Lạng Sơn: Rơi nước mắt bán 1 tạ bí đao không mua nổi 2kg thịt lợn
Hàng chục hộ nông dân trồng bí đao ở xã Khánh Khê, huyện Văn Quan, Lạng Sơn đang rơi vào cảnh khốn đốn vì giá bí đao rẻ như cho.
Khánh Khê là một xã thuần nông nằm cách xa thành phố Lạng Sơn, nhiều nơi điều kiện giao thông khá khó khăn. Ở một số địa phương khác cũng có các hộ trồng bí đao đang rơi vào cảnh ngán ngẩm tương tự.
Hàng dãy dài bí đao được xếp dọc bên đường, đợi thương lái trả giá.
Những ngày gần đây, nhiều hộ dân xã Khánh Khê vô cùng ngán ngẩm, lao đao vì giá bí đao rớt thê thảm. Thương lái thu mua bí của người dân với giá đổ xô lớn bé là 1.300 đồng/kg, còn nếu là hàng chọn, những quả to đều và đẹp thì cũng chỉ được 1.800 đồng/kg. Thậm chí, những vườn bí ở thôn xa, vận chuyển khó hơn thì giá còn rẻ hơn nữa.
Người dân đội mưa lất phất thu hái bí đao để kịp giờ thương lái cân.
Được biết, phong trào trồng bí đao làm kinh tế tại địa phương này bắt đầu từ 2-3 năm trước. Tuy nhiên, giá cả chưa bao giờ rơi vào tình trạng “rẻ bèo” như hiện nay.
Bà Hoàng Thị Bảo thôn Còn Khiển, xã Khánh Khê buồn rầu: “Năm ngoái giá bí đao dao động từ 7-9 nghìn đồng/kg thì nay không được nổi 2 nghìn đồng/kg. Bí thì rẻ nhiều lúc còn không có thương lái thu mua khiến bà con như ngồi trên đống lửa, vì bao nhiêu vốn liếng, vay mượn để đầu tư trồng bí đao, nay có nguy cơ tay trắng”.
Video đang HOT
Bà Hoàng Thị Bảo tất bật gánh bí từ vườn lên xếp tập trung dọc con đường.
Anh Hoàng Văn Quân chia sẻ: Năm nay nhà tôi trồng hơn 2 sào bí, thu hết cũng được hơn 2 tấn. Nhưng với giá như hiện tại thì có bán được hết cũng chẳng đủ tiền vốn bỏ ra. Ngày ngày phun tưới, cắt tỉa rồi cuối cùng bán rẻ như cho.
Người nông dân buồn rầu vì giá bí thấp, rẻ như cho.
Cùng tâm trạng với anh Quân, cô Lý Thị Hoa cho biết: “Năm ngoái giá bí xanh được 8-9 nghìn đồng/kg nên năm nay nhiều hộ mở rộng diện tích trồng. Nhưng với giá cả như hiện tại thì 1 tạ bí đao không mua nổi 2 cân thịt lợn. Người nông dân vất vả làm ra nông sản nhưng giá cả thấp quá. Hiện, chúng tôi chỉ mong có doanh ngiệp nào thu mua với giá cao hơn, chứ như thế này thì không muốn thu hoạch nữa…” – cô Hoa buồn bã.
“Chả nhẽ mất công, mất sức trồng ra thành quả giờ lại không thu hoạch”, cô Hoa buồn rầu nói.
Chị Hương, một khách mua bí chia sẻ: “Tôi đi qua thấy bí đao chất đống đầy đường nên lại hỏi và mua giúp họ một ít. Bí sạch và ngon nhưng rẻ quá nhưng họ không bán được mà phải đợi người vào mua”.
Tuy giá bán không bằng 1/4 so với mọi năm, nhưng những người nông dân ở đây cũng chỉ biết trông chờ vào thương lái, vì quãng đường ra trung tâm TP khá xa (gần 20km). Bà con cho biết, mới chỉ có 2 thương lái ở miền xuôi thường đến thu mua, nên họ trả bao nhiêu phải bán với giá bấy nhiêu…
Một số hình ảnh người dân thu hoạch bí đao:
Theo Danviet
Trồng giống bí xanh thơm từ thân, lá đến quả, 1ha thu 200 triệu
Những năm qua, cây bí xanh thơm trở thành một trong những cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Đồng thời, đây còn là sản phẩm nông sản sạch, được người tiêu dùng nhiều nơi ưa chuộng. 1ha trồng bí xanh thơm từ thân, lá đến quả cho thu 200 triệu đồng
Đang là thời điểm vào mùa thu hoạch bí xanh thơm của nông dân huyện Ba Bể, dọc tuyến đường 258 có thể thấy nhiều hộ dân đã bày bán bí xanh ngay cửa nhà. Cùng với đó, nhiều sản phẩm khác cũng được bà con bày bán như: mướp đắng, chuối tây, các loại rau xanh...
Bí xanh thơm-cây trồng đặc sản của nông dân xã Địa Linh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) Ảnh: N.N
Chị Nông Thị Chiêm (thôn Nà Lìn, xã Địa Linh) đã trồng cây bí xanh thơm vài năm trở lại đây. Từ 500m2 bí ban đầu, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác nên gia đình đã phát triển diện tích lên 3.000m2. Chị Chiêm cho biết: "Có vụ gia đình tôi thu về hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí phân bón, làm giàn, thuê lao động cũng vẫn còn lại một khoản đáng kể".
Bí xanh thơm huyện Ba Bể được thương lái thu gom đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Bắc Kạn.
Xác định gắn bó lâu dài với cây bí xanh thơm, từ năm 2016 gia đình chị Chiêm đầu tư mua xe tải để chở bí xanh đi giao các nơi cho thuận tiện. Tiêu thụ hết số lượng của gia đình, chị Chiêm còn thì tiếp tục thu mua của các hộ dân khác. Vụ này, gia đình chị trồng sớm từ tháng 2 âm lịch, đến đầu tháng 4 là đã tỉa bán quả với giá từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Từ đầu vụ đến nay gia đình chị đã thu được gần 30 triệu đồng. Ước tính, sản lượng năm nay khoảng hơn chục tấn, cho thu nhập vượt trội so với trồng cây ngô, lúa.
Bí xanh Ba Bể có 2 loại, loại vỏ màu xanh đậm và xanh phủ phấn trắng, trọng lượng từ 1,5 - 4kg/quả. Điều đặc biệt, cả thân, lá và hoa bí xanh đều có mùi thơm, khi chế biến có độ dẻo, mùi vị ngọt dịu hấp dẫn.
Người dân thôn Nà Lìn, xã Địa Linh (Ba Bể) chăm sóc bí xanh thơm.
Thôn Nà Lìn có diện tích trồng bí xanh thơm nhiều nhất của xã Địa Linh. Trong thôn, hầu hết hộ nào có đất ruộng cũng đều tận dụng trồng bí xanh vì được giá, thời gian bảo quản lâu. Hiện nay, tại thời điểm chính vụ, bà con vẫn bán lẻ với giá từ 10.000 - 13.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu ổn định.
Bí xanh thơm đạt năng xuất 35-40 tấn/ha. Ảnh: Hương Liễu (Cổng TTĐT tỉnh Bắc Kạn).
Năm 2018, diện tích bí xanh thơm trên địa bàn huyện Ba Bể là 40ha, tập trung ở 3 xã Địa Linh, Hà Hiệu và Yến Dương. Trong thực tế diện tích có thể cao hơn con số này, do chỉ tính riêng xã Địa Linh đã lên đến 35ha, ngoài ra một số xã người dân đã mở rộng diện tích trồng. Theo tính toán, 1ha đất trồng bí xanh thơm cho năng suất gần 40 tấn, cho thu nhập 200 triệu đồng.
Theo Danviet
Lạng Sơn: Gian nan trong bảo tồn làng nghề dệt vải thêu tay truyền thống Nghề dệt vải thêu tay ở Co Cam, xã Hòa Cư, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã từng là niềm tự hào của cả làng khi có các Dự án của nước ngoài về với bản nghèo. Tuy nhiên, hiện làng nghề dệt vải này đang dần bị mai một bởi những sản phẩm thêu dệt truyền thống giờ chỉ còn lại trong...