Lạng Sơn: Nông dân lao đao vì bí đao!
“Có nhà đã bỏ hết ruộng để trồng bí thế mà giá năm nay chưa bằng 1/4 năm ngoái!” – một nông dân cho biết.
Nhiều hộ dân tại xã Quảng Lạc (một xã ven thành phố Lạng Sơn) đang ngán ngẩm, lao đao vì giá bí đao
rớt thê thảm: Chỉ 2.500 đồng/kg, thậm chí, có những thôn ở xa thì giá còn rẻ hơn.
Được biết, phong trào trồng bí đao làm kinh tế tại địa phương này bắt đầu từ 2-3 năm trước. Tuy nhiên, giá cả chưa bao giờ rơi vào tình trạng “rẻ bèo” như hiện nay.
Nhiều ruộng bí đao tại đây vẫn chưa đến kỳ thu hoạch.
Sáng 18/6, trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Tim – một nông dân tại thôn Quảng Hồng 3 (xã Quảng Lạc) cho biết: “Cả xã có khoảng 2-3 thôn trồng. Những năm trước ít nhà trồng hơn, nhưng thấy được giá nên mọi người rủ nhau làm, năm nay có khoảng 100 hộ. Riêng mấy anh em ở khu tôi thì phải còn đến mấy chục tấn. Nhà tôi trồng 5 sào, đến giờ mới bán cho thương lái được 4-5 tấn, còn lại khá nhiều nhưng không biết tiêu đi đâu.
Năm ngoái, chúng tôi bán được 12000-13000 đồng/kg nhưng năm nay chỉ 3000, 2.800 đồng. Có thôn ở xa, không bõ công mang ra chợ nên phải nài thương lái vào mua thì phải chịu rớt giá thêm – chỉ 2000-2.500 đồng. Không hiểu sao năm nay lại rẻ như thế! Như thế này thì lấy gì mà lãi, tiếc công sức bỏ ra nhiều lắm” – người nông dân này phàn nàn.
Bí đao đã thu hoạch thì phải chất đống chờ thương lái đến mua với giá “rẻ bèo”.
Video đang HOT
Những người nông dân này không thể ngờ lại xảy ra tình trạng rớt giá thảm hại.
Anh Lành Văn Tùng – người dân ở TP Lạng Sơn chia sẻ: “Tôi đi qua thấy bí đao chất đống đầy đường nên lại hỏi và mua giúp họ một ít. Bí sạch và ngon nhưng rẻ quá nhưng họ không bán được mà phải đợi người vào mua”.
Tuy giá cả không bằng 1/4 so với mọi năm, nhưng những người nông dân ở đây chỉ có thể trông chờ vào thương lái, vì quãng đường ra chợ khá xa (10km) và cũng không bán được nhiều. Họ cho hay, chỉ có 2 thương lái ở miền xuôi chuyên đến thu mua nên chỉ có thể ngậm ngùi chấp nhận mức giá rẻ này.
Quảng Lạc là một xã thuần nông nằm ven thành phố Lạng Sơn, điều kiện giao thông khá khó khăn. Ở một số địa phương khác cũng có các hộ trồng bí đao đang rơi vào cảnh ngán ngẩm như vậy.
Cá biệt, theo ông Tim, một số hộ đã bỏ hết ruộng để trồng bí đao thay cho lúa. “Thấy năm ngoái được giá nên họ bỏ lúa đi để trồng bí, rồi lấy tiền mà mua gạo thôi nhưng không ngờ được lại rơi vào tình cảnh rớt giá thảm hại như hiện nay.
Hiện, chúng tôi chỉ mong có chỗ thu mua nào đó với giá cao hơn, chứ như thế này thì không biết lãi ở đâu được nữa…” – ông Tim buồn bã.
Theo_24h
Độc, lạ: Lúa, bắp thành cây cảnh chưng tết giá cao vẫn cháy hàng
Mỗi chậu bắp hoặc lúa chưng tết có giá khoảng 100 ngàn được nhiều người đặt hàng, có nguy cơ cháy hàng khá cao.
Mỗi năm cứ chuẩn bị đón tết là những người nông dân lại luôn cố gắng sáng tạo ra những "món" độc đáo để phục vụ bà con chơi tết. Năm nay anh Ngô Văn Sơn (45 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đã nghĩ ra cách "biến" những cây lương thực gắn bó với người Việt Nam là bắp (ngô) và lúa thành cây cảnh chưng tết. Dù chỉ là những cây lương thực, nhưng khi thành cây cảnh chưng tết lại khá hút khách vì độc lạ.
Anh Sơn đang chăm chút cây cảnh của mình
Theo anh Sơn thì những người nông dân luôn mong muốn mỗi năm vụ mùa đều bội thu để có cái tết ấm no, hạnh phúc. Và những cây lương thực không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam, vì vậy anh đã nghĩ ra việc "biến" những loại cây gần gũi này thành cây cảnh chưng tết độc lạ nhưng lại thân quen.
Anh Sơn cho biết, những cây lúa, bắp muốn để chưng tết sẽ được trồng trong chậu, sau 2 tháng, lúa được trồng trong chậu sẽ trổ bông và chín vàng còn bắp cũng xanh tốt. Tùy vào nhu cầu người mua và theo giá cả nên lúa bắp có thể để nguyên trong chậu nhựa hoặc bứng sang chậu sứ để bán cho khách. Mỗi chậu cây thành phẩm sẽ được gắn nơ hồng cho đẹp và cũng để tạo điểm nhấn cho chậu cây.
Chăm sóc tỉ mỉ những chậu bắp
1kg hạt giống giá 7000 có thể gieo được 200 chậu lúa, bán mỗi chậu giá 100 ngàn
"Chậu lúa hoặc bắp cảnh có giá bán khoảng 100.000 đồng. Hàng trăm chậu lúa trong vườn đều được người mua đặt hàng nên không lo ế, giờ chỉ lo cháy hàng vì số lượng khách quá nhiều", anh Sơn chia sẻ.
Anh Sơn cũng cho biết là lúa và bắp sẽ trổ bông vào đúng ngày tết giống như các loại cây cảnh khác và lợi nhuận thu được thì loại cảnh này là khá cao đối với người nông dân.
"1 kg lúa giống có giá 7.000 đồng gieo được 200 chậu. Còn 1kg bắp giống tạo ra được 80 chậu cảnh. Với mức giá 100 ngàn/ chậu thì giá trị của khoảng 100 chậu cảnh đã bằng 5 sào lúa trồng theo phương pháp bình thường tại ruộng. Và với phương pháp biến lúa bắp thành cây cảnh thì lợi nhuận rất cao khiến nông dân chúng tôi khá hài lòng"- anh Sơn noi.
Lúa đang thì con gái, chờ đến đúng tết sẽ trổ bông rộ
Ngoài việc sáng tạo lúa bắp thành cây cảnh thì năm nay bưởi hồ lô, dưa hấu vàng hồ lô, thỏi vàng, trái tim, chữ love cũng được anh Sơn trồng trên diện tích hơn 1000m2 đất. Đến thời điểm hiện tại dưa cũng đã dần vào mùa thu hoạch.
Dưa vàng hồ lô, khắc chữ có giá từ 1,2 triệu đến khoảng 4 triệu/ cặp
Chu vươn chia se: "Giá dưa bình thường thì quá rẻ, đôi lúc chỉ có lợi nhuận chút đỉnh, đôi khi bị lỗ, tuy nhiên với những cặp dưa vàng hình hồ lô, chữ tài lộc, hình trái tim, hình thỏi vàng lại có giá tiền triệu nhưng vẫn hút khách. Cặp dưa hồ lô giá 1,2 triệu đồng còn các loại khác có giá khoảng 3,5-4 triệu/cặp. Còn bưởi hồ lô khắc chữ cũng có giá rất cao, giao động từ 1,2 triệu đến hơn chục triệu, tùy từng cặp và tùy từng chùm bưởi".
Bưởi hồ lô đã đến mùa thu hoạch
Chị Nguyễn Thị Thương, ngụ TP.Biên Hòa phấn khởi: "Năm nào tôi cũng ghé chỗ anh Sơn đặt bưởi hoặc dưa. Năm nay gọi điện đã thấy anh thông báo có cây cảnh "lạ", đến xem tôi rât thích thú. Nhà trên phố nên muốn con cái cũng được biết những cây lương thực để quý trọng hơn những công sức của người làm nên. Vì vậy năm nay ngoài mua các loại như lan, quất, mai thì tôi còn quyết định đặt 2 chậu lúa và 2 chậu bắp về chưng tết. Mong là nhiều bà con có tính sáng tạo như thế."
Những chậu cảnh độc lạ sắp đến tay bà con
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Dân Lục Ngạn lên hương: Giải hạn "đổ cho bò ăn" Năm 2015 ghi nhận sự bế tắc đầu ra của hàng chục loại nông sản, nhưng may mắn là, trong hàng đống chất chồng các loại nông sản ế ẩm, thì hồi giữa năm nay còn có quả vải giữ được vị ngọt. Liệu, sự "lên hương" của quả vải có là sự mở đầu khả quan trong việc giải cứu nông sản,...