Lãng phí và nước mắt người dân
Báo cáo thẩm tra việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội thực hiện cho thấy tình trạng lãng phí, chưa tiết kiệm vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực với mức độ khác nhau. Mọi sự lãng phí đều là lãng phí tiền của dân, mà mỗi đồng tiền mà người dân có được đều thấm đẫm mồ hôi và nước mắt.
Thể loại lãng phí bị dư luận phản ứng nhiều, dễ thấy nhất là quy hoạch “treo”; đất dự án thu hồi rồi bỏ trống; dự án triển khai dang dở rồi “đắp chiếu”; chất lượng công trình xây dựng kém, hiệu quả sử dụng thấp; lãng phí trong mua sắm tài sản, ôtô, sử dụng ngân sách không đúng mục đích… Trong đầu tư công, như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, sờ vào đâu cũng thấy lãng phí thất thoát. Chính phủ có quyết định dừng, giãn, hoãn, cắt bớt, nhưng “cắt đi vẫn nằm đấy”. Cắt là cắt trên giấy tờ sổ sách, chứ còn sự thật vẫn phơi bày trên đó rồi!
Tăng vọt nợ công quốc gia đang trở thành nổi nhức nhối của toàn dân và các đại biểu Quốc hội. Nguyên nhân dễ nhận biết nhất là do lãng phí đang xảy ra nhiều từ việc đầu tư dự án giao thông.
Làm đường xong rồi lại đào bới lên, vỉa hè bị cày xới tung, gây lãng phí vật tư, nhân lực và cản trở đi lại làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt, kinh doanh sản xuất của nhân dân. Hay đơn cử ở Hà Nội gần đây rầm rộ hội chứng xây cổng chào lan rộng ra đến nhiều quận, huyện, xã, phường, thôn, xóm. Nếu có dịp đi từ Hà Nội lên Sơn Tây theo Quốc lộ 32 quý khách sẽ được đón chào bởi rất nhiều lời chào mừng từ các bảng, biển và cổng chào. Cụm từ “Chúc quý khách thượng lộ bình an”, rồi “See you again” thấy liên tục trên đoạn đường chỉ hơn 20 cây số qua các huyện Hoài Đức, Đan Phượng đến Phúc Thọ ở 5 cổng chào được xây dựng quy mô sừng sững. Thế nhưng để rẽ vào địa điểm cụ thể nào đó thì không thể không phải hỏi thăm đường. Được biết, cổng chào nhỏ cũng tốn kém hàng trăm triệu đồng, còn loại hoành tráng lên đến trên 1 tỷ đồng (chưa kể kinh phí lắp đặt và quản lý bảng điện tử). Vậy việc làm đẹp làng quê như vậy là sự đầu tư chưa mang lại những giá trị sử dụng hiệu quả, nhất là khi điều kiện còn khó khăn.
Mới đây, Ban quản lý Chỉnh trang Đô thị Hà Nội đã được duyệt tờ trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép, trong đó có 10 nhà vệ sinh 2 buồng và 4 nhà vệ sinh loại 4 buồng. Dự án có tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Theo báo giá thiết bị của Công ty TNHH Cơ điện lạnh Hoàng Gia chào giá loại nhà vệ sinh 4 buồng với giá 1,050 tỷ đồng, chưa có thuế VAT. Bên cạnh đó, loại nhà vệ sinh 2 buồng cũng được doanh nghiệp này chào giá 675 triệu đồng.
Video đang HOT
15 tỷ cho 14 cái nhà vệ sinh, nghĩa là hơn 1 tỷ /1 cái. Còn có thể so sánh cụ thể hơn với giá thành căn hộ mẫu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp thuộc dự án nhà ở xã hội Đặng Xá 2 (Gia Lâm, Hà Nội) có mức giá đưa ra chỉ từ 8,68 triệu đồng/m2 (đã bao gồm thuế GTGT 5% và phí bảo trì), tương ứng với giá từ 310 triệu đồng trở lên cho mỗi căn hộ. Nghĩa là số tiền 1 tỷ đầu tư cho xây nhà vệ sinh mới có thể mua 3 căn hộ cho 3 gia đình nghèo còn chưa có nơi “an cư lập nghiệp” ở Thủ đô!
Việc xây dựng mới nhà vệ sinh là để đáp ứng nhu cầu của người dân và làm đẹp cho Thủ đô. Nhưng hãy tính toán lại kinh phí sao cho tiết kiệm nhất, và ở thời điểm thích hợp cho khoản đầu tư lớn này. Trong thời điểm các nhà vệ sinh bạc tỷ này được phê duyệt thì cách đó vài chục cây số, để trẻ em được tới trường, người lớn được đi làm, mỗi ngày hàng trăm người dân làng Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, phải oằn lưng để đu kéo dây thuyền qua sông Nhuệ. Hàng ngày cả làng tới vài trăm lượt đi đi về về liên tục từ sáng sớm đến đêm khuya, vào các giờ cao điểm buổi sáng, trưa và chiều tối thì thuyền liên tục chật cứng và quá tải để đưa người dân về nhà, hay đi làm, đi học… Cũng để vượt qua con sông Nhuệ ô nhiễm, hàng ngày ở xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội cũng vẫn phải “đu dây” tương tự. Do không có cầu đã rất nhiều năm nay, hàng nghìn lượt người, xe vẫn vượt sông bằng cái cách tưởng như thể chỉ còn tồn tại ở vùng quê nghèo xa xôi nào đó.
Theo ANTD
Giám đốc sàn giao dịch BĐS "mất tích", hàng chục tỷ đồng bay hơi
Thông qua sàn giao dịch BĐS BIC (BIC), hơn 50 khách hàng đã ký kết hợp đồng góp vốn mua căn hộ chung cư tại tòa nhà Greenlife Tower (khu căn hộ kiểu mẫu bán đảo Linh Đàm) của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD). Những tưởng số tiền mình đã nộp cho sàn giao dịch đã được chuyển tới HUD. Song những khách hàng này như đang "ngồi trên đống lửa" khi nhận được thông báo nộp tiền của HUD. Hỏi đến sàn giao dịch BIC thì bà giám đốc lặn mất tăm. Giờ đây mỗi khách hàng đang phải đối mặt với nguy cơ bị mất trắng gần nửa tỷ đồng đã nộp thông qua BIC. Vậy hàng chục tỷ đồng đã đi đâu
Sàn thu tiền, chủ đầu tư không biết
Được tung ra thị trường năm 2011 và hạn bàn giao nhà vào quý II-2013, dự án Greenlife Tower - Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội được xem là khu chung cư cao cấp hiếm hoi của Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị xây dựng Hà Nội (HUD). Greenlife Tower nằm ở một vị trí đẹp, được bao quanh bởi mặt nước hồ Linh Đàm, kết nối với trung tâm Hà Nội và các khu vực lân cận bởi đường Giải Phóng và đường Vành đai 3. Bởi vậy, dự án này từng gây sốt trên thị trường bất động sản khu vực phía Nam Hà Nội.
Cuối năm 2012, sau khi tham quan căn hộ mẫu thuộc dự án Chung cư cao cấp Greenlife Tower A xây dựng trên lô đất NO-VP4, ông Đỗ Tiến Dũng cùng vợ đã quyết định mua một căn hộ tại đây thông qua BIC với giá 2.569.503.000 đồng. Được nhân viên BIC tư vấn, lần đầu tiên, ông đã đặt cọc 50.000.000 đồng cho BIC. Số tiền này ông Dũng nộp cho một nhân viên đến tận nhà ông để thu. Lần thứ 2, ông nộp tiếp 200.000.000 đồng cho BIC ngay tại căn hộ mẫu VP4. Cả hai lần này ông Dũng đều được nhận phiếu thu của công ty.
Theo ông Dũng cho biết thì ngày 28-12-2012, ông đến trụ sở của BIC tại tầng 2, tòa nhà Rainbow, đường 19 tháng 5 Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội nộp tiếp 200.000.000 đồng. Đáng chú ý, sau khi nộp số tiền này, ông được BIC yêu cầu nộp lại 2 phiếu thu tiền của 2 lần trước và nhận lại một giấy xác nhận đã hoàn thành giao dịch qua sàn - không ghi cụ thể số tiền đã nộp (450.000.000 đồng). Trên giấy cũng chỉ có dấu treo của Công ty BIC Việt Nam. Lúc này ông Dũng được hướng dẫn ký hợp đồng góp vốn số A064/HĐMB-GL-HUD. Sau khi ký hợp đồng, ông Dũng đã nộp 770.851.000 đồng vào tài khoản của Tổng Công ty HUD. Tổng số tiền mà ông cũng như gần 50 khách hàng đã nộp thông qua BIC để nộp thẳng vào tài khoản của HUD là 1.220.851.000 đồng. Những tưởng số tiền đó đương nhiên sẽ được sàn giao dịch chuyển sang cho HUD nhưng thật bất ngờ, ngày 20-5-2013, ông cùng nhiều khách hàng nhận được thông báo nộp tiền với xác nhận mới chỉ đóng 770.851.000 đồng của HUB. Số tiền 450.000.000 đồng đã đóng trước đó HUD chưa hề nhận được.
Ông Dũng cùng nhiều hộ dân đã liên hệ làm việc trực tiếp với HUD và được trả lời: Ngày 29-11-2012, tổng HUD đã có công văn về việc yêu cầu thanh lý hợp đồng dịch vụ bán hàng tại dự án Greenlife Tower bán đảo Linh Đàm với công ty cổ phần BIC Việt Nam. Theo đó, phí dịch vụ mua căn hộ tại tòa nhà VP4 thông qua BIC đã được ban quản lý dự án số 2 chi trả sau khi bàn giao. Tháng 4-2013, HUD cũng đề nghị BIC Việt Nam chấm dứt mọi giao dịch (mua bán, thu hồi công nợ) tại dự án NO-VP2 và NO-VP4 Bán đảo Linh Đàm kể từ ngày 17-4-2013.
Lúc này những khách hàng đã nộp tiền cho Công ty cổ phần BIC mới tá hỏa đến làm việc với BIC yêu cầu bà Hoàng Thị Thanh Vân - Giám đốc Sàn giao dịch BĐS BIC viết xác nhận số tiền 450.000.000 đồng mà các hộ đã nộp cho sàn BIC. Tuy nhiên, bà Vân chỉ đưa ra tờ xác nhận mà không có dấu đỏ của công ty với lý do sàn BIC không có dấu, phải liên hệ với Tổng Giám đốc Lục Thị Mai Trang. Tuy nhiên sau nhiều ngày hẹn gặp và chờ đợi, bà Trang vẫn không tiếp các khách hàng mà chỉ thông báo giao lại cho bà Vân giải quyết sự việc trên. Ông Dũng cho biết: "Tới ngày 26-6-2013, bà Lục Thị Mai Trang trả lời chúng tôi: "Đã kiểm tra nguồn thu tài chính của công ty nhưng không thấy có khoản thu. Giám đốc sàn BIC Hoàng Thị Thanh Vân đã biến mất, không liên lạc được". Như vậy số tiền hàng chục tỷ đồng khách hàng nộp qua sàn BIC cũng bay hơi cùng bà Giám đốc sàn Hoàng Thị Thanh Vân.
Giám đốc biến mất vì bị... đau tim
Cuối tháng 6 vừa qua, ông Dũng cùng gần 50 khách hàng mua căn hộ chung cư cao cấp Greenlife Tower (thông qua BIC) đã đồng loạt gửi đơn tố cáo tới Tổng Công ty HUD, CAP Văn Quán, CAQ Hà Đông để nhờ sự can thiệp. Trả lời khách hàng, đại diện Tổng Công ty HUD cho biết, đến thời điểm tháng 6-2013, HUD mới thu của khách hàng 770.851.000 đồng. Trong dự án này, HUD cũng đã thanh toán toàn bộ phí giao dịch với BIC Việt Nam. Số tiền 450.000.000 đồng các khách hàng đã đóng không hề có trong bất cứ khoản thu nào của HUD. Số tiền này do BIC tự đứng ra thu, HUD không hề biết về việc này. Trao đổi với phóng viên báo ANTĐ Cuối tuần, đại diện HUD cũng khẳng định những thông tin như đã trả lời khách hàng trong sự việc trên. Về phía BIC Việt Nam, công ty này cho biết, toàn bộ số tiền mà sàn BIC đã thu, Công ty BIC Việt Nam không hề hay biết. Kiểm tra các nguồn thu chi đều không có các khoản tiền này. Cho đến nay sàn BIC vẫn hoạt động bình thường nhưng tất cả những khách hàng mua căn hộ chung cư cao cấp tại Greenlife Tower không thể liên lạc được với những người có trách nhiệm...
Ông Phạm Mạnh Cường, cũng mua căn hộ tại Greenlife Tower thông qua sàn BIC cho hay: "Gia đình tôi có mua 2 căn hộ tại dự án này và vẫn đóng tiền đầy đủ theo thông báo góp vốn của HUD nhưng giờ bỗng dưng phải đóng thêm 900.000.000 đồng. Số tiền đó không hề nhỏ, có hàng chục người cùng chung hoàn cảnh như tôi, như vậy số tiền mà bà Vân và sàn BIC thu của chúng tôi lên tới hơn hàng chục tỷ đồng. Hiện tại tôi vẫn cẩn thận giữ lại những giấy tờ có liên quan, có dấu của sàn giao dịch. Tôi đã liên lạc nhiều lần với BIC nhưng cho tới nay vẫn chưa nhận được phản hồi về vấn đề này. Có thông tin cho biết, bà Vân đợt vừa rồi "biến mất" vì phải đi cấp cứu do bị lên cơn đau tim. Trong lúc chờ đợi một câu trả lời từ sàn BIC, tôi cũng như nhiều người khác vẫn phải sống thấp thỏm lo âu. Chúng tôi đang rất hoang mang và chờ đợi một sự giải thích hợp lý".
Có dấu hiệu lừa đảo
Trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô Cuối tuần, luật sư Hoàng Văn Dũng, Công ty Luật Hợp Danh Bros và cộng sự cho rằng: "Vụ việc có nhiều dấu hiệu cho thấy bà Vân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng mua nhà do sàn BIC môi giới. Bởi, bất kỳ một sàn giao dịch bất động sản nào khi hoạt động cũng phải có dấu. Kể cả sàn giao dịch trực thuộc công ty. Bởi vậy, việc bà Vân trả lời sàn không có dấu là khó chấp nhận. Có dấu hiệu lừa đảo. Bên cạnh đó, cũng cần phải khuyến cáo người dân nên tìm hiểu kỹ lộ trình góp vốn, yêu cầu đầy đủ các giấy tờ khi giao nhận tiền bởi đó là những chứng cứ có giá pháp lý khi phải đưa ra giải quyết tranh chấp tại tòa. Về phía chủ đầu tư, nên có thông báo đầy đủ, giúp đỡ khách hàng chứ không phó mặc cho các công ty môi giới, sàn giao dịch".
Cho đến nay, 50 khách hàng trên vẫn thấp thỏm lo lắng như ngồi trên đống lửa vì không biết khoản tiền 450.000.000 không biết đang ở đâu này. Trong khi đó, bà giám đốc sàn giao dịch BIC vẫn bặt vô âm tín trong khi sàn giao dịch này vẫn hoạt động bình thường. Có mặt tại trụ sở của BIC tại tầng 2, tòa nhà Rainbow, đường 19 tháng 5 Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, phóng viên An ninh Thủ đô Cuối tuần ghi nhận sàn vẫn làm việc bình thường, tuy nhiên khi liên hệ gặp bà Vân - Giám đốc sàn, chúng tôi nhận được câu trả lời bà Vân không đến làm việc, những người trực tiếp liên quan đến việc môi giới, tư vấn mua căn hộ thuộc tòa nhà Greenlife Tower đều không có mặt. Vấn đề đặt ra là, sự việc đã xảy ra nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa, trách nhiệm thuộc về ai. Được biết, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Hy vọng sẽ sớm có câu trả lời.
Tùng Liên
Theo ANTD
"Bi kịch" của chùa Một Cột Quá nóng ruột về sự xuống cấp chùa Một Cột ngày càng nghiêm trọng, dự án trùng tu được lập 5 năm trước vẫn "đắp chiếu", Đại đức Thích Tâm Kiêm gửi "tâm thư" lên UBND Hà Nội với nội dung sau 30 ngày nếu không có ý kiến sẽ tự tìm biện pháp... Cứ mưa là trong nhà cũng như ngoài sân...