Lãng phí: Những chợ Nông thôn mới tiền tỷ hoang phế ở Phú Thọ
Chợ Nông thôn mới (NTM) trở thành “gara ô tô”, nơi chứa đồ, chứa các loại phế phẩm, không có bóng người nên cỏ mọc um tùm…đó là thực trạng đang diễn ra tại nhiều địa phương của tỉnh Phú Thọ gây ra sự lãng phí quỹ đất, nguồn ngân sách rất lớn.
Chợ là một trong những hạng mục trung tâm thương mại của xã, chợ được xây dựng nhằm ổn định, phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển dịch vụ thương mại địa phương nói riêng và là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nhiều người sống ngay gần còn không biết tới sự tồn tại của khu chợ Thanh Nga này bởi cổng chợ đã bị che khuất bởi cây cối.
Tuy nhiên, hạng mục này đã gây ra sự lãng phí ngân sách rất lớn bởi kể từ khi xây chợ xong, nhiều nơi chợ gần như bỏ hoang, trở thành nơi để phế phẩm, gara ô tô, người dân trưng dụng cho các mục đích cá nhân… và chỉ ít năm sẽ xuống cấp nghiêm trọng.
Đến xã Thanh Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hiển hiện trước mắt chúng tôi là ngôi chợ NTM được đầu tư khang trang với mái rợp che nắng mưa để cỏ mọc um tùm. Mục đích xây dựng cho nhân dân họp chợ nhưng giờ đây nơi này biến thành nơi để xe, nơi chưa các phế phẩm, gỗ, để đồ đạc, cơ sở vật chất đang dần xuống cấp, chợ trở thàng nơi hoang vắng không một bóng người.
Khu chợ được đầu tư xây dựng khang trang nhưng 3 năm nay không một bóng người.
Diện tích khu chợ được người dân trưng dụng để để đồ đạc, để xe ô tô, gỗ xẻ…
Video đang HOT
Được biết, để đáp ứng 1 trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, năm 2014, chính quyền xã Thanh Nga, huyện Cẩm Khê đã phải rất vất vả vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng để xây dựng được ngôi chợ khang trang với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Nhiều người dân cho biết trong vòng bán kính chưa đầy 1km tại đây đã có 3 chợ đang hoạt động đó là chợ thị trấn sông Thao, chợ Sai Nga, chợ Sơn Thịnh nên chợ Thanh Nga đã trở thành “chợ thừa”.
Ông Nguyễn Đình Hảo, xã Thanh Nga cho biết: “Chợ này lúc mới xây xong có họp vài phiên nhưng chẳng có mấy người vào. Từ đó đến giờ đã hơn 2 năm, chợ luôn vắng bóng người và thành chợ bỏ hoang. Cách đây 1km có chợ trung tâm đã mở nhiều năm nên người dân đã quen với việc họp chợ ở đó”.
Rác bừa bãi, cỏ mọc um tùm…
“Tôi mới thuê địa điểm này để bán hàng, mọi người bảo khu đằng sau là chợ mà không ai họp thì tôi mới biết đó là chợ. Vì trước giờ đâu thấy ai đâu, chỉ thấy mọi người trưng dụng để đồ, cất xe trong đó thôi, cứ nghĩ là dân xây lên để làm nơi để đồ. Chợ mà xây xong không hoạt động cứ để như vậy, lâu dần xuống cấp rất lãng phí”, chị Đoàn Thị Mái cho biết.
Cùng chung số phận như chợ NTM Thanh Nga, đó là chợ NTM Phù Ninh thuộc xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Chợ được đầu tư xây dựng năm 2015 với tổng chi phí trên 200 triệu đồng nhưng đến nay cũng đang trong tình trạng bỏ hoang, không một bóng người.
Cổng vào khu chợ NTM xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh.
Bà Nguyễn Thị Bình, xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh cho biết: “Chợ này xây đã được 3 năm rồi nhưng chẳng ai vào họp, người dân ở đây chỉ tranh thủ đi chợ sáng sớm mua chút hoa quả rồi về, chứ chẳng ai có thời gian đi sâu vào trong đấy mua đồ. Chợ không ai vào, người bán hàng như chúng tôi có vào ngồi cũng chẳng bán được cho ai. Nên bán ở ngoài rìa đường như này, mọi người thuận tiện đi lại mua bán thì chúng tôi cũng mới bán được hàng”.
Bà Bình dọn hàng bán ngay lối vào chợ chứ không vào bán trong chọ, vì người dân không có nhu cầu vào họp tại khu chợ này.
Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 210 chợ trên 277 xã, phường, thị trấn. Bình quân có gần 0.8 chợ trên 1 xã, phường. Chia theo diện tích bình quân 2.4 km2 có một chợ phụ vụ cho nhu cầu mua sắm của nhân dân. Tuy nhiên việc quy hoạch, đầu tư không hợp lý đã gây ra thực trạng thừa chợ ở một số địa phương.
Trao đổi với Dân Việt, ông Hoàng Đức Kế, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Nga, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ cho biết: Chợ Thanh Nga được khởi công xây dựng năm 2014, nhưng rất ít người ra vào và hiện nay thì không ai họp chợ nữa. Tồn tại thực trạng này là do vị trí của chợ chưa phù hợp, chợ Thanh Nga rất gần với thị trấn nên người dân không vào họp tại chợ này. Vì vậy tác động và hiệu quả kinh tế của chợ Thanh Nga là không có.
“Việc quy hoạch, đầu tư xây chợ NTM để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của NTM, cụ thể tiêu chí chợ nông thôn chúng ta nên xem xét lại. Cần phải xem xét tình hình thực tế, nhu cầu của người dân tại các địa phương, một số chợ xây dựng xong đi vào hoạt động đúng là rất có hiệu quả, nhưng một số chợ sau khi hoàn thiện thì lại bỏ không, vị trí địa lý không thuận tiện hoặc người dân không có, hoặc có rất ít nhu cầu nên người dân không vào họp gây nên sự lãng phí rất lớn”, ông Kế nói.
Chợ bỏ hoang trở thành nơi đổ rác thải của các hộ dân…
Việc đầu tư xây dựng chợ tập trung là một hạng mục quan trọng để phát triển NTM, là một chủ trương đúng. Nhưng trước khi xây dựng chợ cần tham khảo ý kiến nhân dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con và phải thật sự bàn bạc dân chủ để bà con ưng thuận và cùng góp vốn xây dựng. Trước khi xây dựng chợ phải khảo sát tâm lý, tập quán và nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của bà con.
Thành nơi chứa đồ ….
Việc xây dựng chợ vừa qua đã thể hiện việc yếu kém của đội ngũ quy hoạch – thiếu tầm nhìn, chưa thực sự sâu sát với người dân, tiểu thương, chưa nắm rõ đặc thù riêng để thiết kế chợ phù hợp với thực tế. Đặc biệt là việc buông lỏng quản lý và sự chậm trễ trong cách giải quyết, khắc phục của các cơ quan liên quan khiến chợ bỏ hoang và ngày càng xuống cấp. Nhiều nơi đã tận dụng chợ làm kho chứa hàng hóa, còn đa số bỏ hoang, gây lãng phí cả quỹ đất và ngân sách cho địa phương.
Để tránh việc gây lãng phí quỹ đất và ngân sách, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần xem lại tiêu chí xây chợ trong số các tiêu chí xây dựng NTM. Mặt khác cũng cần phải làm rõ NTM khác xa với nông thôn hiện đại để có hướng phát triển kinh doanh dịch vụ thương mại hợp lý. Không nhất thiết xã nào cũng có trung tâm thương mại, chợ đàng hoàng to đẹp thì lấy đâu ra khách hàng vào giao dịch. Nên chăng cần quy hoạch trung tâm thương mại, chợ NT theo cụm xã, lấy xã trung tâm để đầu tư xây dựng, tránh dàn trải dẫn đến thừa và bỏ hoang gây lãng phí.
Theo Danviet
Bình xăng 3,7 lít bơm hết 5,7 lít: Ngã ngửa cây xăng bá đạo nhất Việt Nam
Cây xăng Thắng Cưu (Tân Sơn, Phú Thọ) bị một khách hàng quê Yên Bái tố "ăn gian" hơn 2 lít xăng, bình xăng thiết kế 3,7 lít nhưng đồng hồ báo 5,78 lít.
Chúng tôi nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc cây xăng Thắng Cưu (địa chỉ tại km 120, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) nghi bán xăng thiếu cho khách hàng. Được biết, cây xăng này do Công ty TNHH Thương mại Hồng Nhung làm chủ.
Trao đổi với PV, anh N.C.M. (quê Yên Bái, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) cho biết, vào chiều 3/9, trong lúc từ quê lên Hà Nội để đi làm sau kỳ nghỉ lễ 2/9, vì xe khách đông nên anh phải đi bằng phương tiện xe máy Wave RSX 110. Theo anh M., khi xe đi đến địa phận xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thì chỉ còn ít xăng nên anh ghé vào cửa hàng xăng dầu Thắng Cưu để đổ xăng đi cho yên tâm.
"Lúc vào trạm xăng, xe của tôi vẫn còn ít xăng và tôi yêu cầu đổ xăng A95. Khi nhân viên bơm đầy bình, tôi thấy thông báo lượng xăng là 5,78lít. Tôi thấy ngạc nhiên vì theo thiết kế xe của tôi bình xăng chỉ có dung tích là 3,7lít. Lúc này, tôi gọi điện thắc mắc với cửa hàng trưởng cây xăng và được trả lời là cây xăng của họ làm đúng, họ không nhận lỗi. Họ thậm chí còn thách thức tôi gọi cơ quan chức năng. Lúc đầu, cửa hàng trưởng nói là bình xăng đổ được 6lít là bình thường và có lấy vụ bình Honda dung tích của nhà sản xuất là 70lít nhưng đổ được 80lít...", anh N.C.M. cho biết.
Anh M. chia sẻ sự việc lên trang Facebook cá nhân. Ảnh chụp màn hình
Theo lời kể của anh M., vì không muốn mất thời gian tranh cãi nên anh yêu cầu nhân viên cây xăng rút xăng trong bình đổ ra can để kiểm tra thì chỉ được 3,5lít. Lúc đó, do quá bực bội nên anh M. đã chia sẻ sự việc lên mạng xã hội. "Tuy nhiên, cây xăng này vẫn không nhận phần sai về mình, nhân viên cây xăng nói là can không chuẩn, cộng với khi rút xăng ra làm rơi rớt, nên dẫn tới hao hụt", anh M. nói thêm.
Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Cưu, đại diện Công ty TNHH Thương mại Hồng Nhung xác nhận có sự việc trên. "Ban đầu, khi nhận được phản ánh của khách hàng, tôi còn tưởng là bạn tôi đùa. Sau đó khoảng 30 phút, phát hiện phản ánh là có thật tôi đã vội vã chạy lên. Tuy nhiên, khi tới nơi thì sự việc xảy ra rồi nên tôi chỉ nghe nhân viên kể lại.
Tiếp đó, tôi có mời khách hàng (anh M.) ở lại cùng lên cơ quan công an giải quyết nhưng người này nói muộn nên không đi. Tôi cũng đã chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu gửi cho cơ quan chức năng theo yêu cầu. Về vụ việc này, tôi cho đây là sự cố và cơ quan chức năng sẽ sớm có kết luận", bà Cưu cho hay.
Còn ông Nguyễn Kim Ngọc, Chủ tịch UBND xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cho biết, ngay hôm xảy ra sự việc, Công an xã đã cử người đến làm việc với chủ cửa hàng xăng dầu Thắng Cưu. Đồng thời, công an xã cũng đã báo cáo sự việc lên Công an huyện Tân Sơn.
Theo Viet Q
Có của ăn, của để nhờ nghề làm mỳ gạo ở làng làm nghề trăm tuổi Làng nghề làm mì gạo (bún khô) thuộc xã Hùng Lô, TP.Việt Trì (Phú Thọ) ngày càng được duy trì và phát triển, giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Đến làng nghề làm mỳ gạo Hùng Lô vào những ngày cuối tháng 8 trong cái nắng rát của buổi chiều trời quang mây...