Lãng phí các trung tâm giáo dục thường xuyên-dạy nghề vì tư duy có dự án có tiền
Bên Giáo dục có thầy thì không có thiết bị máy móc, bên Dạy nghề có thiết bị máy móc để mạng nhện phủ đầy thì lại không có thầy, vậy thì ghép nó vào.
Ngày 22/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm “Khó khăn, lãng phí và xu hướng phổ thông hóa các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề”.
Đến dự và phát biểu, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho biết:
“Tôi cũng làm về vấn đề Giáo dục thường xuyên, trong thời gian còn làm việc thì tôi có làm thư ký cho Ban chỉ đạo Quốc gia và đào tạo các nhu cầu xã hội do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân thời gian đó là Phó thủ tướng làm trưởng ban.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu tôi lập một đề án, cùng phối hợp với anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, sát nhập các trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên từ năm 2009, nhưng thực ra là 2 bộ vấn chưa có tiếng nói chung, vậy nên rất khó.
Bên Dạy nghề thì theo mạch quản lý của ngành Lao động, bên Giáo dục lại theo mạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau này thì Chính phủ làm kiên quyết hơn và có Luật Giáo dục Nghề nghiệp nên làm khá mạnh. Tôi nói lại lịch sử một chút như vậy.”
Video: Quan điểm của Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Trở lại vấn đề ngày hôm nay, tôi thấy nội dung mà Báo điện tử Giáo dục Việt Nam chọn vấn đề hết sức chiến lược, trước những thách thức về nguồn lực, thách thức về công nghiệp 4.0.
Trước những nhu cầu rất lớn và gần 80% lao động chưa được đào tạo, chúng ta đặt một câu hỏi vậy thì tính cần thiết các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Dạy nghề không, có cần không?
Thầy Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên nói là có tỉnh nào đó đòi xóa sổ chỗ này, tôi cho việc đó là khác, khi đã có một thiết chế như vậy thì ta phải tìm ra nguyên nhân của nó và tại sao nó lại lãng phí như vậy?
Dẫn đến câu chuyện của chúng ta là tư duy bao cấp từ xưa cứ có dự án là có tiền.
Chúng ta phải đi từ vấn đề cần giải quyết giống như Hà Nội và một số tỉnh có chợ nhưng chưa chắc đã có người đến họp, và đó là chuyện bình thường.
Và bây giờ chúng ta có chuyện là có trường nhưng không có người học, tôi thấy đây là một vấn đề mà chúng ta có tư duy quá hành chính bao cấp.
Trở lại Đề án Xã hội học tập thì Chính phủ đã phê duyệt rồi, chức năng của Giáo dục thường xuyên có mấy nhiệm vụ như xóa mù chữ, phổ cập Giáo dục, đảm bảo không tái mù, đặc biệt chú trọng đến đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc.
Chính sách đề cập đến cái chung nhưng việc thực hiện Chính sách phải đa dạng, điều đó có nghĩa là miền núi cũng thực hiện như miền xuôi, cũng phải có mô hình cấu trúc đa dạng, đã là Chính sách phải thống nhất.
Nhiệm vụ thứ 2 là tin học, ngoại ngữ, cái thứ 3 là nâng cao năng lực trình độ chuyên nghiệp vụ cho lao động công chức, viên chức và tất cả người lao động, cán bộ trong hệ thống.
Có 3 chức năng chính của trung tâm này nên đã rất rõ trong Đề án Xã hội học tập, giải pháp ghi rất rõ là mở rộng quy mô hợp lý, thành lập các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên theo hướng các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên các quận huyện.
Hướng tới mỗi huyện có một trung tâm Giáo dục Thường xuyên hướng nghiệp và dạy nghề, tức là hướng tới câu chuyện ghép nó vào.
Nguồn lực của chúng ta đúng là thiếu nhưng thực ra sử dụng không hiệu quả, chủ yếu là do điều phối tài chính quốc gia chưa hợp lý, đó cũng là đặc điểm mạnh ai người đó làm.
Câu chuyện ở đây có mấy nguyên nhân như sau, nhu cầu thì có nhưng chúng ta không đáp ứng được, thứ 2 là không đồng bộ giữa con người và cơ sở vật chất.
Có đồng chí giám đốc trung tâm yêu cầu thêm 3,5 tỷ đồng nữa để trung tâm hoạt động, nhưng tôi nói thật là có thêm 5 tỷ đồng nữa nhưng chưa chắc đã có người học.
Con người với năng lực quản lý như vậy mà lại cứ thích đầu tư thì chết, máy móc thì để mạng nhện phủ đầy.
Bên giáo dục có thầy thì không có thiết bị máy móc, bên dạy nghề có thiết bị máy móc thì lại không có thầy, vậy thì ghép nó vào.”
Còn nữa.
Ngày 22/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm “Khó khăn, lãng phí và xu hướng phổ thông hóa các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề”.
Tham dự tọa đàm có bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ông Đào Văn Tiến – Vụ trưởng Vụ đào tạo thường xuyên, Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội).
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường- Chủ tịch Hội đồng Hệ thống Giáo dục Lômônôxôp Hà Nội.
Ông Đồng Văn Bình – đại diện Vụ giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ông Bùi Phương Việt Anh – Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty EAS Việt Nam.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Gần 15 ngàn thí sinh tham gia cuộc thi trực tuyến "Pháp luật học đường"
Theo Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật "Pháp luật học đường" , tính đến 9h00 ngày 18/11/2019 (tức sau 1 tuần phát động), có 14.568 thí sinh đã thi.
Ảnh minh họa
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật "Pháp luật học đường" được phát động từ tối ngày 08/11/2019 tại Trường Trung học phổ thông Chu Văn An Hà Nội. Hiện Ban Tổ chức Cuộc thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã có Công văn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hưởng ứng, tham gia Cuộc thi.
Với đối tượng dự thi là học sinh các trường trung học phổ thông, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên (bảng A) và học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (bảng B), nội dung thi gắn với kiến thức môn học giáo dục công dân, pháp luật, đồng thời cập nhật, mở rộng một số nội dung pháp luật phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, Cuộc thi "Pháp luật học đường" được kỳ vọng sẽ trở thành một "sân chơi" tìm hiểu pháp luật bổ ích và hấp dẫn đối với các em.
Theo Ban tổ chức cuộc thi, tuần thứ nhất của Vòng loại Cuộc thi bắt đầu từ ngày 11/11/2019 và kết thúc vào ngày 17/11/2019. Tính đến 9h00 ngày 18/11/2019, Cuộc thi có 14.568 thí sinh đã thi, trong đó địa phương có số lượng thí sinh tham gia thi đông đảo là: Quảng Trị (1.294 thí sinh), Bình Định (1.279 thí sinh), Đồng Nai (1.255 thí sinh), Nam Định (1.086 thí sinh)... Nhiều thí sinh đã đạt 300/300 điểm. Bên cạnh đó, một số địa phương có số lượng thí sinh dự thi còn ít như: Bắc Kạn, Ninh Bình, Phú Yên, Sơn La, Cao Bằng...
Hiện nay, Ban Tổ chức Cuộc thi đang rà soát, thống kê danh sách thí sinh đạt giải tuần 1 của vòng loại để tiến hành trao giải cho 10 thí sinh của mỗi bảng có điểm thi cao nhất và thời gian làm bài ngắn nhất, mỗi giải thưởng trị giá 300.000 đồng. Các thí sinh đạt giải được Tập đoàn Giáo dục Egroup tặng Thẻ học online.
Tuần 2 của vòng loại bắt đầu từ ngày 18/11/2019 đến ngày 24/11/2019 hứa hẹn nhiều hấp dẫn.
Để Cuộc thi được tổ chức thành công, Ban Tổ chức Cuộc thi trân trọng đề nghị các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho học sinh các trường trung học phổ thông, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên và học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi./.
Theo baophapluat
Thái Nguyên: Hơn 15.000 hội viên nông dân được đào tạo nghề Trong 5 năm qua (từ 2013- 2018), Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác dạy nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ với phương châm "cầm tay chỉ việc", liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về chuyển giao khoa học kỹ thuật, mua vật tư và phân bón theo phương thức trả chậm......