Lạng Sơn: Hiến tặng 5.000 đơn vị máu
Ngày 19/9, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn tổ chức “Chương trình Hành trình đỏ – Kết nối dòng máu Việt” thu hút đông đảo các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu.
Các tình nguyện viên huyện Cao Lộc hiến máu trong “Chương trình Hành trình đỏ – Kết nối dòng máu Việt”.
Qua khám, xét nghiệm sàng lọc đã có 361 người đủ điều kiện lấy máu, tương đương 361 đơn vị máu được hiến tình nguyện.
Lần đầu tiên tham gia hiến máu tình nguyện, Bí thư đoàn thanh niên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Cao Lộc Vũ Thị Ngọc Kim cho biết Trung tâm có 21 người đi hiến máu tình nguyện, trong đó có bạn Đặng Thành Nhân đã từng 11 lần hiến máu. Ngọc Kim chia sẻ đây là lần đầu tiên đi hiến máu và sẽ tiếp tục tham gia chương trình ý nghĩa này.
Trước đó, ngày 18/9, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Văn Quan cũng đã tổ chức “Chương trình Hành trình đỏ – Kết nối dòng máu Việt” và nhận được 367 đơn vị máu được hiến tình nguyện.
Video đang HOT
Đây là hoạt động thiện nguyện hưởng ứng chương trình hiến máu nhân đạo do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương kêu gọi phát động, với tinh thần “Hiến giọt máu đào – Trao tặng đồng bào miền Nam” để cứu người bệnh đang cần máu. Số máu tiếp nhận được sẽ góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm máu tại bệnh viện, các trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lạng Sơn phụ trách về hiến máu tình nguyện cho biết, từ đầu năm đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng Hội và các cấp hội, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các huyện đã rất tích cực phối hợp với một số ngành, đơn vị … vận động được 5.000 tình nguyện viên tại thành phố Lạng Sơn, huyện Lộc Bình, Bình Gia, Hữu Lũng, Bắc Sơn, Văn Quan, Cao Lộc tham gia các chương trình: Hành trình đỏ, Lễ hội xuân hồng, Ngày toàn dân hiến máu, Ngày hội Áo blu trắng…
Lực lượng y tế thu nhận 361 đơn vị máu hiến tình nguyện tại huyện Cao Lộc ngày 19/9.
Qua đó tiếp nhận được 5.000 đơn vị máu được hiến tình nguyện. Năm 2020 tỉnh Lạng Sơn cũng đã vận động người hiến máu và đã tiếp nhận được 6.000 đơn vị máu và kế hoạch năm 2021 là hơn 6.000 đơn vị máu. Ngày 25, 26/9 tới đây, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng sẽ tổ chức “Chương trình Hành trình đỏ – Kết nối dòng máu Việt”. Dự kiến có 600 đơn vị máu nữa sẽ được hiến tình nguyện tại chương trình.
Nhiều người tình nguyện hiến máu sau khi nguồn máu dự trữ cạn kiệt
Ngày 4/8, tại khách sạn Continental (đường Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh), Chi hội Nhịp cầu yêu thương - Hội y tế công cộng TP Hồ Chí Minh đã tổ chức đợt hiến máu tình nguyện để bổ sung cho ngân hàng máu của gần 150 bệnh viện trong thành phố.
Gần 100 người đã tới tham gia hiến máu trong sáng cùng ngày.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh tham gia hiến máu sáng 4/8/2021. Ảnh: Thành Chung/TTXVN
Theo Ban tổ chức, công tác hiến máu tình nguyện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dẫn đến lượng máu dự trữ tại các bệnh viện bị thiếu trầm trọng, nhất là các nhóm máu hiếm. Người tham gia buổi hiến máu hôm nay có nhóm máu O, được xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 trước khi tham gia hiến máu.
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Chi hội nhịp cầu yêu thương, trong ngày 4/8, Chi hội nhận được hơn 300 đơn tình nguyện hiến máu, nhưng chỉ tổ chức lấy máu cho gần 100 người nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Số còn lại sẽ được lấy xen kẽ vào các khung giờ và các điểm tổ chức khác.
Ngay trong sáng 4/8, rất nhiều công chức, người dân tới tham gia hiến máu, trong đó có Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh Lâm Đình Thắng. Trong quá trình tham gia, người dân đều đảm bảo thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Chia sẻ khi tham gia hiến máu, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, trong thời gian Thành phố áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, để kịp thời bổ sung nguồn máu dữ trữ cần duy trì tổ chức các buổi hiến máu đảm bảo đúng các quy định an toàn phòng chống dịch, đặc biệt là thông điệp 5K của Bộ Y tế. Thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người có nguyện vọng hiến máu; mong người dân có khả năng, có sức khỏe tham gia hiến máu để chia sẻ khó khăn với cộng đồng, phát huy tinh thần nghĩa tình của TP Hồ Chí Minh. "Rất mừng là sau khi Thành phố kêu gọi nhân dân hiến máu, tình hình tại các ngân hàng máu đã khả quan hơn", ông Dương Anh Đức chia sẻ.
Người dân được test COVID-19 trước khi tham gia hiến máu. Ảnh: Thành Chung/ TTXVN
Liên quan đến nguồn dự trữ máu của Thành phố hiện nay, Tiến sĩ, bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP Hồ Chí Minh cho biết, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 những ngày qua khiến hầu hết hoạt động hiến máu nhân đạo trên toàn Thành phố bị hủy dẫn đến lượng máu dự trữ tại Ngân hàng máu đang giảm dần.
Trong 2 tuần giãn cách xã hội, trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận từ 30-50 túi máu, chỉ bằng 1/10 lượng máu cung cấp cho gần 150 bệnh viện trong Thành phố, trong đó có các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân COVID-19. Kho dự trữ máu đang giảm dần, dự kiến trong 7 ngày tới sẽ chạm đến ngưỡng báo động, dưới 3.000 túi máu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu cục bộ theo nhóm sẽ xảy ra nếu không kịp thời bổ sung lượng máu dự trữ, đặc biệt là nhóm máu O.
Cùng với việc thiếu máu, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, lượng tiểu cầu dự trữ tại Bệnh viện hiện chỉ còn vỏn vẹn 13 đơn vị, số lượng máu dự trữ cũng chỉ còn 2.198 đơn vị. Hiện mỗi ngày, Trung tâm chỉ tiếp nhận khoảng từ 15-17 lượt người đến hiến máu. Trong khi đó, lượng máu sử dụng trong cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở thời điểm hiện tại trung bình từ 200-300 đơn vị/ngày.
Hơn 900 cán bộ, chiến sĩ trẻ Sư đoàn 356 hiến máu tình nguyện Tuổi trẻ Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không - Không quân vừa phối hợp với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại". Phát huy truyền thống "Tương thân, tương ái, vì sự sống của đồng đội, người bệnh và cộng...