Làng… sợ rượu ở Quảng Nam

Theo dõi VGT trên

Làng Boa ở thôn 5 xã Trà Giáp (Bắc Trà My, Quảng Nam) nằm giữa bát ngát núi rừng Trường Sơn nổi danh vì… không uống rượu. 80 hộ dân Ca Dong ở đây tuyệt nhiên không uống rượu, thậm chí sợ rượu, khác hẳn với những cư dân sống giữa núi rừng.

“Cán bộ mang rượu lên là không được rồi!”

Mất hơn nửa ngày đường từ thị trấn Trà My, chúng tôi mới có mặt ở làng Boa khi mặt trời đã đứng bóng, chân tay mỏi rã rời. Thấy khách lạ, chị Hoa chủ quán tạp hóa đầu làng lên tiếng với giọng không mấy mặn mà: “ Phu vàng à?”.

Ở nơi hoang vu, hẻo lánh này, nạn “ vàng tặc” đang hoành hành, làm xáo trộn cuộc sống của người dân bản địa. Biết chúng tôi không phải dân làm vàng, chị Hoa phân trần: “Mấy năm lại đây, phu vàng vào đây nhiều lắm, chủ yếu người phía Bắc. Đám phu vàng lên đây rượu chè quá, dân làng không ưa. Dân làng Boa không làm vàng mà chỉ làm rẫy, làm lúa nước thôi”.

Cánh đồng làng Boa xanh mượt giữa núi rừng. Hơn 12ha lúa nước là thành quả của công cuộc khai hoang của người dân làng Boa từ khi di dời từ rừng sâu ra đây. Lúa gạo dân làng làm ra đã đủ ăn, nhiều vụ mùa bội thu còn dư ra để bán.

Trước, người dân làng Boa sống rải rác ở vùng núi thuộc đồi Ông Trĩ, cách vị trí hiện tại gần chục km đường rừng. Đứng trước nguy cơ sạt lở, được chính quyền địa phương vận động, năm 2005 người dân làng Boa di dời ra đây, ổn định cuộc sống bên dòng suối Boa. Tên suối được lấy đặt cho tên làng.

Chị Hoa vốn quê ở vùng đồng bằng huyện Đại Lộc lên đây đã gần 20 năm, buôn bán nhỏ lẻ từ khi làng Boa còn ở trong rừng sâu. Chị kể rằng: Người làng Boa từ bao đời nay không uống rượu.

Nhà chị cũng nấu rượu, nhưng chỉ để phục vụ cho người dân thôn 4 bên cạnh, công nhân mở đường và mấy năm lại đây là cho phu vàng, thỉnh thoảng có thêm vài anh “lâm tặc” trên đường vào rừng ghé quán mà thôi.

Người làng Boa không uống rượu. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên, kể cả lãnh đạo xã Trà Giáp và huyện Bắc Trà My bởi người dân tộc Cor và Ca Dong sống ở vùng núi Trà My vốn nổi tiếng uống rượu khỏe.

Làng... sợ rượu ở Quảng Nam - Hình 1

Người làng Boa không đón khách bằng rượu

Vào làng Boa, tôi đến nhà già Nguyễn Văn Hai ở nóc ông Hai và như một phép thử, đó là không quên mang theo một chai rượu nhỏ. Làng Boa có 8 nóc, mỗi nóc đều lấy tên người lớn tuổi nhất để đặt. Già Hai năm nay đã 73 tuổi, là bệnh binh.

Thời trai trẻ già Hai gia nhập bộ đội chiến đấu ở vùng Khâm Đức (Phước Sơn, Quảng Nam). Xuất ngũ già Hai về lại làng. Ngôi nhà sàn của già tươm tất và sạch đẹp. Cả nhà già đang quây quần bên rổ cau trầu, miệng ai cũng đỏ chót vì nhai trầu. Người dân tộc Ca Dong ở đây có tục ăn trầu từ xa xưa.

Tôi đưa chai rượu ra, ý định mời già Hai nhưng liền bị già xua tay chối đây đẩy: “Già không uống. Mấy đứa này cũng không uống đâu. Cán bộ dưới xuôi mang rượu lên là không được rồi!”. Rồi già Hai kể rằng: Từ nhỏ tới giờ già không biết uống rượu mà chỉ biết ăn trầu. Dân làng Boa hầu hết không ai uống rượu. Già Hai có 8 người con, 4 trai 4 gái, thì tất thảy đều giống già là không ai uống rượu.

Anh Nguyễn Thái Bàng (39 tuổi) con trai già Hai là Bí thư chi bộ thôn. Anh Bàng kể rằng: Mỗi lần có công chuyện ra Ủy ban xã họp hành, có tổ chức ăn uống anh Bàng và cán bộ thôn đều từ chối chuyện rượu bia.

“Nhiều anh em người làng khác nài ép mình uống, mình nhất quyết từ chối. Không uống là không uống. Ai cho mình miếng trầu thì mình thích lắm!”. Cả gia đình già Hai quây quần bên rổ cau trầu, loáng cái đã hết sạch, miệng ai cũng đỏ chót.

Video đang HOT

Nhìn dân làng Boa say mê ăn trầu, chợt nhớ đến làng Nước Ka trước cũng thuộc xã Trà Giáp, sau khi lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 ngập nước được dời lên xã Trà Bui, cùng huyện, cách làng Boa cũng không xa. Dân làng Nước Ka nổi tiếng là làng đàn ông nhai trầu, nhưng lại dùng trầu làm… mồi uống rượu!

Không uống rượu mới lấy được vợ làng Boa

Hỏi già Hai vì sao không uống rượu? Già giải thích rằng: Từ thửa còn ở trong rừng sâu, dân làng Boa đã biết trồng lúa nước, làm ra hạt lúa khó khăn và cực nhọc nên dân làng rất mực quý trọng.

Làng... sợ rượu ở Quảng Nam - Hình 2

Vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Thiện – Nguyễn Thị Râu. “Chồng không uống rượu mình sướng cái thân” chị Râu nói

Hàng năm, khi hạt lúa đã đầy chum, đầy kho dân làng làm lễ mừng lúa mới để tạ ơn trời đất. Nhưng không như những bản làng khác, lễ mừng lúa mới người dân làng Boa không ủ rượu cần, không ăn nhậu tưng bừng mà thay vào đó là những lễ vật đơn giản với mâm cau, nắm lá trầu hái từ rừng, con gà, lợn nuôi dân làng nuôi được.

“Người dân làng Boa tâm niệm rằng: Mình không uống rượu thì không được cúng thần linh rượu. Cúng bằng lễ vật đơn sơ mộc mạc nhưng quan trọng là tấm lòng tôn kính, biết ơn. Tết nhất, cưới xin người dân làng Boa đều không dùng rượu. Không uống rượu nên người làng Boa ai cũng đẹp. Trai gái làng Boa đẹp nhất vùng này đấy” – già Hai hóm hỉnh.

Cặp vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Thiện và Lê Thị Râu vừa cưới nhau được 3 tháng. Cả hai đều sinh ra và lớn lên ở làng Boa. Yêu nhau rồi nên nghĩa vợ chồng từ miếng cau, lá trầu trao tay. Đám cưới đôi bạn trẻ tổ chức đơn sơ, không có rượu bia nhưng dân làng ai cũng vui vẻ.

“Chồng không rượu chè mình sướng cái thân. Chị em làng bên nhiều người phải ghen tị, nhiều người muốn được làm dâu làng này lắm đó”, chị Râu cười nói.

Bởi thế, hầu hết thiếu nữ làng Boa ít lấy chồng làng khác bởi sợ chịu cảnh chồng rượu chè vào là gây gổ đánh đập vợ con. Và ngược lại, nhiều trai làng từ các làng khác tới tán tỉnh gái làng Boa nếu có rượu chè đều không được làm rể.

Nhiều chàng trai gia đình khá giả, chum ché đầy nhà vào làng Boa tìm vợ nhưng không được gái làng Boa bằng lòng chỉ vì biết uống rượu hay say nhè. “Muốn làm rể làng Boa, lấy vợ làng Boa phải không uống rượu. Rượu chè say xỉn đập đánh vợ con là điều cấm kỵ ở đây”, già Hai cho biết.

Anh Bàng là Bí thư chi bộ thôn nên hàng ngày ngoài việc công cán việc thôn còn lo chuyện vận động người dân tu chí làm ăn, không rượu chè, nhất là thanh niên trai trẻ.

“Bây giờ công nhân, phu vàng vào đây, nhiều người rủ rê trai làng ăn nhậu. Thôn và các già làng quy định với nhau rằng nhà nào để con cái nhậu nhẹt, phá phách sẽ bị phạt. Xử phạt bằng lợn gà, thóc. Lợn gà thóc xử phạt sẽ để dành cấp lại cho những gia đình nghèo khó”, anh Bằng cho biết.

Ghé nhà già làng Nguyễn Văn Đông ở nóc ông Đông lúc xế chiều. Già Đông vừa đi rẫy về. Năm nay, tuy đã 76 tuổi nhưng hàng ngày già Đông vẫn lên rừng chặt củi, đi rẫy không thua trai làng.

Già Đông cười khà, vỗ ngực nói: “Già tuy già thật nhưng đám trẻ tụi bây theo không kịp đâu. Từ trai trẻ tới giờ già không biết đến rượu, bia thì càng không. Cái thứ độc địa đó, uống vào là thành ma quỷ hết. Tụi bây muốn khỏe như già thì đừng uống rượu”.

Anh Sỹ con trai già Đông tiếp lời: “Già không uống rượu, con cháu trong nhà không ai dám uống hết”. Những người con của già Đông ai cũng vạm vỡ, khỏe mạnh giống già.

Theo 24h

Mất ruộng, mất làng vì vàng tặc

Những cơn lốc vàng thổ phỉ đã đẩy nhiều xã vùng cao của huyện Na Rì (Bắc Kạn) vào bi kịch. Cuộc sống bị đảo lộn, mất đất sản xuất, chỉ còn lại đói nghèo, tệ nạn...

Bi kịch ở tam giác vàng

Nằm dọc theo triền núi rừng Kim Hỷ và dòng sông Bắc Giang, ba xã Lương Thượng, Lạng San, Kim Hỷ được gọi là tam giác vàng thổ phỉ của huyện vùng cao Na Rì. Những bưởng vàng và kể cả nhiều doanh nghiệp mà người dân gọi là vàng tặc hoành hành từ những năm 1980 đến nay khiến rừng tan hoang, đất nương bị cày xới, đến cả ruộng lúa cũng bị lật lên tìm vàng sa khoáng.

Đã có những đợt truy quét, những cuộc họp chỉ đạo của nhiều cấp chính quyền Bắc Kạn nhưng hệ lụy do vàng tặc gây ra nhiều không kể hết. Đất sản xuất nông nghiệp bị đem ra ngã giá, chính quyền ở nhiều xã bảo vệ vàng tặc ra mặt thay vì quyền lợi của người dân.

Mất ruộng, mất làng vì vàng tặc - Hình 1

Ruộng nương tan hoang vì vàng tặc

Xóm Chợ Cũ của xã Lạng San có 54 hộ nhưng bây giờ chẳng còn một tấc đất nào để sản xuất cả. Trưởng xóm Hoàng Văn Thạch nghẹn ngào: Tất cả đều do vàng tặc gây ra.

Trước năm 2007, xóm Chợ Cũ có 20ha đất sản xuất ở cánh đồng bên bờ sông Bắc Giang. Bi kịch ở chỗ, cánh đồng ấy có vàng. Một cuộc chiến cam go giữa chủ các bưởng vàng thổ phỉ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tranh giành quyền khai thác. Thậm chí đã có những cuộc hỗn chiến đổ máu giữa phe này và phe khác.

Cuối cùng, vàng tặc hoành hành ghê quá, ruộng đồng bị phá tan hoang, người dân không sống nổi nên chính quyền huyện Na Rì và xã Lạng San phải di dời xóm Chợ Cũ sang khu tái định cư lánh nạn.

Bị vàng tặc đuổi khỏi làng, cuộc sống người dân Chợ Cũ liên tiếp rơi vào những tấm thảm kịch không lối thoát. Sang nơi ở mới, đất sản xuất không có, nghề nghiệp cũng không nên người dân phải lên rừng tìm đất canh tác. Cứ chỗ nào có tý đất là họ lại cuốc xới trồng ngô. Trong khi đó cánh đồng quê cũ của họ bây giờ bị vàng tặc khoét sâu đến mức xã Lạng San phải quy hoạch làm hồ trong khu du lịch sinh thái sau khi một doanh nghiệp... hoàn thổ.

Ông Thạch than: "Sống trên mỏ vàng nên dân Chợ Cũ phải đi ăn đong, cấy lúa, trồng ngô trong túi, gạo chợ nước sông. Chính quyền cứ hứa hão, làm khổ người dân quá".

Tìm cái khổ ở Chợ Cũ quá dễ. Ngay ở gia đình trưởng thôn Thạch, có 4 khẩu nhưng không hề có một tấc đất nào. Vợ chồng con cái sống bằng công việc mót xái vàng từ nguồn nước của các bưởng vàng thổ phỉ trên sông Bắc Giang và triền núi Kim Hỷ. Hai năm trước một vụ sạt lở hầm do vàng thổ phỉ khoét hàm ếch khiến 2 người dân địa phương đi mót xái phải bỏ mạng.

Vậy mà số người dân trong xóm theo cái nghề này vẫn cứ phải liều mình. Hàng ngày họ đánh đu với tử thần kiếm gạo. Chẳng biết ông Thạch đùa hay thật khi nói với tôi rằng, khi nào có sạt núi, sập hầm, có người chết thì tôi gọi điện nhà báo lên đưa tin. Nghe nói mà xót xa, mà sợ hãi biết chừng nào.

Chợ Cũ chỉ là một điển hình từ hệ lụy của cơn lốc vàng. Hệ lụy ấy càng nhiều hơn khi mấy năm gần đây vàng thổ phỉ núp bóng các doanh nghiệp để lộng hành. Đất sản xuất đã mất gần hết nhưng ở xã Lạng San vẫn còn một số diện tích ruộng nương mà phường đào vàng ngày đêm nhăm nhe.

Thời điểm chúng tôi đến địa phương này, một doanh nghiệp đang khai thác vàng ở thôn Nà Diệc. Đó là bưởng vàng của Cty Hải Điệp, một Cty có số má đóng tại trung tâm huyện lỵ Na Rì. Trưởng thôn Nà Diệc Phạm Văn Thịnh thẳng thắn: "Cty này được cấp phép khai thác cát sỏi và tận thu vàng sa khoáng trong vòng 7 năm từ 2009 đến 2016 nhưng sự thật không phải thế. Khai thác cát chỉ là cái cớ để qua mặt cấp trên, họ chỉ chăm chăm khai thác vàng mà thôi".

Ông Thịnh cũng khẳng định rằng, Cty Hải Điệp vừa vượt mốc chỉ giới vừa vượt công suất hoạt động theo cam kết với địa phương nhưng chẳng thấy ai xử lý vi phạm cả. Chỉ có năm 2010 thấy Cty bị xử phạt lỗi rất cỏn con về công nghệ khai thác, dừng được một thời gian rồi sau đó lại thấy làm.

Trái với vẻ bức xúc của trưởng thôn Nà Diệc, Chủ tịch UBND xã Lạng San Hoàng Đức Tâm lại vô cùng bình thản trước bi kịch của người dân địa phương. "Đất sản xuất có hoàn thổ được hay không thì người dân chẳng liên quan gì vì họ đã bán cho các doanh nghiệp, các bưởng vàng rồi. Các doanh nghiệp sai phạm hay không thì tỉnh, huyện giải quyết chứ xã chẳng có quyền hành", ông Tâm nói.

Doanh nghiệp hứa hão

Song song với cuộc đổ bộ của các chủ bưởng vàng thổ phỉ, các doanh nghiệp cũng lao vào vùng tam giác vàng ở Na Rì để kiếm lời. Họ bài bản hơn, có nhiều quan hệ hơn nên lấy đất cũng dễ hơn. Họ công khai thành lập các bưởng vàng chứ không cần lén lút như phường vàng thổ phỉ.

Cách làm có khác, nhưng hệ lụy mà người dân phải gánh chịu thì như nhau. Trước khi lấy đất, các doanh nghiệp đều tung con bài hoàn thổ để thuyết phục chính quyền, nhưng khi mót hết vàng rồi, ruộng nương đều biến thành đất chết thì lời hứa hoàn thổ của các doanh nghiệp cũng chết theo.

Xã Lương Thượng là nơi vàng tặc hoạt động nhiều nhất ở huyện Na Rì. Cũng chính vì "truyền thống" này mà từ chỗ có 60ha đất sản xuất nông nghiệp bây giờ 446 hộ dân chỉ còn vỏn vẹn 30ha. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Duy Cầu "cay cú" đến mức nếu được phép thì ông bắt bọn vàng tặc bỏ tù cho bằng hết.

Không ai thống kê trên địa bàn Lương Thượng có bao nhiêu bãi vàng, nhưng dọc QL 279, những đồng ruộng nằm ven sông Bắc Giang đều bị cày xới tan hoang bởi vàng tặc.

"Trước đây chỉ có vàng thổ phỉ, mấy năm nay các doanh nghiệp cũng nhảy vào, họ lấy đất từ trên tỉnh nên xã không can thiệp được. Hoàn thổ hay không, tiến độ thế nào đều do doanh nghiệp cam kết với tỉnh. Nhưng nói thật nếu hoàn thổ thì cũng không sản xuất được vì đất đã bị rửa trôi, chỉ còn trơ đá với sỏi", ông Nguyễn Duy Cầu.

Năm 2006, UBND tỉnh Bắc Kạn cấp "giấy thông hành" cho các doanh nghiệp đổ bộ vào Lương Thượng với quy định về thời hạn khai thác là 3 năm, sau đó phải hoàn thổ đất sản xuất cho người dân. Ba doanh nghiệp "trúng thầu" là Cty Kim Mỹ Hưng, Cty Sơn Trang và An Thịnh.

Những cánh đồng lần lượt bị máy móc cày nát, dòng sông Bắc Giang lúc nào cũng đục ngầu. Nhiều thửa ruộng đã bị đào rộng từ 2- 4m, khoét sâu từ 8- 10m, xúc đất cho vào bao tải, kéo lên mặt đất rồi rồi vận chuyển ra suối để đãi.

Quá trình khai thác vàng, các Cty đã vượt quá giới hạn đất được thuê, gây sụt lún đất ruộng khiến họ phải bỏ dở canh tác. Nhà cửa ở các thôn Vằng Khít, thôn Pàn Xã bị sụt lún. Các Cty chắp vá bằng cách hứa đền bù thiệt hại hoa màu theo từng vụ.

Chẳng hạn như hộ ông Hồ Văn Vì ở thôn Vằng Khít có 3 sào ruộng ở cánh đồng Bắc Giang bị Cty Sơn Trang đổ đất vào ruộng, ngang nhiên khai thác ngoài chỉ giới. Ông Vì cùng xóm làng kêu hết cửa này đến cửa khác nhưng vẫn vô vọng. Nghe Cty hứa đền bù ông cũng yên tâm, nhưng chờ mãi không thấy gì mới biết bị lừa. Hết thời hạn khai thác, các doanh nghiệp nghỉ thật, nhưng việc hoàn thổ vì thế cũng nghỉ luôn.

Khi thuê đất của người dân để khai thác vàng, các doanh nghiệp trả mỗi mỗi mét vuông đất được 120 nghìn. Mức giá có thể xem phù hợp. Nhưng nhiều hộ nhận tiền xong tiêu hết, đất sản xuất có hoàn thổ cũng không canh tác được nên người dân chỉ có cách lên rừng làm vàng thổ phỉ.

"Khi cam kết để khai thác, các quy định đều bắt buộc Cty hoàn thổ mặt bằng và phủ một lớp đất màu 30cm mới trả lại cho người dân. Nhưng khai thác xong chẳng có doanh nghiệp nào thực hiện đúng theo quy định cả. Cùng lắm họ chỉ san cho dân mặt bằng rồi thôi, không một mét đất nào có thể sản xuất nổi", ông Cầu nói.

Hệ lụy từ các doanh nghiệp trên chưa thể khắc phục thì xã Lương Thượng tiếp tục nhận "trát" của cấp trên bắt người dân phải nhường 19ha đất sản xuất cho Cty Đồng Vàng lập mỏ vàng khai thác. Để tránh sự nhiếc móc, chửi bới của người dân như các doanh nghiệp trước, Cty Đồng Vàng vừa khai thác vừa san lấp mặt bằng theo hình thức cuốn chiếu. Nhưng hết hạn khai thác từ tháng 3, hết hạn hoàn thổ từ tháng 8 mà diện tích đất vẫn chỉ toàn hố sâu hun hút.

Ông Cầu khẳng định rằng, muốn sản xuất lại trên diện tích đất này thì cần ít nhất từ 3-5 năm nữa

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế
08:14:43 19/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê
05:59:47 19/11/2024

Tin mới nhất

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Giải hạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ, chị em cần lưu ý điều này

Làm đẹp

09:33:41 19/11/2024
Để thay đổi phong thủy, bà mẹ 2 con sẵn sàng chi tiền đập đi, xây lại . Sau phẫu thuật chị H cho hay diện mạo mới khiến mình tự tin hơn nên công việc làm ăn cũng thuận lợi hơn .

Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ

Sức khỏe

09:29:52 19/11/2024
Su hào cực giàu kali nên giúp chế hoạt động của hệ thần kinh tốt hơn và hỗ trợ hoạt động cơ bắp tốt hơn. Cung cấp đủ kali cho cơ thể còn giúp tăng tốc độ xử lí thông tin của não bộ lên nhanh chóng.

Trước khi tôi về quê, mẹ chồng dúi cho 20 triệu, câu nói sau đó khiến tôi ôm chầm lấy bà mà khóc

Góc tâm tình

08:35:51 19/11/2024
Sau cưới, vợ chồng anh trai tôi chuyển vào miền Nam để sinh sống và lập nghiệp. Cách xa cả nghìn cây số nên anh chị ít khi có dịp được về quê thăm bố mẹ.

The Game Awards ra quyết định lạ, Black Myth: Wukong khó có "cửa" cạnh tranh danh hiệu

Mọt game

08:06:22 19/11/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Black Myth: Wukong đang là tựa game có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bậc nhất trong năm 2024 này. Đồ họa, chất lượng của trò chơi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi thêm.

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

Thế giới

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Màn trình diễn thảm họa của 1 Anh Trai: Hát live tệ, rap không nghe thấy gì, vũ đạo rời rạc

Nhạc việt

07:25:14 19/11/2024
Qua loạt video được đăng tải, người hâm mộ thất vọng toàn tập trước giọng hát yếu ớt, thều thào không ra hơi, câu từ không tròn vành rõ chữ.

Sao Việt 19/11: Lý Hải kỷ niệm 14 năm cưới, vợ chồng Bình An mua nhà mới

Sao việt

07:14:36 19/11/2024
Vợ chồng Lý Hải - Minh Hà vẫn tràn ngập hạnh phúc sau 14 năm bên nhau, Bình An cùng Phương Nga khoe căn nhà mới mua tại TP.HCM.

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.