Lạng Sơn: “Hô biến” hành lang QL 1A thành nơi kinh doanh vật liệu xây dựng
Trung bình mỗi ngày trên QL 1A đoạn qua thị trấn Cao Lộc và xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn có khoảng 6.000 – 8.000 nghìn lượt phương tiện qua lại.
Thế nhưng từ nhiều năm nay, hành lang dọc đoạn đường này đã bị nhiều tổ chức, cá nhân “hôbiến” thành bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao.
Hàng loạt bãi tập kết cát sỏi trên hành lang Quốc lộ
Hành lang giao thông bị lấn chiếm, cát được đổ rất cao, lấn ra sát mặt đường và vương vãi khắp đường là những gì phóng viên Báo TN&MT ghi nhận được trên QL 1A, đoạn qua thị trấn Cao Lộc – nơi mà bãi kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty Cổ phần Phú Tài Phú Lộc và Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Phúc Dương đang tập kết cát sỏi. Tại khu vực này, chỉ cần một cơn gió hoặc một chiếc xe tải cỡ lớn đi qua là bụi mù mịt. Thời điểm phóng viên có mặt, mọi hoạt động tập kết, kinh doanh ở đây vẫn diễn ra một cách ngang nhiên. Máy móc, xe vận chuyển vẫn ra vào tấp nập bất chấp ngay cạnh đó nườm nượp phương tiện đang lưu thông.
Các phương tiện đang xúc cát tại bãi tập kết của Công ty Cổ phần Phú Tài Phú Lộc và Công ty Phúc Dương.
Một người dân ở thị trấn Đồng Đăng – Cao Lộc xin giấu tên bức xúc cho biết: Tôi thấy chỗ này không những cản trở giao thông mà còn gây mất an toàn bởi khi qua gần bãi tập kết thường phải đi ra lòng đường để tránh các xe chở vật liệu ra vào bãi nên là quá nguy hiểm.
Các phương tiện đang xúc cát tại bãi tập kết của Công ty Cổ phần Phú Tài Phú Lộc và Công ty Phúc Dương.
Hiện, trên QL 1A đoạn qua thị trấn Cao Lộc và xã Hợp Thành còn có hàng chục điểm tập kết vật liệu xây dựng lớn (có diện tích từ 1.000 – 2.000 mét vuông) nằm ngay trong phạm vi hành lang đường bộ, nhiều điểm tầm nhìn bị che khuất gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. Có thể kể đến bãi của một số đơn vị như: Công ty TNHH Biển Anh; Công ty TNHH Ngọc Hương; Công ty TNHH Hoàng Thọ… và một số bãi mới hình thành gần ngã tư Cao Lộc, gần trụ sở mới của Cục Thuế tỉnh. Tại các điểm tập kết, trong quá trình vận chuyển, các phương tiện cũng đã để cát vương vãi ra mặt đường gây bụi bẩn, trơn trượt. Ở một số bãi do nước mưa không thoát được đã xuất hiện các vũng nước có đường kính tới vài mét, sâu hoắm bên lề đường, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT trong khi đoạn đường này hàng ngày lưu lượng phương tiện qua lại rất lớn.
Video đang HOT
Cát được tập kết lấn ra đường.
“Ngay cạnh đường mà cát sỏi đổ cao bằng cả tòa nhà, xe ra vào bãi thì lộn xộn, khi lưu thông qua khu vực này tầm nhìn bị hạn chế, rất nguy hiểm. Các bãi này hoạt động rất lâu rồi, nằm sát mặt đường thế kia mà không hiểu vì sao cơ quan chức năng không xử lý?” – Anh Nguyễn Thắng, lái xe tuyến Lạng Sơn – Hà Nội bức xúc.
Còn ông Nguyễn Văn Bình, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc cho biết: Tôi sống ở khu vực này và đã từng chứng kiến nhiều người đang điều khiển xe qua đây bỗng phanh dúi dụi để tránh xe chở vật liệu lao ra từ các bãi tập kết cát, cũng do cát rơi vãi ra khiến đường trơn trượt khi tránh xe không xử lý kịp có người đã bị ngã.
Nhiều bãi tập kết không phép
Theo ông Dương Công Vĩnh – Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cao Lộc, các bãi tập kết vật liệu xây dựng kể trên đều nằm trong phạm vi hành lang đường bộ và dĩ nhiên là không được cấp phép. Cũng theo ông Vĩnh, từ khi triển khai hợp phần tăng cường mặt đường QL 1A, toàn bộ hộ lan đã được đơn vị thi công tháo bỏ. Huyện cũng đã có văn bản kiến nghị phía Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn lắp đặt lại hộ lan để đảm bảo ATGT, tuy nhiên đến nay việc lắp đặt hộ lan vẫn chưa được triển khai.
Trong quá trình vận chuyển cát sỏi rơi vãi ra mặt đường gây nguy hiểm cho người tham giao giao thông.
Với những gì đang diễn ra trên QL 1A đoạn qua huyện Cao Lộc, thiết nghĩ UBND tỉnh Lạng Sơn và các đơn vị có liên quan cần sớm có biện pháp chỉ đạo, phối hợp xử lý dứt điểm tình trạng trên để đảm bảo ATGT cũng như vệ sinh môi trường.
Hoàng Nghĩa
Theo congan.com.vn
Nuôi loài chuột ăn bí đỏ, mía cây, thịt nung núc, bán 400 ngàn/kg
Với giá bán 400 - 450.000/kg, con dúi-loại chuột chuyên ăn bí đỏ, mía cây, tre, nứa mà đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đinh anh Hoang Văn Giang (xóm Khuôn Lân, xã Hợp Thành, huyên Phú Lương, tinh Thai Nguyên). Anh Hoàng Văn Giang đang nuôi đàn dúi sinh sản hơn 100 con., con nào con nấy nung núc những thịt là thịt...
Năm 2012, anh Hoang Văn Giang bo ra 500.000 đông mua 1 căp dui cua môt ngươi dân đia phương tinh cơ đao đươc ở trong rừng. Anh mang về nuôi chi vi... to mo. Vôn chi đinh nuôi chơi nhưng sau đo khoang 1 năm cặp dui sinh san thanh đan, đươc nhiêu ngươi đên hoi mua nên anh quyêt đinh đâu tư chuông trai đê nuôi vơi sô lương lơn.
Trai nuôi dui cua gia đinh anh Hoang Văn Giang co diên tich khoang 100m2, vốn tận dụng chuồng lợn bỏ hoang. Sô lương đàn dui hiên tai của anh Giang là hơn 100 con.
Anh Giang cho biêt, nuôi dúi cho hiệu quả kinh tế cao lai rât dê chăm soc, thậm chí trẻ con, người già cũng có thể chăn nuôi được. Tuy nhiên, ngươi nuôi cân hiêu đăc tinh, trang bi kiến thức va kỹ thuật chăm sóc loai vât nay.
Dui không phai la loai vât ken ăn nhưng do chung la đông vât hoang da, sông ngoai tư nhiên chuyên ăn tre, nứa, củ rừng nên luc đâu chưa thich nghi đươc vơi cac loai hat, cây trông thông thương.
Tuy nhiên, con dúi cung thich nghi rât nhanh, chi cân tập môt thơi gian ngăn la chúng băt đâu ăn được cac loại cây, củ, quả do anh Giang trồng được. Những cây, củ quả này rất giàu chất dinh dưỡng như là ngô, khoai, bi đo, cỏ voi, mia cây... Môi ngay ngươi nuôi cho dui ăn 1 lân, nên cân đôi nguôn thưc ăn đê dui không bi đi ngoai va chong tăng trong lương.
Anh Giang cho hay, thit dui thơm ngon, tinh lanh và là món đặc sản của nhiều nhà hàng.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi với Danviet, anh Giang cho biết, chuông nuôi dui có thể tận dụng chuồng nuôi lơn cu, bảo đảm kín đáo, không mưa dột, gió lùa. Mỗi ô chuồng cho dúi sinh sản binh quân chỉ rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 - 1 m, xây tường cao 70 cm. Với dúi thịt thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2, cao 70 cm. Tât ca cac nền chuông nuôi dúi đêu cân láng xi măng bằng phẳng, tường trát nhẵn để dúi khỏi đuc hay leo treo ra ngoài.
Về kỹ thuật nuôi dúi, anh Giang chia sẻ với Danviet, tốc độ dúi đẻ nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào người nuôi khi biết lựa chọn thời điểm tách con bố khỏi con mẹ hợp lý khi con mẹ chửa. Thông thương môi năm dui đẻ được 4 lứa, mỗi lứa từ 2 - 4 con. Dúi con được 1,5 thang thi thì tách mẹ, 2,5 thang thi có thể bán giống. Dúi thịt thương phẩm nuôi khoảng 6 - 8 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng đat 2 - 3 kg/con.
"Tuỳ theo chất lượng giống, mỗi năm dúi đẻ được 4 lứa, mỗi lần từ 2 - 4 con...", anh Giang chia sẻ về loài chuột ăn tre, nứa, mía cây này.
Giống như chuột, đăc điêm cua dui la thich sông trong bong tôi, nơi yên tinh. Khi dui co chưa va sinh con thi không nên cho ngươi la vao gân chuông. Phân dui rât khô rao, có tác dụng giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè nên không cân thương xuyên don dep. Hơn nữa, đây là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao nên không mất nhiều chi phí cho việc phòng, chữa bệnh.
Theo anh Giang, gia đình anh luôn thiếu dúi để bán chứ không sợ không có đầu ra, bởi thịt dúi rất thơm ngon, tinh lanh và là món đặc sản của nhiều nhà hàng.
Môi năm anh Giang co hơn 70 triêu đông thu nhâp tư nghê nuôi dui.
Hiện tại, trại dúi của anh có tông sô lương trên 100 con, co thơi điêm lên đên 300 con. Trung bình mỗi năm anh bán 2 lưa dui giông vơi giá bình quân từ 250.000 - 500.000 nghìn đồng/cặp, môi lưa thu 20 triêu đông. Ngoài dúi giống, các nhà hàng đặt mua dúi thịt với giá 400.000 - 450.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Phát hiện 14 cây cổ thụ bị "xẻ thịt" gần trạm kiểm soát cửa rừng Qua kiểm tra, kiểm lâm phát hiện 14 gốc bị chặt, khối lượng gỗ hơn 26m3 tại 3 vị trí đều nằm trên địa giới hành chính xã Lơ Ku, thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku. Một cây gỗ bị đốn còn rất mới Liên quan đến vụ gỗ khủng ở xã Lơ Ku (huyện Kbang, tỉnh...