Lãng phí chưa được xử lý nghiêm
Chiều 11-7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Dự án treo bỏ hoang đất mặt phố nhưng chưa thấy ai bị xử lý trách nhiệm
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết, một số ý kiến trong Ủy ban đề nghị giữ nguyên việc tổ chức lực lượng cảnh sát PC&CC như hiện nay đồng thời tăng cường lực lượng trực tiếp PC&CC ở các khu vực trọng điểm. Theo đó, mô hình tổ chức Sở Cảnh sát PC&CC thí điểm hiện nay dẫn đến phân tán, cắt khúc trong công tác tham mưu, chỉ đạo xây dựng lực lượng và phong trào quần chúng tham gia PC đề nghị Chính phủ tổng kết rõ việc thí điểm xây dựng Sở Cảnh sát PC&CC cho phù hợp và thống nhất với quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan (Luật Công an nhân dân hiện hành không quy định Sở Cảnh sát PC&CC cấp tỉnh).
Thường trực Ủy ban thống nhất đề nghị Chính phủ tổng kết thấu đáo mô hình tổ chức Sở Cảnh sát PC&CC hiện nay tại một số địa phương để nghiên cứu, xem xét quy định thống nhất giữa Luật PC&CC và Luật Công an nhân dân. Về chính sách hỗ trợ đối với lực lượng dân phòng và lực lượng PC&CC cơ sở, cơ quan thẩm tra cho rằng, trước yêu cầu xây dựng lực lượng nòng cốt về phòng chống cháy, nổ hiện nay ở các địa phương, cơ sở, nên quy định chính sách hỗ trợ thường xuyên cho các đối tượng là đội trưởng, đội phó đội dân phòng và PC&CC cơ sở; bổ sung quy định người dân tham gia chữa cháy trực tiếp được hưởng chế độ hỗ trợ như các lực lượng PC&CC khác.
Cũng trong ngày 11-7, UBTVQH đã thảo luận về dự thảo luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha bình luận: “Luật khẩu hiệu quá, nhiều lúc như trò đùa, chẳng xử lý được ai, đề nghị khoanh vào lĩnh vực tài chính, tài sản công. Không nên mở quá, càng mở càng không xử lý được ai”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận: “Đúng là lâu nay ta chưa xử lý được thật. Thanh tra, kiểm toán phát hiện đều kiến nghị nhưng chưa xử lý được trường hợp nào”. Do đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, phải có chế tài để xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, hầu như không thấy xử lý nghiêm tình trạng lãng phí. Ông nói: “Nhìn thấy đấy mà chịu không biết tội của ai. Quy hoạch treo để đất bỏ hoang chưa thấy ai chịu trách nhiệm. Câu chuyện lãng phí không ngăn chặn được. Dân nói rất xót ruột. Các ĐBQH nói cũng rất xót. Thanh tra, kiểm toán cũng xót ruột phải kêu lên…”. Chủ tịch Quốc hội nêu yêu cầu: “Luật này có hiệu quả trong việc ngăn chặn không hay vẫn như cũ? Các đồng chí cần chứng minh được cho UBTVQH thấy là ít nhất cũng phải ngăn chặn, đẩy lùi được lãng phí…”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, dự thảo đã quy rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu: giải trình, xử lý và bồi thường vụ việc lãng phí trong đơn vị. Tuy nhiên, khó nhất là xác định mức độ lãng phí. Do vậy, điều cần thiết nhất là xây dựng tiêu chuẩn định mức để nêu được trách nhiệm cá nhân.
Cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), nhiều ý kiến UBTVQH nhấn mạnh yêu cầu khắc chế các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị ban soạn thảo dự luật quan tâm hơn đến các quy định về đấu thầu thuốc mà không “khoán” việc này cho Chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói: “Xử lý tiêu cực trong đấu thầu rất khó, hồi còn làm ở địa phương chính tôi nhiều khi biết mà không bắt tận tay day tận trán được. Làm tốt luật này là có thêm một thanh bảo kiếm để trừng trị tham nhũng”.
Dành nhiều thời gian để phân tích những bất cập, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn phê bình các cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự luật: “Tôi không đồng ý với việc cho điều chỉnh giá nhiều thế này. Nhà thầu phải lường trước tất cả độ trượt giá, rủi ro vào giá thầu. Đã trúng thầu rồi là không được điều chỉnh nữa, lời ăn, lỗ chịu. Như vậy mới nghiêm túc, hết chuyện chạy chọt, tham nhũng, tiêu cực. Cứ như hiện nay thì công trình nào cũng bị đội giá. Làm sao để khi Quốc hội bấm nút thông qua luật này thì chúng ta có thêm một công cụ hữu hiệu để phòng chống tham nhũng, lãng phí”.
Theo ANTD
Ký quyết định gây lãng phí, người đứng đầu chịu trách nhiệm
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi đưa ra các quyết định gây lãng phí thì cần có chế tài xử lý nghiêm minh.
Người đứng đầu ra quyết định gây lãng phí thì phải chịu trách nhiệm (Ảnh minh họa)
Hôm nay (ngày 5-6), Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi- THTK,CLP). Sau đó Ủy ban Tài chính, ngân sách (TCNS) của Quốc hội đã có báo cáo thẩm tra về dự luật này.
Ngay phần đầu của báo cáo thẩm tra đã cho rằng tính khả thi của dự thảo luật và Luật THTK, CLP hiện hành là chưa cao; nhiều quy định còn mang tính hình thức, hiệu lực thực tế thấp, khó đi vào cuộc sống. Để có căn cứ thực hiện và đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm hay không tiết kiệm, có lãng phí hay không lãng phí thì phải quy định được các nội dung cơ bản như: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ thể trong quản lý, sử dụng các nguồn lực; Trách nhiệm ban hành và tuân thủ quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức của từng tổ chức, cá nhân; Biện pháp chế tài tương xứng, mang tính răn đe để áp dụng trong trường hợp không thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về THTK, CLP....
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển.
Tuy nhiên, những quy định này còn thiếu trong dự thảo luật; một số quy định về trách nhiệm bồi thường không khả thi.
Ủy ban TCNS cho rằng dự thảo luật cần bổ sung các quy định chi tiết và rõ ràng hơn về cơ chế công khai, minh bạch việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn, tài nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Cơ chế phát hiện, phản ánh, tố giác hành vi lãng phí; hình thức thông tin cụ thể cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận thông tin, cơ quan có thẩm quyền xử lý; Trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp nhận, xử lý thông tin lãng phí; Bổ sung quy định cụ thể hơn về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, bao gồm cả kiểm toán nội bộ về THTK, CLP.
Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể hơn về THTK, CLP trong tổ chức lễ hội, ma chay, cưới xin... để tránh việc huy động gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Cũng trong sáng ngày 5-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013.
* Từ 2006 - 2010, các đơn vị ngành Tài chính thực hiện 32.933 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào công tác điều hành, quản lý và sử dụng kinh phí NSNN tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 18.473 tỷ đồng, trong đó: thu hồi nộp NSNN 15.037 tỷ đồng; xử phạt hành chính 1.037 tỷ đồng; xử lý tài chính khác 2.398 tỷ đồng.
* Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức: Một số ý kiến cho rằng, lãng phí biểu hiện phổ biến hiện nay là việc đưa ra các quyết định gây lãng phí, như đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa dựa trên các yếu tố bảo đảm tính kinh tế, xã hội, chưa căn cứ vào khả năng thu xếp vốn... Từ đó dẫn đến nhiều công trình đầu tư lãng phí, hiệu quả thấp, nhiều dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn; vốn đầu tư bị chôn vào các công trình kém hiệu quả hoặc chậm đưa vào khai thác. Do vậy, trong luật này cần quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định gây lãng phí; đồng thời, có chế tài xử lý nghiêm minh trong trường hợp vi phạm.
Theo ANTD
Tạm trú 2 năm thì được nhập hộ khẩu nội đô Cả cơ quan soạn thảo lẫn cơ quan thẩm tra dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú đều thống nhất, sẽ quy định cần tạm trú liên tục trong 2 năm tại thành phố thì mới được nhập hộ khẩu vào nội đô (quận). Lượng người dồn về nội đô các thành phố trực thuộc TƯ quá...