“Làng Nhô” – 30 năm vươn mình thành làng tỷ phú
Sau 30 năm được biết từ sự kiện “làng Nhô”, làng Lác Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, Hà Nam nay đã thay da đổi thịt, trở thành làng của những tỷ phú.
Ám ảnh từ cái tên “làng Nhô”
Làng Lác Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng trước đây nổi tiếng là nơi nghèo nhất nhì của vùng đồng chiêm trũng Hà Nam, nhưng cũng được mệnh danh là làng kiên cường nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những năm 1948-1954, cả tỉnh Hà Nam bị giặc Pháp chiếm đóng, nhưng chưa một lần giặc vào được Lác Nhuế bởi thành lũy nơi đây là “bất khả xâm phạm”.
Lịch sử anh hùng là vậy, nhưng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, làng Lác Nhuế đã xảy ra sự kiện “đòi đất”, đã được nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết lại trong cuốn tiểu thuyết “Kẻ ám sát cánh đồng”, sau đó dựng thành phim “Chuyện làng Nhô”.
Một góc làng Lác Nhuế ngày nay – nguyên mẫu của “làng Nhô” trong phim “Chuyện làng Nhô”.
Bộ phim “Chuyện làng Nhô” nói về việc “đòi đất” của làng, do Trịnh Khải khởi xướng (trong phim “Chuyện làng Nhô”, nhân vật có tên là Trịnh Khả) với nhiều chi tiết hư cấu, khiến câu chuyện vượt xa so với thực tế.
Nhân vật nguyên mẫu ngoài đời là Trịnh Văn Khải, vốn là kỹ sư điện máy thủy, sau một thời gian tu nghiệp ở nước ngoài trở về và giảng dạy tại Đại học Hàng hải (Hải Phòng). Thời điểm ấy, bắt đầu thực hiện chế độ khoán mới trong nông nghiệp, huyện Kim Bảng cắt 75 mẫu ruộng của thôn Lác Nhuế cho các nơi khác. Lợi dụng việc này, cộng với sự bất mãn sẵn có, Khải lập kế hoạch xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sau đấy Trịnh Khải đã tập hợp một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, mắc sai phạm trong quản lý kinh tế ở làng để tuyên truyền, kích động bằng cách đâm đơn kiện đòi đất lên các cấp chính quyền như UBND huyện Kim Bảng, UBND tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) và Tổng cục Quản lý ruộng đất.
Nhận được thư trả lời rằng việc đòi ruộng đất là không có căn cứ, trái quy định của Luật Đất đai hiện hành, cho rằng câu trả lời không thỏa đáng, Khải tập hợp một số quần chúng quá khích kéo nhau lên Trung ương tiếp tục khiếu kiện. Sau đó, Trung ương có Công văn số 447 chuyển đơn kiện về UBND tỉnh để UBND tỉnh trả lời một cách rõ ràng hơn việc đòi đất là sai.
Lác Nhuế bây giờ người dân vươn mình đứng dậy, trở thành làng tỷ phú, khắp nơi đều là nhà xưởng, công ty.
Nhưng Khải tự lập ra “Ban 447″ và tự đề ra nhiệm vụ chống tham nhũng ở địa phương. Khải kêu gọi dân làng phải theo “Ban 447″ với những câu khẩu hiệu “Ai không đi đòi ruộng đất, khi chết không cho chôn ở làng”, “Ai không góp tiền, gạo để “Ban 447″ đi đòi ruộng đất, khi đòi được sẽ không được chia…”.
Video đang HOT
Với những hành động phi pháp đó, Trịnh Khải đã bị bắt và phải trả giá trước pháp luật. Làng Lác Nhuế yên bình trở lại, nhưng cái tên “làng Nhô” theo cách gọi trong phim đã trở thành một “vết đen” cho làng. Người Lác Nhuế bị dân các xã xung quanh cô lập, tẩy chay. Người ta bảo nhau “dân làng Nhô ác lắm” và ngại buôn bán, kết thông gia với người Lác Nhuế.
“Làng Nhô” thay da đổi thịt, trở thành “làng tỷ phú”
Gần 30 năm sau sự kiện “làng Nhô”, làng Lác Nhuế dần phai chuyện cũ, thay da đổi thịt. Trước đây, nhiều người biết đến xã Đồng Hóa với sự kiện “làng Nhô” thì nay biết đến xã ồng Hóa bởi sự trù phú, giàu có của một làng quê xứ đồng chiêm trũng.
Theo thống kê của UBND xã Đồng Hóa, hiện nay Lác Nhuế có khoảng 5.000 nhân khẩu nhưng người Lác Nhuế rất giàu có và có rất nhiều tỷ phú. Hiện Lác Nhuế được biết đến là làng đa ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong và ngoài xã.
Ông Ngô Thanh Hiếu, Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa cho biết: “Trước đây Lác Nhuế được biết đến là làng chỉ có duy nhất một con đường độc đạo đi vào. Sau nhiều năm thay đổi, phát triển giờ đường sá được mở mang, người dân thuận tiện phát triển kinh tế. Năm 2021, thu nhập bình quân của cả xã Đồng Hóa là 65 triệu đồng/người/năm, thì riêng ở Lác Nhuế người dân thu nhập cao hơn khoảng gấp rưỡi. Lác Nhuế hiện nay có đến hơn 1.000 chiếc ô tô các loại”.
Cũng theo chia sẻ của ông Hiếu, người dân Lác Nhuế rất cần cù, chịu khó làm ăn. Dù không có ngành, nghề gì bền vững nhưng hễ thấy ở đâu có nghề gì kiếm ra tiền là người dân Lác Nhuế đem về làng, nào là thêu may quần áo, túi, ví thổ cẩm, làm hàng lưu niệm, buôn bán sắt vụn, đồng nát, rồi sản xuất đồ mộc mỹ nghệ… Gia đình này có thể hôm nay làm thêu, khung tranh, ngày mai lại có thể buôn bán đồng nát kiếm sống.
Công nhân làm việc trong Công ty TNHH Như Ý của anh Trịnh Văn Hanh.
Theo lời giới thiệu của Chủ tịch xã Đồng Hóa, phóng viên đã đến gia đình anh Trịnh Văn Hanh, thôn 2, Lác Nhuế, một trong những gia đình làm kinh tế giỏi trong xã. Hiện gia đình anh Hanh mở Công ty TNHH Như Ý, với nhiều cơ sở khác nhau, riêng tại cơ sở ở thôn 2 Lác Nhuế, gia đình anh Hanh tạo điều kiện làm việc cho hơn 60 công nhân, với mức lương từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng.
Anh Trịnh Văn Hanh, Giám đốc Công ty TNHH Như Ý cho biết: “Ngoài việc tạo việc làm thường xuyên cho các lao động, đóng bảo hiểm và các chế độ cho người lao động, chúng tôi còn tạo điều kiện cho nhiều người dân trong làng làm việc thời vụ”.
Ở Lác Nhuế ngày nay, hầu như nhà nào cũng mở xưởng, công ty đua nhau làm giàu và tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã Đồng Hóa.
Những người mới đến Lác Nhuế lần đầu có thể phải trầm trồ trước sự giàu có, trù phú của người dân nơi đây, những ngôi nhà kiên cố, xen lẫn những biệt thự đếm không xuể đủ nói lên sự giàu có của người dân nơi đây.
Quá khứ đã dần lùi xa, người dân Lác Nhuế bây giờ cũng rũ bỏ quá khứ, nhạy bén, nắm bắt thời cơ làm giàu cho chính bản thân và quê hương mình.
Nữ sinh mồ côi giành học bổng một tỷ đồng
Một ngày đông năm 2003, bé gái còn nguyên dây rốn được phát hiện gần một làng trẻ ở Hải Phòng. 18 năm sau, cô bé đó chiến thắng học bổng đại học nước ngoài.
Đỗ Thị Phương Anh, 18 tuổi, ở Làng trẻ SOS Hải Phòng, vừa trở thành quán quân học bổng Trái tim Sư tử của Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). Suất học bổng duy nhất hàng năm dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trị giá một tỷ đồng, gồm toàn bộ học phí các khóa dự bị tiếng Anh, dự bị đại học, chương trình cử nhân, sinh hoạt phí và nhà ở trong thời gian theo học. Trước đó, em cũng đỗ lớp chất lượng cao Công nghệ Thông tin của Đại học Hàng hải, Hải Phòng, bằng phương pháp xét tuyển.
Phương Anh chưa từng nghĩ tới chuyện du học hay được học bổng một trường đại học quốc tế tại Việt Nam. Tình cờ trong một lần nghe trường giới thiệu trực tuyến chương trình ở làng hồi tháng 7, cô gái nhen nhóm ý định thử sức.
Phương Anh vừa hoàn thành bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào, sau khi giành học bổng Trái tim Sư tử của Đại học Anh Quốc Việt Nam. Ảnh: Làng trẻ em SOS Việt Nam
Hạn nộp hồ sơ là đầu tháng 8 nên em chỉ có một tháng để viết bài luận, xin thư giới thiệu, chuẩn bị điểm trung bình học tập, hoạt động ngoại khóa và giấy chứng nhận hoàn cảnh. Chưa từng có kinh nghiệm xin học bổng, Phương Anh vào các hội nhóm để học hỏi. Khó khăn lớn nhất của em khi đó là thời gian và ý tưởng viết luận.
"Cuối cùng, em chọn hành trình tìm lại bản thân qua việc lựa chọn những đôi giày làm chủ đề bài luận. Đừng nên chọn giày theo xu thế, hãy chọn đôi phù hợp và yêu thích, cũng giống như phải là chính mình, dù cho xuất phát điểm thế nào chăng nữa", Phương Anh nói.
Nữ sinh viết bài luận bằng tiếng Việt, sau đó chuyển sang tiếng Anh và nhờ các thầy cô sửa. Đầu tháng 9, Phương Anh bước vào phòng phỏng vấn trực tuyến với ba giám khảo, gồm thầy hiệu trưởng người nước ngoài và hai thầy cô Việt Nam.
Ở vòng phỏng vấn, ứng viên có thể trình bày bằng tiếng Việt nhưng Phương Anh quyết định nói tiếng Anh để gây ấn tượng với giám khảo. Trước đó, em viết các câu hỏi và câu trả lời rồi luyện tập hàng ngày, lúc đang quét nhà hay nấu ăn. Phương Anh thậm chí còn tập điệu bộ, biểu cảm trước gương, nhờ mẹ nuôi làm giám khảo để luyện nói.
"Hôm phỏng vấn, em sốc vì câu hỏi khác hoàn toàn những gì chuẩn bị. Em không hài lòng với phần trình bày của mình và nghĩ sẽ trượt vì đã dừng lại vài phút để khóc", Phương Anh nhớ lại.
Nhưng khoảng một tuần sau, Phương Anh vui sướng khi được thông báo đỗ học bổng. Hôm ấy là ngày rộn ràng của nhà Hoa Cúc, tổ ấm của 9 đứa trẻ mồ côi như em.
Phương Anh và mẹ Thắng năm em khoảng 3 tuổi. Ảnh: Làng trẻ em SOS Việt Nam
Nhắc đến Phương Anh, chị Đỗ Thị Thắng, 62 tuổi, cười hạnh phúc. Chị Thắng không có gia đình và gắn bó với làng SOS từ ngày con trẻ. Chị nhớ như in rạng sáng một ngày năm 2003, khi người trong làng nghe thấy tiếng trẻ con khóc ở bụi tre gần đó. Một đứa trẻ còn nguyên dây rốn, được bọc sơ sài trong lớp tã mỏng, mặt tím tái vì kiến bu. Cô bé ấy chính là Phương Anh.
Thương đứa trẻ khóc ngặt vì đói sữa, chị Thắng ôm chặt vào lòng, ủ ấm rồi chạy đi xin sữa của các nhà có con nhỏ trong làng. Sau vài hôm được mẹ Thắng chăm sóc và bôi thuốc, những vết muỗi đốt, kiến cắn trên mặt Phương Anh mới đỡ dần.
"Thật may hôm ấy các nhà xung quanh không thả chó, nếu không tôi cũng không biết thế nào. Ông trời đã cho con được sống", chị Thắng kể.
Sống ở làng SOS, Phương Anh sợ bóng tối và ám ảnh với cảm giác bị bỏ rơi. Lúc còn nhỏ, em luôn phải có hai mẹ nằm cạnh. Cô bé cũng trải qua những ngày vất vả chữa trị u dưới lưỡi. Chị Thắng nhớ lại, ngày đó, mỗi lần tới viện làm phẫu thuật, Phương Anh được các y bác sĩ và bệnh nhân yêu quý. Cô bé luôn tỏ ra mạnh mẽ, lạc quan và vui vẻ trước mỗi lần mổ.
Với Phương Anh, việc giành học bổng mở ra một cuộc đời mới, giúp em có cơ hội thể hiện bản thân và thực hiện mơ ước học ngành Marketing. Cô bé ước sau khi tốt nghiệp đại học sẽ vào làm ở một tập đoàn, có điều kiện giúp đỡ các em ở làng trẻ và đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ Thắng.
"Em nhớ nhất hình ảnh mẹ Thắng lấy kim chỉ khâu lại cuốn Atlat bị rách để em kịp mang đi thi tốt nghiệp trung học. Mẹ ít khi thể hiện cảm xúc nhưng em biết mẹ tự hào về con gái", nữ sinh tâm sự.
Ở làng trẻ, mỗi mẹ phụ trách một gia đình, với đàn con ở mọi lứa tuổi. Bận rộn chăm sóc các em nhỏ nhưng mẹ Thắng luôn dành thời gian ở bên dạy bảo và động viên Phương Anh học tập. Không phụ tình yêu thương của mẹ, em chăm chỉ học hành và luôn đạt học sinh giỏi. Em cũng giúp mẹ chăm sóc và dạy các em khác trong nhà học.
"Phương Anh học tốt môn Toán và tiếng Anh. Con rất chịu khó, tự mày mò và học tập", chị Thắng nói.
Ông Tăng Tiến San, Giám đốc Làng trẻ em SOS Hải Phòng, cảm động và vui mừng khi Phương Anh giành học bổng vào đại học nước ngoài. Theo ông San, Phương Anh là người đầu tiên trong hệ thống 17 làng trẻ SOS của Việt Nam đạt được thành tích này.
"Với kết quả đó, Phương Anh có cơ hội sang trang mới cuộc đời. Mọi công sức cố gắng và nỗ lực bền bỉ của con đã được ghi nhận. Phương Anh trở thành tấm gương truyền cảm hứng cho các con khác trong làng", ông San nhận xét.
Trong mắt ông San, Phương Anh là một cô bé nghị lực và học tốt. Từ những năm trung học phổ thông, con đã nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. "So với các anh chị em khác trong làng, Phương Anh có xuất thân đặc biệt. Thay vì tự ti vì sống ở làng trẻ, con rất tự hào và luôn khoe về mẹ Thắng", ông San nói.
Chị Thắng (thứ hai từ trái sang) và các con trong nhà Hoa Cúc ở Làng trẻ em SOS Hải Phòng. Ảnh: Làng trẻ em SOS Việt Nam
Điểm sàn xét tuyển đại Đại học Hàng Hải, Đại học Mỏ - Địa chất cao nhất 22 điểm Đại học Hàng Hải và Đại học Mỏ - Địa chất vừa công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển hệ chính quy theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Hội đồng tuyển sinh Đại học Mỏ - Địa chất vừa thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đợt 1 trình độ đại học chính...