng (60 tuổi, ở thị trấn Bắc Sơn) luôn tất bật với những cuộc điện thoại đặt hàng, rồi thu hái cam, đóng gói chuyển đi nhiều tỉnh thành ở miền Bắc.
Ông Dũng chia sẻ, sở dĩ cam canh của nhà ông đắt hàng bởi ngay từ đầu ông đã xác định sản xuất theo phương pháp hữu cơ, không dùng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, mà nhà ông trực tiếp ủ phân hữu cơ từ cỏ, phân chuồng và các loại nguyên liệu khác như đậu tương, cá khô… để bón cho vườn cam Canh 1.300 gốc đang vào giai đoạn sinh trưởng và thu hoạch tốt nhất.
Ông Dũng chia sẻ thêm, đã trồng cam Canh nhiều năm, nên ông có kinh nghiệm chăm bón để quả cam có thời gian chín như ý, kéo dài thời gian thu hoạch khoảng 2 tháng vào dịp cuối năm. Dù thời gian thu hoạch dài nhưng trái cam hữu cơ của gia đình ông vẫn đảm bảo vỏ mỏng, không nứt, chất lượng múi thì mềm, ăn ngọt, và đặc biệt nhất là cam hữu cơ có vị thơm mát rất đặc trưng của vùng đất Bắc Sơn.
Trước kia, vùng đất này nổi tiếng với giống quýt thơm ngon, nhưng hiện nay nhiều nông dân đã khai phá và thử nghiệm thành công với giống cam Canh khó tính đưa từ dưới xuôi lên, khiến nhiều người phải bất ngờ.
Video đang HOT
Ông Dương Văn Dũng trong vườn cam Canh cho thu tiền tỷ. Ảnh: G.T
“Nếu kiên trì với canh tác hữu cơ, cùng sự thay đổi về phương thức sản xuất thì cây cam Canh hoàn toàn có thể là cây làm giàu cho những người nông dân Bắc Sơn”.
Ông Dương Văn Dũng
Nông dân Dương Văn Dũng chia sẻ, đầu mùa, cam Canh hữu cơ nhà ông đang có giá bán là 45.000 đồng/kg. Nhưng càng gần đến tết thì giá cam sẽ tăng theo thời gian. Khách hàng mua cam hữu cơ nhà ông Dũng đến từ Hưng Yên, Nam Định, Tuyên Quang, Hà Nội.
Nhiều khách hàng thông qua mạng xã hội đặt mua và nhà ông Dũng sẽ đóng thùng gửi xe tới các địa chỉ của khách hàng. Vụ cam này, với dự kiến sản lượng đạt khoảng 45 – 47 tấn, gia đình ông Dũng cũng có doanh thu trên dưới 2 tỷ đồng.
Nói về cơ hội của cây Cam canh trên đất Bắc Sơn, ông Dũng cho rằng: Nếu kiên trì với canh tác hữu cơ, cùng sự thay đổi về phương thức sản xuất thì cây cam Canh hoàn toàn có thể là cây làm giàu cho những người nông dân Bắc Sơn. Bởi vùng đất này có khí hậu, và thổ nhưỡng rất tốt cho cây cam Canh, cho chất lượng quả đẹp, màu sắc đỏ tươi bắt mắt, lại có vị thơm mát ngọt của cam canh Bắc Sơn mà không nơi nào có.
Trò chuyện với phóng viên, ông Hà Đức Quý – người chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây thạch đen trên địa bàn huyện Tràng Định, nói: “Mình cũng là một nông dân đích thực, nhưng mình đã phải đi nhiều nước để học tập kinh nghiệm sản xuất, chế biến thạch đen. Nhờ đó, ngày hôm nay mình làm ra những sản phẩm mang thượng hiệu, đặc trưng của vùng đất Lạng Sơn giới thiệu với khách hàng trong nước và quốc tế”.
Ông Quý cho biết thêm, trước đây, ông đã xuất khẩu thạch đen sang Ấn Độ, Đài Loan, Hongkong, Malaysia. Ngay sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu thạch đen, ông lập tức kết nối với đối tác Trung Quốc để hợp tác kinh doanh.
“Trong nhà máy của tôi đã đầu tư các thiết bị chiết xuất, lọc các chất tồn dư có trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, sản phẩm tinh bột thạch đen của chúng tôi 100% là nguyên chất và đảm bảo an toàn thực phẩm” – ông Quý nói. Hiện công suất nhà máy chiết xuất tinh bột thạch đen Đức Quý đạt khoảng 2.000 tấn/năm.
Cũng là một hướng nâng tầm sản phẩm nông nghiệp của Lạng Sơn, phải kể đến những sản phẩm chế biến từ quế – hồi của Công ty Chế biến và xuất khẩu lâm sản Lạng Sơn, như tinh dầu, các sản phẩm dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén…
Theo chị Ngân – cán bộ công ty, với nông dân đơn thuần thì bà con cũng chỉ bán hay xuất thô các nông sản thôi. Nhưng để nâng cao giá trị sản phẩm từ quế, hồi thì phải ứng dụng công nghệ, chế biến, sản xuất thành các sản phẩm hoàn chỉnh, rồi quảng bá rộng rãi trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử… Nhờ đó sản phẩm của công ty được biết đến rộng rãi, sức tiêu thụ tốt.
'Tết Nhân ái 2022' hướng về các gia đình chính sách, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc
Chiều 15/1, tại xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Truyền hình Nhân đạo phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lạng Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn, Huyện ủy, UBND huyện Bắc Sơn tổ chức khai mạc Chương trình "Tết Nhân ái 2022" cho gia đình chính sách, người nghèo, nạn nhân chất độc da cam tại huyện Bắc Sơn.
Hội chợ từ thiện 0 đồng cho 1.000 người dân trong Chương trình "Tết Nhân ái 2022".
Khai mạc chương trình, ông Phạm Văn Hà, Giám đốc Trung tâm truyền hình Nhân đạo, Trưởng Ban tổ chức chương trình nhấn mạnh: Năm 2022 là năm thứ 4 Trung tâm Truyền hình Nhân đạo tổ chức Chương trình "Tết Nhân ái" hướng về những hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chương trình "Tết Nhân ái" chọn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn làm điểm đến, bởi nơi đây có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Đây là hoạt động thiết thực, nhằm thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội đối với công tác nhân đạo trong trợ giúp các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện thêm điều kiện đón Tết Nguyên đán đầy đủ, đầm ấm.
Cán bộ y tế khám bệnh, cấp thuốc cho người dân huyện Bắc Sơn trong Chương trình "Tết Nhân ái 2022".
Phát biểu tại Chương trình "Tết Nhân ái 2022", Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm ghi nhận, biểu dương tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân đã ủng hộ, giúp đỡ để tổ chức chương trình. Những phần quà thiết thực, ý nghĩa từ Chương trình "Tết Nhân ái 2022" sẽ góp phần giúp nhân dân huyện Bắc Sơn đón tết đầy đủ, ấm áp nghĩa tình hơn. Đồng thời, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn mong muốn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tiếp tục đồng hành, chung tay cùng tỉnh Lạng Sơn có những hoạt động thiết thực để hàng chục nghìn hộ nghèo và người lao động có hoàn cảnh khó khăn được nhận những phần quà ý nghĩa.
Cán bộ y tế cấp thuốc cho người dân huyện Bắc Sơn trong Chương trình "Tết Nhân ái 2022".
Chương trình "Tết Nhân ái 2022" tại Lạng Sơn diễn ra trong 2 ngày (14-15/1), với nhiều hoạt động ý nghĩa gồm: Viếng Đền thờ liệt sỹ Bắc Sơn, Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn; khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho 500 gia đình khó khăn; thăm tặng quà Tết tại nhà một số gia đình chính sách, khó khăn. Ban tổ chức chương trình cũng tặng 10 suất quà của Chủ tịch nước cho các đối tượng, gia đình chính sách trên địa bàn huyện; tặng quà Tết cho 500 hộ nghèo, gia đình chính sách; tặng học bổng cho 50 học sinh nghèo vượt khó...; tặng trang thiết bị dạy học và quần áo ấm cho học sinh; tổ chức Hội chợ từ thiện 0 đồng cho 1.000 người dân; tổ chức Hội thi gói bánh chưng; tổ chức Tết sớm tập thể cho đồng bào; tổ chức lễ hội văn hóa dân gian của đồng bào ngày Tết; giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại truyền thống cùng nhiều hoạt động tập thể mang đậm bản sắc dân gian, dân tộc cổ truyền ngày Tết.
Múa sư tử mèo tại Chương trình "Tết Nhân ái 2022".
Nhân dịp này có 4 tập thể, 4 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tổ chức chương trình Tết Nhân ái năm 2022 tại tỉnh Lạng Sơn; Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn trao 10 giấy chứng nhận "Tấm lòng vàng" cho các đơn vị tài trợ chương trình.
Người xuất cảnh qua cửa khẩu Lạng Sơn phải xét nghiệm PCR tại địa chỉ được Trung Quốc công nhận Người xuất cảnh sang Trung Quốc qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) phải có giấy xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp Realtime PCR của một trong số 8 địa chỉ được phía Trung Quốc công nhận. Giấy này chỉ có giá trị trong 48 giờ. Ngày 14.1, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, địa phương này đã có văn bản...