Lãng phí ở tỉnh nghèo – Kỳ 4: Bến xe, âu thuyền xây xong để… ngó !
Nhiều bến xe tiền tỉ tại Quảng Nam đang trong tình cảnh “cầm hơi”. Trong khi đó, để cứu các khu neo đậu khỏi tình cảnh vắng bóng tàu thuyền, ngành chức năng tỉnh này tiếp tục đổ hàng chục tỉ đồng đầu tư bổ sung, nâng cấp.
Âu thuyền Hồng Triều không phát huy tác dụng khi có bão lớn – Ảnh: Hoàng Sơn
Xe khách “lơ” bến
Trên khu đất rộng khoảng 2,6 ha, chúng tôi chỉ thấy vài chiếc xe khách đậu rải rác để sửa chữa nhỏ. Những khu vực xe nằm chờ, xe chuẩn bị xuất bến… tuyệt nhiên không có một xe nào hiển hiện. Đó là một ngày hoạt động của Bến xe (BX) Tam Kỳ, nằm ngay cửa ngõ tỉnh lị Quảng Nam về phía bắc. Là BX khách liên tỉnh đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn loại 2, tổng kinh phí trên 12 tỉ đồng, nhưng suốt từ 2006 đến nay chưa một ngày BX khai thác được một nửa công suất thiết kế.
Theo Ban quản lý (BQL) BX, trước đây có 2 đơn vị cho xe vào bến để khai thác tuyến Quảng Nam – TP.HCM với tất cả khoảng 10 đầu xe. Nhưng rồi do cạnh tranh không lại với những nhà xe khác hoạt động trên tuyến, các đầu xe “chết dần chết mòn”.
Đầu tư bổ sung hơn trăm tỉ Ông Nguyễn Hồng Lam, Phó giám đốc BQL dự án NN-PTNT, cho hay để khắc phục hạn chế của âu thuyền Hồng Triều thì phải nâng cao trình đỉnh kè từ 1,8 m lên 2,5 m, tránh việc nước lũ làm ngập khu neo đậu, trồng cây để chắn gió và xây dựng thêm cảng cá Hồng Triều để tăng hiệu quả, với kinh phí ước khoảng 43 tỉ đồng. Với âu thuyền An Hòa, ngành chức năng tỉnh Quảng Nam cũng đang chuẩn bị lập dự án đầu tư bổ sung. “Đơn vị tư vấn lập dự án đang tính toán nên chưa ra quy mô, nhưng hỏi qua thì tôi được biết kinh phí bờ kè, đê chắn sóng, đường công vụ phải đầu tư ở khoảng 100 tỉ đồng nữa…”, ông Lam nói.
Bến vốn đã vắng, chỉ trông chờ vào những tuyến buýt nội tỉnh thì vài năm trở lại đây các chủ xe buýt cũng bỏ bến. Đặc biệt, nguồn thu của BX này hụt nghiêm trọng từ khi tuyến xe buýt sầm uất nhất là Tam Kỳ – Đà Nẵng không vào bến. “Chỉ còn lại tuyến Tam Kỳ – Núi Thành và một số tuyến khác với khoảng 60 lượt xuất bến/ngày. Các tuyến buýt khác chạy cả 100 lượt/ngày thì đã bỏ bến. Tết vừa rồi, hành khách vào mua vé để đi các tỉnh miền Nam nhưng không có phương tiện phục vụ. BX các nơi người ta xuất bến ít nhất 500 lượt xe/ngày. Tôi ngồi đây thấy mà sốt cái ruột…”, ông Nguyễn Ngọc Châu, Giám đốc BQL BX Tam Kỳ, than thở.
Video đang HOT
Bi đát hơn, BX Bắc Quảng Nam tại xã Điện An (H.Điện Bàn) được đầu tư khoảng 15 tỉ đồng chỉ lèo tèo vài phương tiện ra vào mỗi ngày, kéo dài từ 2009 đến nay.
Theo Sở GTVT Quảng Nam, toàn tỉnh có tất cả 19 BX đã được công bố (gồm 1 BX loại 2; 4 BX loại 4; 3 BX loại 5 và 11 BX loại 6). Tuy nhiên, không chỉ 2 BX lớn ở 2 đầu tỉnh lâm cảnh “vắng như chùa Bà Đanh” mà các BX huyện cũng ế ẩm không kém. Nguyên nhân chủ yếu do mật độ các bến cấp huyện được mở tuyến liên tỉnh quá dày. Trước thực trạng này, Sở GTVT Quảng Nam đã kiến nghị UBND tỉnh xã hội hóa BX Bắc Quảng Nam, nhưng cũng không khắc phục được tình trạng đìu hiu trước đó. BX phải “kiêm” thêm chức năng mời gọi thuê mặt bằng để buôn bán, chứa vật liệu…
Theo tìm hiểu của PV, 2 BX cấp tỉnh từng được quy hoạch ở những vị trí thuận lợi hơn. Theo đó, BX Bắc Quảng Nam đặt tại Tứ Câu (xã Điện Ngọc, H.Điện Bàn), BX Tam Kỳ được đặt ở gần xã Tam Xuân (H.Núi Thành). Tuy nhiên, quy hoạch này không được thực hiện. Nhiều nhà xe cho biết nếu các BX được đặt vào vị trí quy hoạch đã nêu thì không đến nỗi thê thảm và lãng phí như bây giờ.
“Công trình trọng điểm về lãng phí”
Cũng tại Quảng Nam, nhiều âu thuyền quy mô lớn không chỉ kém hiệu quả mà còn trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều ngư dân. Âu thuyền Hồng Triều (xã Duy Nghĩa, H.Duy Xuyên) là một điển hình. Ông Nguyễn Viết Trị (52 tuổi), người sống cạnh âu thuyền này, cho biết bão có sức gió từ cấp 8 trở lên là tất cả tàu thuyền đều tháo chạy vào những rừng dừa nước tại Cẩm Thanh (Hội An) hoặc Bình Giang (Thăng Bình) để neo đậu. “Tôi chứng kiến khi nhiều cơn bão lớn chuẩn bị vào, khu neo đậu này gần như trống không, tàu thuyền sơ tán hết… Khu neo đậu tránh bão mà bão đến tàu thuyền đi hết thì làm gì?”, ông Trị bức xúc.
Nhiều ngư dân cho hay sở dĩ họ “né” âu thuyền là do sợ gió giật gây va đập, hư hỏng thân tàu.
Theo BQL dự án NN-PTNT (thuộc Sở NN-PTNT Quảng Nam), âu thuyền Hồng Triều được đầu tư gần 44 tỉ đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu khoảng 1.000 tàu có công suất đến 350 CV. Công trình được đưa vào sử dụng từ 2009 đến nay. Ông Nguyễn Tấn Nam, Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa, cho biết khi chưa được đầu tư xây dựng, khu vực âu thuyền bây giờ có một cánh rừng dừa nước chắn gió ở phía bắc nên người dân vẫn an tâm cho thuyền vào neo đậu. “Nhưng sau khi làm xong âu thuyền thì rừng dừa nước không còn, phía bắc âu thuyền trở nên trống trải. Bão số 11 năm 2013, tàu thuyền chạy hết khỏi khu tránh trú vì quá sợ”, ông Nam nói thêm.
Nhiều cử tri H.Núi Thành cũng bức xúc về sự lãng phí trong đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão An Hòa trên địa bàn (tổng mức hơn 60 tỉ đồng). Do âu thuyền không có đê chắn sóng nên khi có bão ngư dân không dám đưa tàu vào vì sợ bị va đập. Ngoài ra, hiện âu thuyền này đang bị bồi lấp khiến tàu công suất lớn ra vào khó khăn, dễ mắc cạn. Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa 8 (cuối năm 2013), một cử tri đã bức xúc gay gắt về sự lãng phí quá lớn của âu thuyền này và gọi đây là một “công trình trọng điểm về lãng phí”.
Theo TNO
Người mẹ ôm 2 con nhỏ tự tử trong quẫn bách
Những áp lực quá lớn mà chị Giang Thị Mỹ Diệu (27 tuổi, trú tại thôn Phước Bắc, xã Tam Lãnh, H.Phú Ninh, Quảng Nam) phải gánh chịu trước khi quyên sinh cùng 2 con phần nào lý giải nguyên do chị tìm đến cái chết.
Chồng chị Diệu (anh Mai Văn Chương) đau khổ bên bàn thờ 3 người thương yêu của anh - Ảnh: Hoàng Sơn
Chồng không được mang tang
Đã gần 3 ngày sau cái chết đau lòng của 3 mẹ con chị Diệu, bên bàn thờ với 3 bức di ảnh, anh Mai Văn Chương (31 tuổi, chồng chị) lặng lẽ nhìn làn khói nhang nghi ngút mà nước mắt cứ chảy dài. Hai cháu bé Mai Thị Thảo My (3 tuổi) và Mai Gia Huy (2 tuổi) còn quá nhỏ để phải chịu cảnh chia lìa nghiệt ngã mà ai thấy đều xót xa. Sự việc xảy ra vào chiều 24.3, khi chị Diệu dắt 2 con đến bên bờ hồ Phú Ninh, sau đó dùng 2 sợi dây để buộc vào 2 con rồi cùng nhảy xuống hồ để tự vẫn (Thanh Niên đã thông tin).
Anh Chương cho biết, cha chị Diệu mất được 4 tháng do lâm trọng bệnh thì không lâu sau đó cha anh cũng qua đời vì bị tai nạn. "Tôi không được phục tang vợ con là vì tang cha chưa đầy 1 tháng. Đời còn gì đau khổ bằng vợ chết, con mất mà không được đeo tang", anh Chương nghẹn giọng.
Tự tử trong cùng quẫn vì chồng nghiện ngập
Sau khi xảy ra cái chết của 3 mẹ con, người nhà chị Diệu đã tìm thấy một bức thư do chị viết với nội dung ngắn gọn trong 14 dòng. Bức thư với bút tích của chị ghi vào lúc 1 giờ 30 ngày 9.3, dành để tâm sự với anh Chương (chồng chị). Bức thư có đoạn: "Ba à! Kể từ ngày mẹ về với ba đến nay cũng được gần 4 năm. Thời gian đối với mẹ cũng quá ngắn ngủi...". Khi đọc bức thư này, nhiều người đều có suy nghĩ chị Diệu đang phải gánh chịu những nỗi khổ không thể nói thành lời. Đặc biệt, cuối thư chị Diệu viết: "Hạnh phúc mong manh đã đổ vỡ khi mẹ mang bầu cu Kin (tức cháu Gia Huy - PV)" dấy lên sự hoài nghi chị Diệu đã có ý định tự tử từ trước. Bức thư này sau đó được Công an H.Phú Ninh tạm giữ để làm rõ nguyên nhân vụ tự tử.
Anh Chương cho biết thêm, vợ anh rất thương chồng con dù anh có nhiều lầm lỗi khi sống chung với vợ.
Theo lời kể của những người thân cũng như lời anh Chương thì trước khi xảy ra sự việc, chị Diệu đã trải qua khoảng thời gian đầy bi kịch. Trong đó có việc chồng chị là anh Chương nghiện ma túy phải đưa vào trại cai nghiện bắt buộc.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng công an xã Tam Lãnh, anh Chương là người không có tiền án, tiền sự về trật tự xã hội nhưng là người nghiện ma túy nặng. "Trước đây, anh Chương làm nghề lái xe tải nhưng sau đó nghiện ma túy nên phải bỏ việc. Địa phương nhiều lần vận động, xử phạt hành chính nhưng anh Chương vẫn không từ bỏ. Do đó, chúng tôi buộc phải lập hồ sơ đưa anh này đi cai nghiện tập trung tại một trung tâm ở H.Hiệp Đức (Quảng Nam)", ông Thanh nói. Không chỉ chịu đựng nỗi khổ do chồng gây ra, chị Diệu còn phải gánh áp lực quá lớn trước dư luận do chị là một giáo viên. Theo tìm hiểu của PV, anh Chương về nhà từ ngày 25.2 để chịu tang cha, đến ngày 29.2 phải trở lại trại để tiếp tục cai nghiện nhưng anh Chương không đi.
Theo anh Chương, cuộc sống gia đình anh chị gặp nhiều khó khăn về kinh tế. "Lương vợ tôi hơn 2 triệu đồng thì tháng nào cũng bị trừ 1 triệu để trả nợ. Rồi đến cái thai bị hư, cha cô ấy mất, lại đến chịu tang cha chồng. Còn tôi là một người cha, người chồng hư hỏng. Có lẽ, cô ấy tự tử là vì chịu quá nhiều áp lực, quẫn bách...", anh Chương khóc ngất khi cố gắng lý giải cái chết của vợ.
Điều tra nguyên nhân tự tử sau lễ mai táng Chiều 26.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ của Đội Điều tra (Công an H.Phú Ninh) cho biết, nguyên nhân cái chết của cả 3 mẹ con chị Giang Thị Mỹ Diệu là do tự tử. "Tuy nhiên, hiện gia đình chị Diệu đang bối rối trước cái chết cùng lúc cả 3 người nên phải sau lễ mai táng, lực lượng công an mới tiếp xúc với người nhà để làm rõ nguyên nhân vụ việc", cán bộ này nói. Được biết, trước hoàn cảnh éo le của gia đình chị Diệu, nhiều người dân cùng các ban, ngành địa phương đã vận động, quyên góp số tiền 60 triệu đồng để giúp đỡ gia đình lo hậu sự.
Theo TNO
Ba mẹ con buộc chặt nhau chết trong lòng hồ là do tự tử Chính quyền địa phương xác nhận, cái chết của 3 mẹ con trong lòng hồ Phú Ninh là do tự tử. Người dân kéo đến chia buồn cùng gia đình chị Diệu - Ảnh: Hoàng Sơn Chiều 25.3, ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh (H.Phú Ninh, Quảng Nam) cho biết, cái chết của 3 mẹ con chị Giang Thị...