Lạng Sơn: Nông dân xứ góp làm đẹp, làm sạch trên quê hương
Phong trào hiến đất, góp công, góp sức xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, thủy lợi… đang lan tỏa rộng trong cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Lạng Sơn.
Sự chung tay ấy đã giúp các xã sớm hoàn thành nhiều tiêu chí, về đích nông thôn mới (NTM).
Nông dân đồng lòng, chung sức
Hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nông dân xứ Lạng luôn sẵn sàng hiến đất, góp công sức cùng chính quyền xây dựng các công trình phúc lợi.
Sau khi có các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, Hội ND tỉnh Lạng Sơn đã cụ thể hóa, ban hành kế hoạch, tổ chức thực hiện. Hội chỉ đạo các cấp Hội trên địa bàn tỉnh tuyên truyền sâu rộng nội dung phong trào đến toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân; chỉ đạo mỗi huyện chọn 1 đơn vị điểm thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn, cơ sở.
Giao thông nông thôn xứ Lạng đang đẹp lên từng ngày, cuộc sống người dân có nhiều khởi sắc nhờ xây dựng NTM. (ảnh: Liễu Chang)
Ngoài ra hàng năm, Hội tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các Hội ND các huyện, thành phố về thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” với các giải pháp nhằm triển khai ngày càng sâu rộng trong cán bộ, hội viên nông dân toàn tỉnh.
Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thực hiện “Đề án duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM”, chỉ đạo Hội cơ sở tổ chức cho hội viên các xã đạt chuẩn NTM tiếp tục củng cố duy trì các tiêu chí và xây dựng tiêu chí xã NTM nâng cao; hoàn thiện các khu dân cư kiểu mẫu ở một số xã…
Các cấp Hội đã tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ hội viên nông dân, từ đó tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Trong những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền được hơn 22.000 buổi về những sáng kiến, cách làm hay các mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững, phát huy vai trò của Hội ND là chủ thể trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2015 đến nay, Hội ND Lạng Sơn đã tổ chức được 7 lớp tập huấn cho 778 cán bộ hội và phối hợp với Văn phòng điều phối xây dựng NTM tổ chức 5 lớp tập huấn cho 478 cán bộ hội viên, qua đó nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức cho cán bộ hội, hội viên nông dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM theo đúng lộ trình đề ra.
Mỗi huyện mỗi năm lựa chọn 1 xã điểm xây dựng NTM để thực hiện. Tại xã điểm, Hội lựa chọn các nội dung cụ thể, thiết thực phù hợp để tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia đạt kết quả…
Video đang HOT
Huy động nguồn lực bằng nhiều cách
Hội ND Lạng Sơn đã tích cực vận động hội viên hiến đất, đóng góp tiền và ngày công lao động góp phần xây dựng các tiêu chí NTM, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, tham gia làm đường giao thông nông thôn và công trình thủy lợi. Trong 10 năm qua, nông dân Lạng Sơn đã đóng góp được 32,776 tỷ đồng, hiến 656.318m2 đất để xây dựng các công trình công cộng như trường học, nhà văn hóa thôn, đường giao thông nông thôn…
Hội viên, nông dân đã đóng góp 1.463.580 ngày công tu sửa, phát quang và làm mới đường giao thông nông thôn, nạo vét tu sửa xây mới nhiều kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất.
Ông Hoàng Văn Ngôn – Chủ tịch Hội ND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trong 10 năm qua, phong trào thi đua chung tay xây dựng NTM đã được nông dân xứ Lạng thực hiện đồng bộ với nhiều hình thức, nội dung phù hợp sát với thực tế.
Phong trào đã thực sự đi vào đời sống, đạt được những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tư tưởng của hội viên nông dân. Qua phong trào, Hội đã góp phần huy động được sức dân tham gia xây dựng NTM, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, cuộc sống người dân được nâng cao, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo…
Liễu Thị Chang
Theo Danviet
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ ra 4 điểm NTM Quảng Ninh cần chú trọng
Xây dựng NTM ở Quảng Ninh đồng bộ, quyết liệt, liên tục và sáng tạo.
Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến về xây dựng NTM ở Quảng Ninh trong Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Ngày 23/9, tại TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Quang cảnh hội nghị.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu đã báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 -2020. Theo đó, Quảng Ninh bước vào xây dựng NTM với xuất phát điểm rất thấp: Số xã đạt trên 75% bộ tiêu chí có 26 xã, số xã đạt 50-70% bộ tiêu chí có 41 xã, số xã đạt dưới 50% bộ tiêu chí có 58 xã.
Tuy nhiên bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, quyết liệt trong chỉ đạo, sáng tạo trong cách làm, giai đoạn 1 (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh luôn là tỉnh đứng đầu ở khu vực miền núi Trung du phía Bắc; giai đoạn 2 (2016-2020) được Chính phủ đưa Chương trình MTQG của tỉnh trở thành một bộ phận không thể tách rời của chương trình MTQG xây dựng NTM trên toàn quốc và cũng là địa phương đi đầu trên toàn quốc có xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu và có nhiều đóng góp quan trọng cho khu vực Đông bằng Sông Hồng.
Đến nay, Quảng Ninh đã có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM mới (Đông Triều, Cô Tô, Cẩm Phả), có 2 đơn vị (Uông Bí, Móng Cái) đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thông qua đang trình Thủ tướng Chính phủ công nhận, dự kiến hết năm kế hoạch 2019 có 90/111 xã đạt chuẩn và hoàn thành 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành chương trình xây dựng NTM.
Chương trình xây dựng NTM Quảng Ninh đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ
Dự kiến đến hết năm nay, toàn tỉnh sẽ có 90 xã và 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, vượt kế hoạch của tỉnh đề ra và của Trung ương giao. Trong đó, nhiều mục tiêu, tiêu chí được tỉnh thực hiện cao vượt so với toàn quốc: Số tiêu chí bình quân đạt 18,03 tiêu chí (cả nước là 15,26 tiêu chí); 81,1% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (cả nước là 50,26%); tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% (cả nước là 4,5%)...
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 -2020.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị cũng thẳng thắn thừa nhận những tồn tại hạn chế, yếu kém: Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số cấp ủy chưa thực sự quyết liệt, thiếu sâu sát, nhất là trong việc phân công, kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ được phân công và tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn; công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện chương trình tại địa phương, cơ sở của một số sở ban ngành chưa thực sự thường xuyên; kết quả xây dựng NTM trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương, các xã.
Trong sản xuất nông nghiệp, quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, việc liên kết trong sản xuất chưa nhiều, sản phẩm ít và không ổn định, khâu bảo quản chế biến chưa phát triển nên hiệu quả sản xuất không cao, thiếu sự liên kết giữa các khâu từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ trên thị trường...
Vẫn còn địa phương nặng về hình thức, mới quan tâm đến việc đạt mục tiêu, chưa quan tâm đến chất lượng của việc đạt chuẩn NTM, nhiều tiêu chí đạt được nhưng chưa bền vững, xây dựng NTM nâng cao chỉ tập trung ở những xã đã đăng ký...
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, xây dựng NTM ở Quảng Ninh rất đồng bộ, quyết liệt, liên tục và sáng tạo.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng NTM đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, ngay từ những năm đầu thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, các lãnh đạo chủ chốt đã quan tâm chỉ đạo sát sao, sớm ban hành nhiều cơ chế chính sách đặc thù, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng, tham gia xây dựng NTM. Do đó ngay từ giai đoạn 2010 - 2015, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tích ban đầu, đáng khích lệ với 2 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM trong đó có Đông Triều là đơn vị cấp huyện đầu tiên của khu vực phía Bắc và Cô Tô là huyện đảo đầu tiên trên cả cả nước.
Bước sang giai đoạn 2016-2020, phát huy kết quả đạt được cũng như bám sát hướng dẫn, định hướng của ban chỉ đạo trung ương, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của chương trình. Đồng thời tập trung chỉ đạo, tập trung vào các nội dung trọng tâm, nâng cao chất lượng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, phát triển sản xuất, gắn liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển du lịch với bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan, giữ gìn an ninh trật tự...
Ngoài việc ghi nhận, đánh giá cao những kết quả xây dựng NTM mà tỉnh Quảng Ninh đạt được trong gần 10 năm qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, động viên các tầng lớp nhân dân chung tay góp sức xây dựng NTM, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh...
Thứ trưởng cũng đưa ra 4 điểm mà Quảng Ninh cần chú trọng.
Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng phong trào xây dựng NTM, thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay về xây dựng NTM. "Điều này rất quan trọng," Thứ trưởng nhấn mạnh
Thứ hai: Tập trung chỉ đạo các huyện, xã tiếp tục rà soát, có giải pháp hiệu quả để hoàn thành vượt mục tiêu của giai đoạn 2016-2020, chủ động xây dựng chương trình xây dựng NTM giai đoạn sau 2020.
Thứ ba: Đẩy mạnh tiến độ xây dựng hoàn thành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng vùng nông nghiệp hữu cơ, vùng nông sản tập trung, quản lý chất lượng VietGAP, GlobalGAP, truy xuất nguồn gốc với tất cả các sản phẩm nông nghiệp, phát triển kinh tế biển gắn với phát triển du lịch, quan tâm đến trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hình thành trung tâm xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu gắn với chuỗi, các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình mỗi xã phương một sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu thụ sản phẩm...
Thứ tư: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản, phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cao hơn so với mức đạt chuẩn , chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển đô thị, kết nối liên xã, liên huyện, mở rộng và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm,...
Trong khuôn khổ hội nghị, ban tổ chức đã bố trí các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP của tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu, khách mời.
Nhân dịp này, 4 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong giai đoạn 2016-2020 đã vinh dự được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh; 43 tập thể và 31 cá nhân có những thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua Quảng Ninh chung sức xây dựng NTM gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020 cũng đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Theo Danviet
Hội Nông dân Pleiku đổi mới hoạt động, phong trào phát triển mạnh Từ việc đổi mới phương thức hoạt động, chỉ đạo của các cấp Hội Nông dân TP.Pleiku (tỉnh Gia Lai), phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2019" của thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong 3 năm qua, Hội luôn duy...