Lãng phí tràn lan do thiếu chế tài
Chiều qua, 6-6, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Sáng cùng ngày, Quốc hội đã cho ý kiến vào dự thảo Luật Phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai.
Đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khuyến cáo: “Phải có chế tài nghiêm với người gây lãng phí”
Không khó phát hiện lãng phí
Góp ý kiến vào dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) cho biết, nước ta nghèo nhưng lãng phí có mặt ở khắp nơi, từ sử dụng lương thực, thực phẩm tới tổ chức lễ hội, đất đai bỏ hoang, dự án treo… Khẳng định tiết kiệm phải giáo dục ngay từ lớp nhỏ, ĐB Thích Bảo Nghiêm nói: “Dự án đắp chiếu nằm đấy trong khi người dân không có đất canh tác. Lãnh đạo cứ lên chức lại thay xe, thay đồ trong phòng làm việc, rất lãng phí. Tôi ủng hộ cải cách triệt để lễ hội, nghi lễ tang ma, cưới xin, như hiện nay phí phạm quá. Đám tang cả trăm vòng hoa, đối trướng… Phải làm sao để tiết kiệm nhất, đúng với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta”.
ĐB Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhìn nhận: “Tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề lớn, cấp bách và bức xúc hiện nay. Khó nói tham nhũng hay lãng phí gây thất thoát cho đất nước nhiều hơn”. Theo ĐB Phạm Quang Nghị, lãng phí không khó phát hiện. Có thể nhận diện từ lãng phí đất đai, trong xây dựng tới họp hành, lễ hội… Ông đặt vấn đề: “Tại sao ta nói nhiều mà hiệu quả không cao? Đó là do quy định ràng buộc trách nhiệm, chế tài rất thiếu. Ở các nước, những quy định này rất chặt chẽ, vượt quá là phải bỏ tiền túi ra bù. Hội nghị hầu như không có quà cáp, phong bao”. ĐB Phạm Quang Nghị nhớ lại: “Khi tôi là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, tôi đã bỏ được thông lệ cứ mít tinh kỷ niệm là tặng quà. Về văn hóa, quà cũng không sang trọng, lịch sự, thậm chí người nhận về đôi khi cũng không dùng. Nhưng những việc đó thực hiện chưa được bao nhiêu và chưa thành quy chế. Nếu ai cũng có ý thức tiết kiệm từ những việc rất cụ thể như vậy thì ta làm được biết bao nhiêu việc có ích cho xã hội, chưa cần nói đến tiết kiệm xăng, xe…”.
Chưa hài lòng với dự thảo, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) dẫn chứng: “Dự luật chưa làm rõ vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội hiện này là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Có dự án 10 năm vẫn chưa xong GPMB gây tổn hại đến người sử dụng đất mà trực tiếp là người dân thì chế tài không thấy có trong luật. Lãng phí về nguồn lực đất đai thời gian qua là không thể tính toán hết được”. Cùng quan điểm, ĐB Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) nói: “Tính khả thi vẫn chưa cao. Nhiều nội dung vẫn chỉ là khuyến khích, nói cách khác là kêu gọi, vận động, tuyên truyền chứ chưa ràng buộc, chế tài”.
Video đang HOT
Chế tài phải nghiêm khắc
Nhấn mạnh phải “ràng buộc trách nhiệm của những người gây ra lãng phí”, ĐB Phạm Quang Nghị nói: “Nếu không cụ thể, rõ ràng thì khả năng khắc phục lãng phí sẽ không cao”. Ông đề nghị, dự luật nên điều chỉnh đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức sử dụng tài sản công và tiêu dùng cá nhân. ĐB Phạm Quang Nghị nói: “Tiền công là đóng góp thuế của nhân dân nên phải hết sức trân trọng. Một mặt làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền song phải có chế tài nghiêm với người gây lãng phí”.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, phải quy rõ trách nhiệm đầu tư để gây lãng phí chứ không thể chung chung. Ông nói: “Tôi nhất trí quan điểm trong Bộ Luật Hình sự cần có tội gây lãng phí. Tội lãng phí gây hại rất lớn cho xã hội. Công trình có khi hàng nghìn tỷ đồng mà bỏ hoang là rất nghiêm trọng”. ĐB Đỗ Văn Đương kiến nghị, mọi hành vi gây thất thoát, lãng phí, nhất là tài sản công thì phải xử lý kịp thời, thật nghiêm minh. Ông nhấn mạnh dự luật phải minh định chế tài xử lý và làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra lãng phí. “Sếp mà lấy xe công đưa vợ về quê, đi chùa thì nói sao được cấp dưới. Phải kỷ luật nặng, nếu nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Chứ cứ diễn mãi cảnh sáng vác ô đi, tối vác ô về, gây lãng phí là không thể chấp nhận được…”.
Theo ANTD
Người Việt đang mất dần tính tiết kiệm
Dân tộc Việt vốn tính hết sức tiết kiệm. Bây giờ, muốn chống lãng phí thì cần nghiên cứu kỹ cái gì làm con người Việt Nam mất dần tính tiết kiệm đó... Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc: muốn chống lãng phí thì cần nghiên cứu kỹ cái gì làm con người Việt nam mất dần tính tiết kiệm
- Nhiều người cho rằng chúng ta đã tiết kiệm tối đa rồi, bây giờ điều quan trọng là chống lãng phí. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Ai cũng biết rằng, lãng phí đã ngốn đi tài sản rất lớn của nhà nước và xã hội. Nhưng dùng Luật chưa đủ, quan trọng là chúng ta phải tạo ra được một tập tính xã hội mà dân Việt Nam vốn là dân tộc đã từng có tập tính hết sức tiết kiệm. Đương nhiên có thể đó là thời kỳ chúng ta chưa giàu có, nhưng những tập tính đó đã ăn sâu trong đời sống con người rồi. Bây giờ cần nghiên cứu kỹ cái gì làm con người Việt Nam mất dần tính tiết kiệm đi.
Bên cạnh Luật pháp, chế tài đối với hành vi lãng phí thì quan trọng là giáo dục, gây dựng những chế tài cần thiết đặc biệt với những hành vi gây lãng phí của công. Tôi thấy có nhiều hiện tượng rất khó giải thích. Ví dụ ngành giao thông, chỉ cần ngành quan tâm kiểm tra lại những dự án lập tức dôi ra 15.000 tỷ đồng, hay Chính phủ có chủ trương tiết kiệm ngân sách, lập tức các ngành báo cáo lên có thể rút được ngay vài ba nghìn tỷ đồng. Tôi cho vấn đề đã nằm ngay ở đó rồi.
Dường như chúng ta chỉ tiếp cận vấn đề đó khi nào có chủ trương, đường hướng đến thành tích chủ nghĩa nhiều hơn. Theo tôi, Chính phủ phải gương mẫu đầu tiên. Bên cạnh đó, những giải pháp cụ thể như phương tiện làm việc của cán bộ như thế nào. Các quốc gia họ làm, chúng ta hoàn toàn có thể học tập và làm được.
- Theo ông, cần làm gì để tháo gỡ vấn đề lãng phí ?
Giám sát của dân đối với chi tiêu của nhà nước. Còn bản thân tiết kiệm xã hội thì tăng cường giáo dục tuyên truyền và những phương thức để chúng ta hình thành dần hay trở lại dần tập tính vốn có của dân tộc mình trước đây tằn tiện, tiết kiệm.
- Nhưng người dân làm sao có thể giám sát? Ví dụ ra quyết định hành chính không phù hợp hay câu chuyện mạng xã hội... nếu nó là sự thật thì đó chính là quyết định hành chính không phù hợp, gây lãng phí?
Mạng xã hội thì tôi lại nghĩ khác. Đó là phương thức nhiều quốc gia làm rồi. Nếu xây dựng được mạng xã hội lành mạnh, có sức hấp dẫn thì đó là cách đấu tranh mà vẫn tôn trọng quyền tự do của người dân trên mạng. Nhưng vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào, từ đấu thầu, giao cho ai và chi phí thế nào... tất cả nằm trong "cái" mà vẫn còn tồn tại.
Tôi cho rằng, tiết kiệm phải hướng vào bộ máy công quyền sử dụng ngân sách, còn cái liên quan đến đời sống xã hội, tiết kiệm xã hội thì chúng ta có thể đẩy mạnh tuyên truyền. Tôi lấy thí dụ, về chính sách nhà nước, khi anh xử phạt một hành vi vi phạm giao thông tại một địa bàn nào đó thì vì cái lợi ích anh đưa ra, anh nói rằng để tránh tiêu cực của người thu phí, anh đưa ra quy định là người vi phạm vài ngày hôm sau phải trở lại chỗ cũ để nộp tiền.
Tôi chưa nói điều đó có thật là để hạn chế tiêu cực trong thu phí hay không, hay đó là thủ thuật gây tạo sức ép để phát sinh tiêu cực. Nhưng chuyện đưa ra giải pháp, người vi phạm phải quay trở lại thì lãng phí xã hội rất lớn, về thời gian, tiền bạc, công việc... Phải nhìn vào từng chi phí ấy để đưa ra chính sách để tiết kiệm nhất mà vẫn giữ được chế tài nghiêm khắc của mình.
- Ông có thấy rằng, Luật đã thực hiện 7 năm nhưng chưa có người có trách nhiệm bị xử lý lãng phí trong khi hành vi lãng phí đang diễn ra rất khủng khiếp?
Luật chưa được thực thi, mà đầu tiên là bộ phận ngân sách nhà nước. Chỉ cần rà soát lại những dự án về các con đường quốc lộ, ngay lập tức riêng ngành giao thông đã tiết kiệm 15 nghìn tỷ đồng, thế mà lại coi rà soát là một thành tích chứ không phải là nguyên tắc để xây dựng những dự án. Tôi cho rằng quan trọng là tính gương mẫu, mà không gương mẫu là do giám sát kém. Người dân không có quyền giám sát hay sự giám sát đó không có hiệu ứng.
- Vậy nên Luật lần này lấy mục tiêu chính là quản lý tài sản công và tài chính công?
Sửa Luật là quan trọng nhưng tổ chức thực hiện thế nào? Tôi cho rằng tổ chức thực hiện là quan trọng nhất. Nhà nước phải thực hiện tính gương mẫu của mình. Tôi nhắc lại chuyện xưa, không phải tự dưng cụ Hồ đi dép cao su, nước còn nghèo thì ta phải hành xử thế nào cho phù hợp.
- Xin cảm ơn ông!
Theo vietbao
Sẽ khoán xăng và số km cho xe công? Sáng 5/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình về nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra về Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Bên hành lang Quốc hội, Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã trao đổi với báo chí về vấn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên đường ở Hải Dương

Công an vào cuộc vụ rơi lan can khiến 3 nữ sinh ở Nghệ An bị thương

Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong

Sạt lở nhà máy thủy điện Nậm Lúc ở Lào Cai

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Tạm đình chỉ nữ tiếp viên xe buýt 'tịch thu' thẻ sinh viên

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Thế giới
21:27:39 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025