Làng nguyên thủy giữa cao nguyên Mộc Châu
Không mấy ai biết tới một ngôi làng nhỏ nằm heo hút giữa thảo nguyên Mộc Châu bao la, nơi có 17 hộ dân sinh sống ba đời nay với cuộc sống như thời nguyên thủy: Không đường, không điện, không sóng điện thoại, không Internet.
Dân phượt biết đến bản Phiêng Cành, còn đa số người dân Mộc Châu cũng chỉ biết tới bản Tà Số mà không hề biết đến xóm “Nguyên Thủy” lọt thỏm giữa vùng núi non có tiếng là xa xôi này. Cái tên “Nguyên Thủy” do dân phượt đặt, còn Hang Táu là tên gọi của người dân bản địa ở đây.
Gian nan đường đi
Nếu không có hướng dẫn viên bản địa, chúng tôi không thể tìm được ngôi làng nguyên thủy này. ường sá cực kỳ khó, chủ yếu là đường đất, đá lởm chởm kèm nhiều đoạn dốc ngược. Chúng tôi tới đây vào ngày nắng ráo đã vất vả như vậy, ngày mưa chắc phải quay về. Từ ngoài đường cái đi vào làng khoảng 6km, con đường đất đỏ sau nhiều trận mưa xối xả trơ đá, kèm rãnh, hố lớn tạo thành những “sống lưng trâu”. Lối mòn quanh co đó chỉ rộng chừng 60-80cm, xe máy chỉ đi được khoảng 3km, sau đó phải xuống đi bộ. Có những đoạn dốc dựng đứng, hẹp, chênh vênh bên vực núi. Chúng tôi không thể đi xe máy nhưng những người dân sở tại thì vẫn “phi” được vào tận làng.
Chính vì đường sá như vậy, nên hầu như không ai biết tới sự tồn tại của ngôi làng này. Ông chủ homestay nơi chúng tôi trọ ở tiểu khu 19/5, Thị trấn Nông trường Mộc Châu, người đã sinh sống ở đây hơn 50 năm, cho biết hồi ông tới Mộc Châu định cư, nơi đây vẫn còn rất hoang vu, hổ, báo, nai, hoẵng vẫn đi lại. Tuy nhiên ông chưa từng biết đến ngôi làng nguyên thủy này.
Vượt nhiều đoạn dốc, qua những nương ngô, vạt mận xanh mướt, Hang Táu hiện ra dưới thung lũng trong khung cảnh thật yên bình. Những chú lợn con nhẩn nha kiếm ăn, những chú bò thong dong gặm cỏ, lũ trẻ nô đùa bên những mỏm đá giữa thung lũng bao la, không một bóng người qua lại. Giữa thung lũng là đồng cỏ, bao quanh là núi đá và cánh rừng xanh. Cổng làng chỉ giản đơn là vài thanh gỗ nâu sần sùi, chủ yếu để ngăn gia súc chạy ra khỏi làng. Lối vào là những miếng gỗ tạo thành chiếc cầu nhỏ vắt qua đá để đi bộ và cho xe máy vào làng. Khi chúng tôi đang lò dò thì một thanh niên trong làng phóng xe máy vèo qua chiếc cầu gỗ nhỏ ra khỏi làng.
Người dân hiền hòa
Tiếp đón chúng tôi là anh Mùa A Tro, 46 tuổi, trưởng xóm Hang Táu. Anh cho biết, nơi đây có thể gọi là xóm, làng nhưng thực tế là một cụm dân cư riêng lẻ thuộc bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, Sơn La. Xung quanh xóm có bản Phiêng Cành, bản Tà Phìn, xa hơn chút là xã Tân Lập, 100% người dân trong thôn là người Mông.
Anh Tro cho biết, ngôi làng này mới được người bên ngoài biết đến khoảng 2 năm trở lại đây. Một số nguồn tin xác nhận, ngôi làng này được một nhóm phượt, trong đó có Duy “la cà” phát hiện ra khoảng 2 năm trước. Bố của anh Tro là người khai phá đầu tiên. Vốn sinh sống ở bản Tà Số, khoảng những năm 1970, ông đi lạc vào thung lũng này, thấy nó đẹp quá, bèn vào phát nương, trồng ngô, nuôi lợn, rồi ở lại sinh con đẻ cái. Hiện nay, trong làng có 17 hộ dân (mỗi hộ có khoảng 5-7 nhân khẩu) thì có tới 7 hộ là anh em ruột nhà anh Tro, các hộ còn lại là anh em trong họ.
Video đang HOT
Thực ra, đây chủ yếu là nơi chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, tối đến nhiều người lại quay về bản Tà Số, nơi họ có ngôi nhà chính. Chỉ cuối tuần, trẻ con không phải đi học, cả gia đình mới ngủ lại đây.
Với cuộc sống quần cư như thế này, tôi hỏi: “Việc cưới vợ, gả chồng của dân làng thế nào?”; Anh Tro bảo: “Cưới xin thì vẫn phải lấy người ngoài họ chứ”. Hiện anh Tro đã có cháu nội, cháu ngoại.
Anh Tro kể, ngày xưa chưa có đường và cũng chưa có xe máy. Từ đây về bản Tà Số cách 3km, anh phải đi bộ một tiếng rưỡi. Ở đây, lợn, gà ăn ngô là chính, dân làng không cho mang đồ ăn lạ từ ngoài vào vì sợ dịch bệnh.
Anh Tro tâm sự, anh hài lòng với cuộc sống nơi đây, dù thiếu thốn đủ thứ. Thế nhưng khi có du khách tới thăm làng, gặp đúng giờ ăn trưa, gia đình anh vui vẻ mổ gà, mổ lợn đãi khách.
Khi hỏi anh có mong muốn gì không, anh chỉ mong ước có con đường “ngon lành”, chứ đường giờ vẫn gập ghềnh, khó đi. “Cuộc sống dù khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, nhưng tôi không muốn thay đổi gì cả”, anh Tro nói.
Những đứa trẻ trong làng khá hồn nhiên. Thấy khách tới, khoảng 4-5 đứa trẻ đang ngồi chơi quanh những mỏm đá giữa làng chỉ dám đứng từ xa nhìn. Chúng tôi có mang theo ít bánh kẹo làm quà, vẫy chúng nhưng đám trẻ ngần ngại, chúng tôi phải đi đến tận nơi, chúng mới dám nhận và nở nụ cười tươi rói.
Người dân nơi đây còn trồng một loại lúa đặc biệt, có khả năng phát triển trên những vùng đất cao, không cần đến nước. Hạt lúa tròn to, có mùi rất thơm, đồ xôi cực dẻo và ngon.
Ngoài cây lương thực, người Mông ở đây còn trồng nhiều cây gai để lấy sợi dệt vải. Thân cây gai thu hoạch xong, làm dập để tách phần sợi tập trung ở vỏ ngoài, sau đó đem phơi khô và xử lí qua nhiều công đoạn, rồi mới dệt thành vải.
Làng Nguyên Thủy bình yên đến lạ thường
Khi chúng tôi tới thăm nhà, vợ anh Tro đang ngồi ngoài hiên khâu vá. Chị bảo, giờ vẫn dệt vải và tự may các bộ váy Mông truyền thống để mặc vào các dịp lễ hội. Khi hỏi làm một bộ váy hết bao nhiêu thời gian, chị cho biết khoảng 1 tháng.
Sở hữu những bức ảnh nghìn likes tại 5 điểm săn hoa đẹp nhất Việt Nam
Sở hữu những bức ảnh nghìn likes tại 5 điểm săn hoa đẹp nhất Việt Nam
Khi nói về những vùng đất đong đầy hương sắc của những loài hoa, xứ anh đào Nhật Bản hay Hà Lan với những búp Tulip nở rộ cạnh những cối xay gió yêu kiều có lẽ luôn nằm trong ấn tượng đầu tiên của mỗi du khách. Thế nhưng, liệu bạn có biết tại Việt Nam, những cánh đồng hoa rực rỡ, bung tỏa vẻ đẹp kiêu sa luôn có thể tìm được trên khắp mọi miền đất nước bất kể vào mùa nào?
Hà Nội với hoa thạch thảo tím trầm mặc
Thủ đô Hà Nội bốn mùa mang vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc với mỗi mùa là những sắc hoa nhuốm màu khác nhau. Vào dịp cuối thu, Hà Nội ngập trong sắc tím dịu dàng của hoa thạch thảo, trải dài mênh mang đầy mơ mộng như thảo nguyên cổ tích tại một góc Hà Nội - quận Long Biên. Khi những loài hoa khác đã tàn, mùa thu Hà Nội lại nhường chỗ cho sắc tím man mác buồn, tựa như một câu chuyện tình yêu đẹp, nơi trai gái cùng nhau đi dạo và ghi lại những bức ảnh lãng mạn.
Hoa cải trắng an nhiên ở Mộc Châu
Với những người yêu không khí trong lành của thiên nhiên, muốn thoát khỏi nhịp sống thành thị và phiêu lưu tới vùng đất yên bình, Mộc Châu sẽ là lựa chọn lý tưởng để đắm mình vào khoảng lặng. Cách Hà Nội khoảng 200km, Mộc Châu được bao phủ bởi những đồi chè xanh mướt chen lẫn những ngôi nhà gỗ mộc mạc và những thảm hoa cải trắng đang độ nở rộ vào tháng 11. Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, Mộc Châu chìm trong sương mù và những cánh đồng hoa cải trắng trải dài bất tận tạo nên khung cảnh lãng mạn, trong lành và dễ chịu.
Ngắm hoa kiều mạch (hoa tam giác mạch) ở Hà Giang
Nằm ở cực Bắc của tổ quốc, Hà Giang được biết đến với núi non hùng vĩ, ruộng bậc thang và những cánh đồng hoa kiều mạch đẹp như tranh vẽ. Tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc, loài hoa mang vẻ đẹp mộc mạc nhưng đáng yêu, khiêm tốn nhưng quyến rũ, hài hòa với xanh non nước biếc của núi rừng vô tình tạo ra nguồn cảm hứng vô tận cho những ai đam mê nghệ thuật và vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc. Từ cuối tháng 10 đến tháng 11, những cánh đồng hoa kiều mạch rộng lớn nở rộ, bao phủ các triền đồi núi với sắc hồng tím của tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục. Du khách cũng có thể tham dự Lễ hội hoa kiều mạch diễn ra tại Hà Giang và nhiều hoạt động chào mừng mùa lễ hội tưng bừng này.
Tới Thái Bình ngắm hoa cải vàng
Nếu bạn đang muốn xua đi chút buồn của mùa đông ảm đạm thì hãy đến Thái Bình, cách Hà Nội khoảng 110km. Nổi bật trong làn sương mờ ảo là cánh đồng hoa cải vàng có tổng diện tích 10ha đang rộ nở từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 bên sông Hồng. Màu vàng của hoa cải vàng óng ánh cùng bầu trời trong xanh là bức nền hoàn hảo cho một bộ ảnh và là một cảnh đẹp khó quên không khác gì đảo Jeju của Hàn Quốc.
Đà Lạt với hoa dã quỳ
Thành phố ngàn hoa Đà Lạt nổi tiếng nhất với hoa dã quỳ len lỏi khắp các con đường, ngõ hẻm đến những căn biệt thự nhỏ xinh. Bắt đầu từ cuối tháng 10, những bông hoa nhỏ này nở rực vàng ươm với vẻ đẹp hoang dại như vừa phóng khoáng vươn mình khắp mọi nơi như vừa mang sắc vàng sưởi ấm cao nguyên lạnh giá cùng ánh mặt trời. Hãy chọn thời điểm sáng sớm, khi cái nắng se lạnh vừa hừng lên trên những cánh hoa mỏng hay sau 9h sáng để nhìn ngắm những cánh hoa nhuộm màu nắng thêm đậm màu. Bạn cũng có thể đến các khu vực lân cận như núi Langbiang, thác Voi và làng hoa Vạn Thành để ngắm nhìn những bông hoa dại vùng cao này trong vẻ đẹp rực rỡ bạt ngàn và lưu lại những bức ảnh ấm áp giữa mùa đông.
Ngoài những bông hoa tuyệt đẹp, tất cả những điểm đến này tại Việt Nam còn mang đến nhiều trải nghiệm ấn tượng cho những tín đồ mê xê dịch, từ phong cảnh thiên nhiên hữu tình giữa mùa hoa nở rộ, các di sản và địa danh văn hóa độc đáo đến nền ẩm thực trù phú của Việt Nam.
Cao nguyên Mộc Châu - điểm đến hấp dẫn trên cung đường khám phá miền Tây Bắc Đến với cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp, du khách sẽ được trải nghiệm khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ. Với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, không khí trong lành và con người nồng hậu, mến khách, cao nguyên Mộc Châu, Sơn La là điểm đến du lịch hấp dẫn trên cung đường khám phá vùng Tây Bắc, nhất là...