Lạng Sơn: Hang Phja Thạng – Nơi lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ
Hang Phja Thạng (hang Ba Xã) nằm trên địa bàn xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được các nhà khoa học đánh giá là di tích quan trọng, lưu giữ nhiều di vật khảo cổ học quý hiếm, thuộc nền văn hóa Mai Pha (nền văn hóa mang đậm giá trị văn hóa – nghệ thuật đặc sắc có niên đại khoảng 4.000 năm).
Những năm qua, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích này.
Hang Phja Thạng nằm ở lưng chừng núi Phja Thạng, thuộc thôn Phai Rọ – Lùng Mán, xã Tân Đoàn. Đây là hang đá tự nhiên sâu 25 m. Di chỉ lần đầu tiên được phát hiện và khảo sát bởi bà M.Colani (nhà Khảo cổ học người Pháp) vào năm 1922.
Thành viên đoàn khảo sát của Bảo tàng tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Văn Quan tiến hành đo đạc cửa hang Phja Thạng
Video đang HOT
Sau đợt khảo sát, bà M.Colani đã công bố bản thám sát khảo cổ học hang Ba Xã là công trình khảo cổ học phát hiện của mình. Trong lần khảo sát này, bà đã thu được 21 rìu, đục mài nhẵn toàn thân, 6 chiếc rìu tứ giác, mặt lớn hình chữ nhật hoặc hình thang, các cạnh được mài vuông góc, 2 chiếc có lưỡi mài vát nghiêng, 4 chiếc rìu có vai, đục chữ nhật nhỏ, mài kỹ thân trên, lưỡi mài vát 2 mặt. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, bà cho rằng hang Ba Xã hoàn toàn thuộc về Hậu kỳ đá mới.
Đến tháng 6/1996, nhóm các chuyên gia thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tới đây khảo sát. Trong lần này, nhóm đã đào 1 m2 gần cửa hang và thu được: 245 mảnh gốm, 37 mảnh xương cùng một số vỏ ốc biển, ốc suối, viên cuội nhỏ và 24 mảnh tước, 1 bàn mài. Đến năm 1998, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin huyện Văn Quan tiếp tục khảo sát di tích và thu được 111 mảnh gốm, đá và xương, răng động vật và vỏ nhuyễn thể…
Kết quả khai quật tại hang Phja Thạng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt khoa học mà còn là nguồn tư liệu quý giá phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử, văn hóa. Các hiện vật có giá trị tiêu biểu đã được đưa vào bảo quản và phục vụ công tác trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Viện Khảo cổ. Qua đó, góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục, tuyên truyền về giá trị của di tích tới cộng đồng.
Ông Nông Đức Kiên, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Di chỉ khảo cổ hang Phja Thạng được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2002. Trải qua nhiều lần khai quật đã phát lộ nhiều hiện vật khảo cổ quý giá. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng những hiện vật này thuộc nền Văn hóa Mai Pha. Điều này chứng minh rằng, phạm vi ảnh hưởng của nền văn hóa Mai Pha là khá rộng lớn từ Chi Lăng cho tới Hữu Lũng – Văn Quan và thành phố Lạng Sơn. Với những giá trị quan trọng nêu trên, để tiếp tục phát huy giá trị di tích, hiện nay chúng tôi đã và đang tiến hành xây dựng hồ sơ khoa học di tích hang Phja Thạng tham mưu ngành chức năng trình cấp có thẩm quyền xem xét xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Cùng với đó, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Văn Quan và người dân địa phương đã có các biện pháp để bảo vệ di tích. Bà Hoàng Thị Kiều, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Đoàn cho biết: Hang Phja Thạng là di tích cấp tỉnh thuộc địa bàn xã, do đó, trong các cuộc họp thôn, xã chúng tôi đều lồng ghép tuyên truyền để người dân hiểu hơn về giá trị của di tích. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cử người đến đây để cắt cỏ, thu gom rác, góp phần giữ cho di tích luôn sạch đẹp. Nhờ đó, đến nay, di tích vẫn luôn được bảo vệ nguyên vẹn.
Bà Lương Thùy Nha, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Văn Quan cho biết: Những năm qua, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di tích hang Phja Thạng, phòng đã phối hợp với chính quyền xã tăng cường tuyên truyền về Luật Di sản đến Nhân dân để người dân cùng nâng cao trách nhiệm, bảo vệ di tích trên địa bàn; phòng cũng tích cực giới thiệu giá trị của di tích trên các phương tiện truyền thông; phối hợp với cơ quan chức năng khảo sát, lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia… Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ di tích; kêu gọi nguồn xã hội hóa kinh phí tu sửa đường vào di tích… từng bước phát huy được giá trị của di tích được tốt hơn.
Tin rằng, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành và sự ủng hộ của Nhân dân, di tích sẽ tiếp tục phát huy tốt giá trị. Qua đó, góp phần tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh.
Lạng Sơn: Hang Phja Thạng được xếp hạng di tích quốc gia
Di tích khảo cổ hang Phja Thạng (xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) vừa được xếp hạng di tích quốc gia.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 700/QD-BVHTTDL ngày 20/3/2023 về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích khảo cổ hang Phja Thạng (xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn).
Hang Phja Thạng là một hang đá tự nhiên sâu 25m, nằm ở lưng chừng núi Phja Thạng thuộc xã Tân Đoàn (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn). Ảnh: Huyện Văn Quan.
Hang Phja Thạng là một hang đá tự nhiên sâu 25m, nằm ở lưng chừng núi Phja Thạng thuộc xã Tân Đoàn, cách UBND xã Tân Đoàn khoảng 400m về phía Tây. Hang Phja Thạng (hang Ba Xã) được các nhà khoa học đánh giá là di tích quan trọng, lưu giữ nhiều di vật khảo cổ học quý hiếm, thuộc nền văn hóa Mai Pha (nền văn hóa mang đậm giá trị văn hóa - nghệ thuật đặc sắc có niên đại khoảng 4.000 năm).
Di tích khảo cổ hang Phja Thạng được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2002, theo Quyết định số 41/2002/QĐ-UB ngày 2/10/2002 của UBND tỉnh Lạng Sơn. Đến năm 2022, di tích này được Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích khảo cổ cấp quốc gia theo Công văn số 1086/DSVH-DT ngày 28/10/2022.
Việc hang Phja Thạng được xếp hạng di tích quốc gia đã khẳng định giá trị lịch sử quý giá của di tích này đối với Lạng Sơn nói riêng và nền khảo cổ Việt Nam nói chung.
Đồng thời cũng là động lực thời gian tới cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Quan tiếp tục gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.
Hoang sơ miền thảo nguyên Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn) Mộc mạc với những nếp nhà sàn ẩn hiện dưới chân núi đá trùng điệp, hành trình khám phá Hữu Liên (Hữu Lũng, Lạng Sơn) giống như lật mở từng trang cẩm nang du lịch, nơi mỗi bước chân lại hé lộ vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết của thảo nguyên xanh thẳm. Hết tháng Giêng, sang tháng Hai, dù chưa phải mùa...