Lạng Sơn: Nuôi “chim hòa bình “, 8X vượt qua tai nạn, thương tật thành triệu phú
Anh Lương Văn Sơn (SN 1988, trú tại thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) cũng đang bước đầu thành công với mô hình nuôi chim bồ câu.
Nuôi chim bồ câu mang lại thu nhập khá giúp chàng trai vượt qua nổi đau thương tật sau một tai nạn…
Vượt lên số phận
Theo chân cán bộ Hội Nông dân thị trấn Chi Lăng, chúng tôi có mặt tại căn nhà nhỏ của gia đình anh Lương Văn Sơn. Anh Sơn cho biết, anh xuất thân trong gia đình thuần nông, sau khi tốt nghiệp Đại học, anh làm việc tại Nhà máy xi măng Đồng Bành ngay gần nhà.
Tuy nhiên, trong một lần gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng, cánh tay trái của anh không thể hoạt động bình thường được.
Anh Sơn cho thức ăn và thường xuyên dọn dẹp, lau rửa lồng, khay thức ăn cho đàn chim bồ câu.
“Đó thực sự là một cú sốc lớn đối với mình và gia đình. Sau tai nạn, cánh tay mình yếu, không thể tự giơ lên được nên hầu hết những công việc nặng cần lực ở tay đều không làm được. Thời điểm đó mình buồn và bất lực vô cùng”, anh Sơn chia sẻ.
Sau khi xin nghỉ việc ở nhà máy xi măng, anh Sơn luôn nung nấu ý định phát triển mô hình kinh tế tại địa phương.
Kinh hãi đàn sâu biển khổng lồ ăn sạch bãi ngao giống ở Ninh Bình
Nói về cơ duyên gắn bó với loài chim bồ câu- biểu tượng của hòa bình này, anh Sơn cho biết: “Tình cờ một lần về nhà họ hàng ở tỉnh Bắc Giang chơi, mình được tham quan mô hình nuôi chim bồ câu của anh trai họ. Trại chim bồ câu hàng nghìn con của anh đã hút trí tò mò của mình. Anh chủ trại chim cũng biết hoàn cảnh của mình nên có động viên mình thử sức với nghề nuôi chim bồ câu”.
Video đang HOT
Sau khi từ Bắc Giang về, anh Sơn bàn với bố mẹ và quyết định cải tạo khu chuồng lợn cũ của gia đình để làm chuồng nuôi chim bồ câu. Nhờ ít vốn tích cóp được khi còn đi làm, cùng với sự hỗ trợ, động viên của gia đình và anh họ, tháng 1/2020, anh Sơn đã mạnh dạn nuôi 100 đôi chim bồ câu.
“Mình nhập chim bồ câu giống tại trại nuôi của anh họ nên cũng được anh ưu ái, hỗ trợ, tư vấn rất nhiều. Về kỹ thuật nuôi chim bồ câu, mình đều gọi điện nhờ anh tư vấn nên dù mới khởi đầu nhưng cũng rất tự tin và yên tâm. Cứ cái gì không biết, hoặc chim bồ câu có vấn đề gì thì mình lại gọi điện hỏi anh,” anh Sơn nói.
Ngoài ra anh Sơn cũng chủ động tự mày mò, học hỏi kiến thức, kỹ thuật nuôi bồ câu, kinh nghiệm nuôi chim bồ câu này trên sách, báo, internet, mạng xã hội…
Thành công bước đầu
Hiện tại, gia đình anh Sơn đang nuôi 100 cặp chim bồ câu bố mẹ sinh sản. Theo anh Sơn, anh tính đầu tư mua chim giống ban đầu, sau đó có thể tự nhân giống vừa giảm được chi phí đầu tư vừa có nguồn giống bảo đảm.
Ngay từ khi bắt đầu nuôi chim bồ câu, anh đã cải tạo, xây dựng chuồng trại kiên cố với tổng kinh phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng.
Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là ngô trộn chung với 1 phần nhỏ cám.
Anh Sơn chia sẻ, bồ câu cũng dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là ngô (chiếm 70%) và cám, cho chim bồ câu ăn 2 lần/ngày.
Với chim bồ câu mẹ thì mỗi ngày phải cho ăn thêm và phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, không bị nấm mốc. Nếu chim bồ câu bị bệnh thường là bệnh gà rù, thương hàn, vì vậy nên tiêm vaccine phòng bệnh đúng định kỳ.
Loài rắn đẻ trứng khổng lồ, không nọc độc nhưng vô cùng nguy hiểm
Giống chim bồ câu này có khả năng sinh sản rất đều và cao. Mỗi con bồ câu mái sau 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng.
Trung bình mỗi con chim bồ câu mái sẽ đẻ từ 8 – 10 lứa/năm. Sau khi ấp 16 – 18 ngày trứng nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, sau khoảng 25 ngày, khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm.
Giá một đôi chim bồ câu giống khoảng hơn 200.000 đồng; giá chim bồ câu thịt thương phẩm 140.000 đồng/đôi.
Hiện tại anh Sơn cho chim bồ câu bố mẹ tự ấp trứng và nuôi con.
Mỗi cặp bồ câu bố mẹ sinh sản được bố trí nuôi trong lồng riêng, thích hợp với môi trường nuôi nhốt, kháng bệnh cao, trọng lượng đạt cao hơn các giống chim bồ câu khác.
Hiện tại trại nuôi của anh Sơn đang có 100 cặp chim bố mẹ và bắt đầu sinh sản.
Anh Sơn tâm sự, tuy mới khởi đầu nhưng anh thấy mô hình này phù hợp với sức khỏe của bản thân, không quá nặng nhọc.
Thời gian tới anh sẽ đầu tư thêm chuồng trại thoáng mát và tăng đàn lên 500 – 600 cặp chim bồ câu bố mẹ. Anh cũng dự kiến sẽ đầu tư máy ấp để tỉ lệ trứng nở thành chim non đạt cao nhất.
“Lúc đầu nuôi chim bồ câu, ngoài khó khăn về vốn thì mình cũng hoang mang vì chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế khi chăm sóc chim. Dù là chim bồ câu dễ nuôi, ít dịch bệnh nhưng cũng nhiều điều gian nan. Tuy nhiên nhờ có gia đình, anh em họ hàng động viên nên mình cũng cố gắng, bớt mặc cảm sống vui vẻ, tích cực hơn”, anh Sơn nói.
Đây đang là hướng chăn nuôi mới mẻ trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn.
Anh Sơn cho biết thêm, anh sẵn sàng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu với bất kỳ ai có cùng chí hướng để cùng nhau học hỏi, phát triển kinh tế. Hiện nay, ngoài việc nuôi bồ câu anh Sơn còn cùng gia đình phát triển, chăm sóc hơn 200 gốc na trên núi đá mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Anh Vũ Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: “Thời gian qua, dịch bệnh xuất hiện trên đàn lợn khiến người dân bị thiệt hại lớn, nhiều trại nuôi điêu đứng. Nhiều hộ dân hiện vẫn chưa dám tái đàn mà chuyển sang hướng chăn nuôi mới. Bà con tận dụng chuồng lợn, cải tạo lại cho phù hợp để chăn thả gà, nuôi chim bồ câu. Mặc dù là mới nhưng mô hình nuôi chim bồ câu của anh Sơn cũng bước đầu mang lại hiệu quả”.
Trai trẻ đam mê nuôi chim bồ câu, mỗi năm lời 150 triệu đồng
Với ý chí vươn lên làm giàu bền vững ở quê hương, sau khi học xong trung học phổ thông, anh thanh niên Nguyễn Văn Thanh ở Phú Thịnh (xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu.
Nguyễn Văn Thanh đã chia sẻ về quá trình khởi nghiệp và lý do anh chọn mô hình nuôi chim bồ câu. Theo đó, qua tìm hiểu sách, báo, anh Thanh nhận thấy, nghề nuôi chim bồ câu có khả năng làm giàu, phù hợp với khí hậu địa phương.
Anh Nguyễn Văn Thanh đang chăm sóc đàn bồ câu nuôi trong trang trại của gia đình. Ảnh: M.T
Sau khi tìm tòi, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, tham khảo một số mô hình nuôi chim bồ câu ngoài thực tế cũng như nhiều mô hình nuôi chim bồ câu được đăng tải trên báo, cuối năm 2015, anh Nguyễn Văn Thanh tiến hành xây dựng chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật, mỗi khu được ngăn thành từng dãy lồng, mỗi dãy lồng lại được chia thành từng ngăn để nuôi theo từng loại chim bố mẹ và chim thịt. Sau đó, anh mua 30 cặp chim bố mẹ về nuôi.
Ban đầu, do anh chưa có kinh nghiệm nuôi nên các lứa ban đầu chim bồ câu bị bệnh và chết khá nhiều. Tuy nhiên, không nản chí, anh Thanh tiếp tục nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn cho chim bồ câu phải sạch...
Công sức, kiên trì với sự đam mê đã dẫn anh Thanh đến thành công. Những lứa chim bồ câu về sau này của nhà anh Thanh ngày càng sinh sôi phát triển. Đến nay, anh nuôi thường xuyên từ 300 - 400 cặp giống chim bồ câu bố, mẹ. Trung bình, mỗi tháng anh xuất bán từ 100 - 120 cặp chim các loại; với giá 250.000 - 400.000 đồng/cặp chim giống; 100.000 đồng/cặp chim thương phẩm (chim non, nặng từ 0,5kg). Trừ mọi chi phí, anh Thanh có thu nhập trên 150 triệu đồng/năm.
Theo anh Nguyễn Văn Thanh, khi đã nắm vững kỹ thuật, đúc kết đủ kinh nghiệm thì nuôi chim bồ câu rất dễ. Thức ăn chủ yếu là cám, ngô và lúa trộn đều, ăn 2 lần/ngày. Với các cặp chim bố mẹ đang nuôi chim non thì cho ăn thêm 1 lần/ngày. Ngoài ra, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phải sạch sẽ và bổ sung thuốc bổ, tiêm thuốc phòng bệnh định kỳ.
Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, anh chủ động kết nối cung ứng cho các nhà hàng, quán ăn ở địa phương, liên kết với các hộ chăn nuôi khác để cung cấp cho các nơi có nhu cầu. Đồng thời, anh tích cực giúp đỡ các hội viên ở địa phương về con giống để khởi nghiệp.
Với sự năng động, nỗ lực, dám nghĩ, dám làm của một thanh niên trẻ, anh Nguyễn Văn Thanh là tấm gương tiêu biểu để nhiều thanh niên học tập khởi nghiệp làm giàu trên vùng đất quê hương.
Theo Danviet
Thái Bình: 9X bỏ việc lương cao về quê nuôi chim bồ câu to xác, mắn đẻ, lãi 15 triệu/tháng Đang làm việc cho một công ty lớn với mức lương ổn định, nhưng anh Nguyễn Quốc Luật (30 tuổi) thôn An Ninh, xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy (Thái Bình) lại bỏ việc về quê nuôi chim bồ câu-loài chim mắn đẻ Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông của một vùng quê nghèo, ngay từ nhỏ Luật...