Làng quê “oằn mình” vì rác thải
Không chỉ ở các thành phố lớn mà giờ đây ở các vùng nông thôn, rác thải đang trở thành một gánh nặng khiến nhiều gia đình lẫn các cấp chính quyền địa phương phải đau đầu. Điều đáng nói là ngay cả những địa phương dù đã đạt chuẩn về “nông thôn mới”, thì vấn đề xử lý rác thải vẫn chưa được giải quyết triệt để.
“Thà cứ nông thôn cũ còn hơn”
Anh Nguyễn Văn Toàn, trú tại thôn Chúc Đồng, xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) kể: “Thôn tôi ở thuộc diện “nông thôn mới” nên cán bộ thôn họp dân để phổ biến các quy chế mà các gia đình phải thực hiện, trong đó có quy định không được vứt rác thải bừa bãi như trước đây nữa mà phải để cho xe rác thu gom, tập kết vào nơi quy định.
Thôn cử ra một người (nhà có xe bò) làm nhiệm vụ thu gom rác thải. Rác thải trong thôn chỉ thu gom vào sáng chủ nhật, nhà nào hôm đó mà không đem rác ra cho xe thu gom thì phải tự đem đến bãi rác. Nếu phát hiện ra ai tự ý ném rác bừa bãi ra đường thì thôn sẽ phạt theo quy chế.
Hiện nay, xử lý rác thải sinh hoạt đang là một trong những vấn đềc “ nóng” ở các làng quê.
Lúc đầu thì mọi người trong thôn rất đồng tình vì coi đây là biện pháp để bảo vệ môi trường. Một nhà trong thôn có xe bò nhận việc thu gom rác, với mức hỗ trợ của quỹ thôn là 400.000 đồng / tháng. Nhưng sau đó thì nảy sinh ra cái khó: Rác thải thu gom xong biết đổ ở đâu? Ở nông thôn, đâu có xe tải thu gom hay bãi tập kết rác thải như ở thành phố. Cuối cùng, lại phải họp thôn để lấy ý kiến”.
Video đang HOT
Anh Toàn cho biết, sau vài cuộc họp thôn, mọi người đành đồng ý với ý kiến “đổ tạm” rác ở cạnh sân bóng, rồi sau… tính tiếp. Kết quả là rác ngày càng nhiều, sân bóng trước đây giờ biến thành nơi tập kết rác. Đám thanh niên trong thôn chỉ còn biết thở dài: Chỉ vì cái chính sách “nông thôn mới” mà mất sân đá bóng. Biết thế thà cứ… nông thôn cũ còn hơn.
Ngoài ra, cũng theo anh Toàn, bất cập nhất là vì xe bò chỉ đi thu gom rác vào sáng chủ nhật nên rác thải cả tuần bị đắp dồn lại, mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu.
“Có những lần, như thường lệ, sáng chủ nhật các gia đình trong thôn đem rác ra đặt sẵn ở trục đường chính để đợi xe bò đi qua thu gom. Nhưng cả buổi sáng chẳng thấy ai đi thu gom rác cả. Đến chiều thì trời đổ mưa lớn, rác rưởi, nước bẩn dềnh ra lênh láng ngập ra khắp đường đi.
Cùng lúc mới thấy loa truyền thanh của thôn thông báo: Các hộ dân tự đem rác đi đổ đúng nơi quy định. Hôm nay xe chở rác không đi thu gom được vì… bò bị ốm!”, anh Toàn cho biết thêm.
Ẩu đả vì… rác
Hiện nay, rác ở nông thôn tuy không nhiều như ở các thành phố lớn và chủ yếu là rác thải hữu cơ nhưng của cả làng, cả xã gộp lại thì đó vẫn là một gánh nặng khá lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường ở các vùng quê. Mặc dù quỹ đất rộng nhưng phần lớn lại không quy hoạch được các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng… nên rác thải phần lớn vẫn được các gia đình “tự xử lý”.
Không chỉ có rác thải sinh hoạt, rác hữu cơ mà nhiều loại rác thải vô cơ như bao bì, vỏ thuốc trừ sâu, diệt cỏ, nhựa, nilon… cũng được những người nông dân này “hồn nhiên” vứt tràn lan ra cánh đồng, bờ đê, kênh rạch… với suy nghĩ chung: miễn sao nhà mình sạch là được. Đã có trường hợp cũng chỉ vì chuyện đổ rác mà đã dẫn đến ẩu đả lẫn nhau giữa thanh niên hai thôn.
Rác đổ tràn lan trên các ngả đường vào thôn xóm.
Chị Nguyễn Thị Nhung (Đốc Chính, Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết: “Cách đây mấy năm, quê tôi cũng từng xảy ra chuyện thanh niên hai thôn đánh nhau chỉ vì chuyện đổ rác. Ở thôn trên, sau khi thu gom rác thải xong chẳng biết đổ đâu, cuối cùng quyết định xử lý bằng cách… đổ hết xuống sông.
Ở thôn dưới có một đoạn sông chảy qua, trưa hè hay mỗi chiều đá bóng xong là nhóm thanh niên trong thôn lại ra đây tắm. Nhưng rác rưởi từ thôn trên trôi xuống, dạt vào bờ, bãi tắm không sử dụng được. Nghĩ là bị đám thanh niên thôn trên “chơi xỏ”, nên nhóm thanh niên thôn dưới bèn đem gậy gộc lên để… hỏi tội. Vụ này chính quyền xã phải đứng ra dàn xếp mãi mới xong. Cuối cùng mỗi thôn phải trích ra một khoảng đất để làm bãi đổ rác thải, không đổ ra sông nữa”.
Công việc chở rác chỉ do một chú bò này… đảm nhận. Tuy nhiên, công việc này cũng không được thường xuyên mà chỉ diễn ra vào ngày cuối tuần.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện rất ít các vùng nông thôn có thể tự xây dựng được bãi rác riêng cho mình. Và ngay khi đã có bãi rác thì việc thay đổi thói quen đổ rác bừa bãi của những người nông dân cũng vẫn chưa thể thay đổi ngay được.
Có nhiều địa phương sau khi cam kết xây dựng “nông thôn mới”, chính quyền đã đưa vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí để bình xét danh hiệu gia đình văn hóa. Nhưng sau khi đã đón nhận “gia đình văn hóa” xong thì mọi chuyện lại vẫn như cũ: rác vẫn bị vứt tràn lan ra khắp các ngả đường nơi thôn xóm.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Hiện nay, vấn đề xử lý rác thải đang là bài toán khó đối với nhiều vùng nông thôn. Rác thải bị vứt tràn lan ra khắp nơi hoặc bãi tập kết rác quá gần với khu dân cư sinh sống đã gây ô nhiễm đến nguồn nước, không khí, môi trường xung quanh. Đây cũng là nguồn gốc lây lan các loại dịch bệnh trong cộng đồng. Theo tôi, trong số các chính sách để xây dựng nông thôn mới hiện nay thì nên tập trung đầu tư nhiều hơn vào vấn đề xử lý rác thải.
Theo soha
Tiếp tay vơ vét nông sản, phải phạt nặng
Thương lái nước ngoài "tận thu" nông sản để đưa về nước theo đường tiểu ngạch, đặc biệt là thủy sản làm " nóng" khu vực nông thôn bấy lâu nhưng chưa có biện pháp xử lý. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ NN&PTNT đang soạn thảo Nghị định, trong đó, hành vi liên kết bất hợp pháp với thương lái nước ngoài để thu mua nông lâm thủy sản sẽ bị xử phạt nặng.
Siết chặt hoạt động đánh bắt, mua bán góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nước
Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng
Điểm nổi bật của dự thảo Nghị định (NĐ là quy định sẽ phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với cá nhân trong nước liên kết, hợp tác trái phép với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu gom thủy sản tại Việt Nam, nếu tổ chức vi phạm thì phạt tới 100 triệu đồng. Mức phạt cao nhất nêu trong dự thảo NĐ lên tới 200 triệu đồng. Ngoài ra, còn tịch thu tang vật vi phạm như tàu thuyền, xe vận chuyển, thu gom thủy sản... và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh của cá nhân, tổ chức vi phạm khi "bắt tay" với thương lái nước ngoài tranh mua, vơ vét thủy sản từ 6-12 tháng.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện NĐ đang trong quá trình xây dựng, chuẩn bị lấy ý kiến rộng rãi để hoàn thiện, sớm trình Chính phủ xem xét, áp dụng. Theo ông Tuấn, việc ban hành NĐ này là rất cần thiết trước tình trạng có nhiều tư thương nước ngoài, trong đó có cả thương lái Trung Quốc, vào tận các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta để thu gom nguyên liệu thủy sản theo kiểu vơ vét, cạnh tranh không lành mạnh. Không những vậy, việc ngăn chặn tình trạng tranh mua thủy sản trái phép của thương lái nước ngoài sẽ góp phần giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu của doanh nghiệp trong nước.
Bộ NN&PTNT phân tích, trước đây việc mua bán giữa thương nhân Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu thông qua xuất khẩu, thương lái Trung Quốc thường chỉ thu mua nông sản tại biên giới, các cửa khẩu. Nhưng hiện nay, họ đã vào sâu nội địa để thu mua các loại thủy sản, nông sản trực tiếp của người nông dân, tới tận từng làng, xã đã gây ra tình trạng tranh mua, tranh bán. Điều đáng lo là ngay cả sản phẩm không đạt chất lượng, thứ mà chúng ta vẫn đang nỗ lực để ngăn chặn thì họ vẫn thu mua, thậm chí còn mua với giá cao hơn cả sản phẩm sạch mà các doanh nghiệp Việt Nam thu mua.
Không để mua bán tự do, tùy tiện
Còn theo ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), dù đã có nhiều bài học về chuyện thương lái nước ngoài vào tận các cảng biển ở miền Trung để thu gom thủy sản, đẩy giá lên cao để dụ dỗ ngư dân rồi bất ngờ đánh tụt xuống, ép giá bà con nhưng đáng buồn là vì hám lợi, vẫn có một số tư thương trong nước sẵn sàng tiếp tay cho họ. Vì vậy, NĐ ra đời là để đảm bảo trật tự trong việc thu mua nguyên liệu thủy sản, giúp ngư dân không bị mắc bẫy, tránh thiệt hại.
Bên cạnh việc thương lái nước ngoài đổ vào nội địa thu gom nông sản trái phép thì ở các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, khu vực vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), Vũng Rô (Phú Yên)... còn xảy ra tình trạng người nước ngoài liên kết trái phép với cá nhân trong nước để đánh bắt thủy sản, thậm chí là "tận diệt", nuôi thủy sản sai quy định. Do đó, dự thảo NĐ mới cũng đã đưa ra quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp liên kết đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trái phép và các vi phạm của tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam. Cụ thể, sẽ phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng biển Việt Nam. Đồng thời tịch thu tàu cá, trục xuất thuyền viên nước ngoài khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Cùng với thủy sản, hiện nay tình trạng thương lái nước ngoài tranh mua, vơ vét các loại hàng hóa nông sản cũng đang là vấn đề gây nhức nhối. Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo, cần phải sớm có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, không thể để tình trạng các thương nhân Trung Quốc được phép mua bán sản phẩm nông nghiệp một cách tự do, tùy tiện và thậm chí là trốn thuế... Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho hay, thời gian sắp tới, sẽ có NĐ quy định xử phạt các vi phạm có liên quan tới việc thương lái trong nước hám lợi, tiếp tay trái phép cho thương lái nước ngoài thu gom nông sản nội địa.
Theo ANTD
Giá vàng lao dốc không phanh Diễn biến thị trường vàng trong nước đang đảo ngược hoàn toàn so với những gì diễn ra trước ngày 10-1, giá giảm nhanh hơn nhiều so với thế giới, giúp mức chênh lệch thu hẹp hàng triệu đồng. Tính đến 10h20 sáng nay, mỗi lượng vàng miếng thu gom đã giảm hơn 1 triệu đồng so với cuối ngày hôm qua mặc...