Lạng Sơn: Nuôi ruồi lấy trứng chăn nghìn con gà vàng như rơm, thương lái tranh nhau mua
Nuôi ruồi lính đen để lấy trứng, ấu trùng làm thức ăn nuôi đàn gà cả nghìn con – đó là mô hình phát triển chăn nuôi của anh Lương Văn Thắng (thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn). Nuôi ruồi lấy trứng nuôi gà giảm chi phí chăn nuôi, tạo sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.
Mang tiếng “khùng” vì nuôi ruồi
Với kỹ thuật nuôi đơn giản, tiết kiệm chi phí, ruồi lính đen ngày càng được nhiều nông dân biết đến bởi những lợi ích nó đem đến. Chính vì những ưu điểm này, anh Lương Văn Thắng đã bắt tay làm mô hình nuôi gà thả vườn kết hợp nuôi ruồi lính đen.
Anh Thắng kiểm tra khu vực quây mùng nuôi ruồi lính đen.
Anh Thắng cho biết, anh vốn làm đủ thứ nghề, từ làm mộc tới thợ xây… Do dịch Covid-19, phải giãn cách xã hội nên công việc của anh bị ảnh hưởng.
“Thời gian ở nhà, tôi hay lên mạng xem các mô hình kinh tế. Từ đó tôi biết đến mô hình nuôi ruồi lấy trứng, ủ trứng thành ấu trùng để chăn nuôi gà. Tôi nghĩ, chăn gà bằng ấu trùng ruồi lính đen cũng giống như gà được chăn bằng giun quế, gà sẽ phát triển nhanh, chân vàng, lông bóng mượt”.
Nghĩ là làm, anh Thắng quyết định tìm tòi thông tin, nguồn cung cấp trứng ruồi lính đen để tự ủ trứng thành ruồi.
“Tôi xem trên youtube, thấy có địa chỉ bán trứng ruồi, vậy là tôi liên hệ mua 100g trứng với giá 1,4 triệu đồng. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên tỉ lệ trứng nở thành con thấp. Sau 6 lần thử nghiệm, hiện bước đầu đánh giá là khá thành công. Từ nguồn trứng này, tôi đã nhân đàn lên với số lượng kha khá như hiện nay”, anh Thắng chia sẻ.
Nhộng , ấu trùng ruồi lính đen sẽ được rửa sạch, luộc chín trước khi cho gà ăn.
Trong khu đất rộng khoảng 30.000m2 trồng na xanh mướt, anh Thắng cất nhà xây chuồng cho đàn gà 1.300 con. Ngoài ra, khu chuồng trại cũ được anh tận dụng thiết kế thành chuồng nuôi ruồi lính đen. Những chuồng nuôi ruồi lính đen được anh thiết kế bằng vải mùng thoáng mát, chia thành nhiều ô riêng biệt để ấp trứng ruồi, nuôi ấu trùng và nhộng. Ruồi trưởng thành được anh nuôi riêng biệt hoàn toàn.
Tại khu đẻ trứng, anh Thắng cho bố trí những chiếc mùng cao 2m, rộng 7m, mỗi mùng nuôi hàng trăm nghìn con ruồi trưởng thành. Những con ruồi lính đen dài khoảng 2mm bu đen, chen chúc vào vạt mùng, đẻ trứng vào những thanh gỗ khay hẹp được anh đặt trong mùng.
Anh Thắng tâm sự: “Hồi mới làm, thấy tôi mày mò dựng mùng, bỏ 2 chậu cây cảnh vào trong mùng để nuôi ruồi, nhiều người nghĩ tôi bị khùng. Tôi mặc kệ vì mình đâu có thời gian và kiên nhẫn để đi giải thích cho từng người hiểu”.
Thành công bước đầu
Video đang HOT
Theo anh Thắng, ruồi lính đen chủ yếu sống dưới bóng cây ngoài tự nhiên, sau khi đẻ trứng sẽ chết, không ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Thức ăn của chúng chủ yếu là bã sắn, các loại rau, củ, quả phế phẩm… nên rất dễ nuôi. Vòng đời của ruồi lính đen ngắn, chỉ kéo dài khoảng 30 – 45 ngày.
“Sau khi thu hoạch, trứng ruồi sẽ được ủ để nở thành ấu trùng. Trung bình khoảng 8 – 10 ngày, tôi lại có 1 mẻ ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi gà,” anh Thắng nói.
Trung bình mất khoảng 8 -10 ngày là có 1 mẻ ấu trùng làm thức ăn cho gà.
“Giờ chiều chiều tôi lại lượn lên cổng chợ, nhất là khu vực bán trái cây, từ vỏ dưa hấu, vỏ dứa cho đến rau muống, tất cả những phế phẩm đó tôi mang về đổ vào nuôi ấu trùng. Sau 8 -10 ngày, tôi thu nhộng, mang rửa sạch rồi luộc chín trước khi cho gà ăn”, anh Thắng nói.
Anh Thắng cho biết thêm: “Sau khi thấy tôi làm, nhiều người cũng tò mò nên ngỏ ý muốn mua trứng về ấp thử với giá 1,4 triệu đồng/100 gram. Tuy nhiên, hiện tại tôi đang chăn đàn gà hơn 1.300 con nên chưa thể cung cấp ra bên ngoài được”.
Mỗi ngày anh Thắng cho gà ăn 1 bữa sâu nhộng vào buổi chiều.
Cũng theo anh Thắng, việc nuôi ruồi lính đen lấy ấu trùng làm thức ăn cho gà đã giúp gia đình anh tiết kiệm rất nhiều chi phí so với sử dụng cám công nghiệp. Buổi sáng, anh cho gà ăn thức ăn trộn chung ngô hạt, đến chiều mới cho gà ăn ấu trùng để tránh gà bị dư lượng đạm.
“Nhờ nuôi gà kết hợp nuôi ruồi lính đen, hiện đàn gà 1.300 con gần 5 tháng của tôi rất đẹp, chủ yếu là giống gà địa phương nên gà ngon, thịt chắc, chân vàng”, anh Thắng vui vẻ chia sẻ.
Đàn gà 1.300 con của anh Thắng được thả ngay dưới gốc vườn na rộng rãi, thoáng mát của của gia đình.
Anh Thắng chia sẻ thêm, hiện anh đang ấp ủ mở rộng quy mô chăn nuôi, tìm những người chung chí hướng thành lập tổ hợp tác xây dựng thương hiệu gà sạch.
Ruồi đen hay ruồi lính đen (tên khoa học Hermetia Illucens) là loại côn trùng thuộc họ Stratiomyidae, tộc Hermetia, loài H.illucens. Ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, dài 12-20mm, có vòng đời khoảng hơn 1 tháng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng, cuối cùng lột xác thành ruồi lính đen.
Theo các nhà khoa học phân tích, ấu trùng ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng có thành phần dinh dưỡng cao, gồm: 43 – 51% protein, 15-18% chất béo, 2,8% – 6,2% canxi, 1-1,2% photpho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đồng thời, với ưu thế vòng tròn khép kín, sau khi gà ăn ấu trùng ruồi lính đen thải ra phân không gây mùi hôi thối mà trở thành nguồn thức ăn cho ấu trùng ruồi để tái đàn và là nguồn phân sinh học bón cho các loại cây trồng, thân thiện với môi trường.
Nghe tên đã thấy ngại, dân tình vẫn lùng mua thứ rau này
Hương vị của rau bò khai rất đặc biệt, không hề bị lẫn với các loại rau rừng khác. Nó là sự hoà quyện của hương đất, hương rừng và sự tinh khiết của khí trời vùng núi cao.
Rau bò khai có lá khá giống với rau ngót, nhưng ngọn lại tròn và mập như ngọn su su. Phần ngọn và lá non của rau bò khai thường được sử dụng để làm thực phẩm, chế biến các món ăn hằng ngày như luộc, xào tỏi, xào thịt, nấu canh...
Hương vị của rau bò khai rất đặc biệt, không hề bị lẫn với các loại rau rừng khác. Nó là sự hoà quyện của hương đất, hương rừng và sự tinh khiết của khí trời vùng núi cao.
Những ngọn rau bò khai mập ú, non xanh mơn mởn được bán rất nhiều tại các khu chợ của Lạng Sơn như chợ Giếng Vuông, chợ Bờ sông...
Điểm đặc biệt nhất của loại rau này chính là mùi hơi... khai. Vì vậy, khi chế biến món ăn, người nấu sẽ phải vò qua lá rau cho bớt mùi khai. Mặc dù vậy, rau bò khai vẫn là thứ đặc sản được nhiều người tìm mua.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) - vùng trồng nhiều loại rau đặc sản này cũng đang bước vào vụ nên không khó để tìm mua những ngọn rau non giòn, mập ú.
Chị Hoàng Bé (huyện Bắc Sơn) chở những thồ rau bò khai ra chợ trung tâm Lạng Sơn bán với giá dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Rau bò khai bán tại chợ hiện có 2 loại, đó là loại mọc tự nhiên trên rừng và loại được người dân trồng tại vườn để mang bán.
Theo đó, toàn huyện Chi Lăng hiện có hơn 40ha rau bò khai được trồng chủ yếu ở khu vực núi đá như: thị trấn Đồng Mỏ, các xã Gia Lộc, Thượng Cường, Bằng Hữu, Hòa Bình... theo quy mô hộ gia đình.
Với nhiều ưu điểm như: Chu kỳ thu hoạch nhanh, thời gian thu hoạch kéo dài, chi phí đầu tư thấp, thị trường ổn định... rau bò khai đang có nhiều tiềm năng để trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Chi Lăng.
Mô hình phát triển rau bò khai hiện nay đã và đang mang lại thu nhập cao cho người nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.
Những người trồng rau bò khai ở đây cho biết, rau bò khai là cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Sau khi trồng 1 năm đã có thể thu hái. Tuy nhiên, từ năm thứ 3 trở đi sẽ được thu với số lượng lớn hơn. Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất của rau bò khai là có thể thu hoạch gần như quanh năm (nếu thời tiết ấm), thời gian thu phổ biến là từ tháng 2 đến tháng 10 âm lịch. Trung bình một tháng, rau bò khai cho thu hái khoảng 5 - 6 lần tùy thuộc vào thời tiết.
Trong khoảng thời gian trồng, người dân chỉ cần chăm bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục là cây sẽ phát triển tốt và cho ngọn đều. Rau bò khai có giá dao động từ 30.000 - 80.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm.
Rau bò khai bán tại các chợ hiện đang có giá dao động từ 30.000 - 40.000/đồng kg.
Hiện đang bước vào mùa nên nhiều người dân và du khách khi có dịp ghé Lạng Sơn đều mua rau bò khai.
Theo tìm hiểu, rau bò khai còn có rất nhiều tên gọi như dây dương, hồng trục, rau ngót leo, rau nghiến, dã hiến, khau hương, hạ hòa, long châu sói... Rau bò khai không chỉ là một món ăn ngon, hương vị đặc trưng mà còn là một vị thuốc tốt, thường được dùng để chữa bệnh viêm thận, gan, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không thông...
Với những đặc điểm đó, rau bò khai đã trở thành đặc sản, được nhiều người lựa chọn làm thuốc, chế biến thành các món ăn phục vụ thực khách tại các quán ăn, nhà hàng.
Rau bò khai có nhiều cách chế biến như rau bò khai xào thịt bò...
Hoặc rau bò khai xào tỏi... thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Nhằm tiếp tục phát huy giá trị những nông sản đặc sản của địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành hỗ trợ huyện Chi Lăng thực hiện dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm rau bò khai của huyện Chi Lăng.
Dự án được thực hiện với mục tiêu nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng cho sản phẩm. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người trong vùng trồng sử dụng nhãn hiệu tập thể. Trong đó, xác định và xây dựng bản đồ vùng trồng rau bò khai huyện Chi Lăng; thiết kế mẫu nhãn hiệu cho sản phẩm rau bò khai để đăng ký nhãn hiệu tập thể; xây dựng hệ thống công cụ, phương tiện quản lý nhãn hiệu tập thể.
Trồng "cây độc", nuôi "con lạ", nhiều nông dân miền Tây hốt bạc Miền Tây nổi tiếng với những nông dân cần cù, chất phác nhưng cũng đầy sáng tạo. Những mô hình hay, cách làm "độc, lạ" lại thành công không chỉ giúp nhiều nhà nông làm giàu, mà còn góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của cộng đồng trong sản xuất. THẦY THUYẾT RẮN MỐI Thầy Thuyết rắn mối là cách mọi...