Lặng người với kế hoạch tương lai mà bạn trai đưa ra cho cô bạn gái hiếm muộn
Đợi chạy chữa ư? Vậy nếu chạy chữa không có kết quả, anh sẽ bỏ cô ái hiếm muộn là cô mà cưới người khác?
“Anh ơi, chuyện đám cưới của mình anh tính thế nào? Em không muốn giục giã anh đâu, nhưng bố mẹ em với mọi người bên nhà cứ hỏi mãi…”, cô rơm rớm nước mắt nói với anh. Cô và anh đã yêu nhau 3 năm nay, mọi điều kiện của 2 người đều ổn thỏa, đã nhiều lần lên kế hoạch cho đám cưới. Anh hứa hẹn thưa chuyện với bố mẹ, song bố mẹ anh mãi vẫn chưa tới nhà cô nói chuyện chính thức. Phải chủ động nhắc nhở bạn trai chuyện cưới xin thế này, cô thật sự khó xử và ngượng ngập vô cùng.
“Anh… Hôm nay mình nói chuyện nghiêm túc và thẳng thắn hết mọi vấn đề nha em. Thú thực với em, bố mẹ và gia đình anh đã biết chuyện, chính vì thế ông bà mới lần khứa mãi chưa quyết định… Em khoan hãy giận anh, anh không hề muốn thế, nhưng anh không thể tự đứng ra tổ chức lễ cưới được. Mong em hãy đặt mình vào vị trí của bố mẹ anh để hiểu cho suy nghĩ của ông bà…”, anh thở dài trả lời.
Nghe anh nói cô không kiềm chế được nữa, nước mắt cứ thế lăn dài. Trong một lần đi khám sức khỏe tổng quát, bác sĩ kết luận cô có nguy cơ bị hiếm muộn, khó sinh con. Lúc đó cô buồn bã vô cùng. Sau này yêu anh cô cũng tâm sự chuyện này với anh để anh lựa chọn, sau này anh có quyết định đi đường dài cùng cô thì cô không phải áy náy rằng mình đã không thành thật. Thế nhưng, anh vẫn luôn bên cạnh động viên, an ủi cô từ ấy, chưa hề nói một câu khó nghe với cô. Hiện tại đám cưới bị trì hoãn hóa ra là bởi bố mẹ anh đã biết chuyện.
“Em đừng khóc… Tình cảm anh dành cho em vẫn không thay đổi, anh sẽ luôn bên em, em cứ yên tâm. Nhưng em cũng phải hiểu cho anh, bên tình bên hiếu anh không thể bỏ mặc một bên để chọn bên còn lại. Thôi thì mình tìm một giải pháp dung hòa được không em?”, anh cẩn thận hỏi cô. “Biện pháp gì hả anh?”, cô gạt nước mắt nhìn anh buồn bã.
Ảnh minh họa
“Chuyện đám cưới lúc này anh nói thật là không thể em ạ, trừ phi mình trốn đi một nơi khác sinh sống và trở thành vợ chồng mà không được ai chúc phúc. Đó là điều chẳng ai muốn, em cũng không muốn, đúng chứ? Vấn đề quan trọng nhất lúc này là chạy chữa cho bệnh tình của em, nên trước mắt mình cứ tập trung lo chạy chữa đã nhé, đám cưới hãy để thư thư…”, anh khẽ khàng lên tiếng, như sợ cô giận.
Dự cảm của cô chẳng hề sai, chung quy thì đám cưới vẫn chẳng thể diễn ra được. Anh không đấu tranh được với gia đình, không bảo vệ nổi tình yêu của cô và anh! Đợi chạy chữa ư? Vậy nếu chạy chữa không có kết quả, anh sẽ bỏ cô mà cưới người khác? Hay thậm chí vài tháng nữa anh đã kịp có người mới rồi cũng nên, ai thèm chờ đợi cô chạy chữa xong nữa!
“Một là cưới ngay bây giờ, hai là chia tay, anh chọn đi! Chờ cái gì mà chờ chứ! Anh bắt em chờ đến bao giờ nữa!”, cô khóc nấc lên, đưa cho anh một tối hậu thư rồi bực tức bỏ về. Tới nhà, cô lao vào lòng mẹ khóc nức nở, kể hết cho mẹ nghe mọi chuyện. “Con sẽ chia tay anh ta, con không thể chấp nhận được một người đàn ông nghe lời bố mẹ không bảo vệ được tình yêu của mình như thế!”, cô cương quyết.
Mẹ cô thở dài: “Bình tĩnh nào con, chưa gì đã nghĩ đến chuyện chia tay vậy, chính con mới là người không kiên định đấy nhé. Mẹ nghĩ giải pháp của thằng bé khá phù hợp với tình hình hiện tại, con đừng nên phản ứng gay gắt như vậy”. Cô tròn mắt: “Anh ta đối xử với con như thế mà mẹ còn bênh anh ta được?”.
“Bình tĩnh nào, nghe mẹ nói này. Bố mẹ thằng bé cũng có lập trường của họ, thằng bé nó yêu con chứ ông bà bên kia chưa có tình cảm đặc biệt gì với con cả, họ không có nghĩa vụ phải bao dung cho mọi khiếm khuyết của con, hiểu không? Họ mong mỏi có cháu bế, họ lo sợ con sau này không sinh con được, đó cũng là dễ hiểu. Sinh con là thiên chức của người phụ nữ, đứa trẻ là sợi dây gắn kết các thành viên của gia đình, nguyện vọng của họ hoàn toàn chính đáng, con đừng nghĩ theo cái kiểu họ coi con là máy đẻ nọ kia”, mẹ cô dịu dàng giải thích.
Video đang HOT
Bà bảo, ngay lúc này cô bắt anh phải làm đám cưới bằng được là điều không nên. Có thể cô sẽ đạt được mục đích, nhưng cuộc sống sau đám cưới mới là quan trọng. Khi ấy, cô vừa phải thực hiện vai trò làm vợ, làm dâu, vừa bị gánh nặng sinh con đè chặt, cuộc sống sẽ ngột ngạt, bức bí vô cùng. Mâu thuẫn với bố mẹ chồng khi ông bà không hài lòng về cô chắc chắn càng khiến cô rất mệt mỏi. Cuộc hôn nhân như vậy liệu có bền lâu?
Ảnh minh họa
Thà rằng không cưới, cứ như hiện tại, chạy chữa xong xuôi mới tính chuyện kết hôn, lúc ấy ai cũng vui mừng, thoải mái. Bây giờ chưa cưới, cô chỉ phải tập trung lo cho bệnh tình của mình, áp lực rút bớt đi nhiều. “Mẹ thấy thằng bé thật lòng với con đấy. Mấy năm yêu nhau, dù biết bệnh của con nó vẫn không lạnh nhạt, lúc này lại nguyện sát cánh bên con chữa bệnh, đó là điều đáng quý. Thằng bé suy cho cùng cũng là người dưng, vì tình yêu mà đến bên con, nó đối xử với mình như thế là có tình rồi con ạ, nên trân trọng điều đó.
Đừng đòi hỏi quá cao ở người khác, bởi suy cho cùng mỗi người sống trên đời này đâu phải chỉ có tình yêu và người mình yêu, họ còn gia đình, còn nhiều mối quan hệ khác… Bỏ lỡ nó, sau này con có thể gặp được người thông cảm cho bệnh tình của con như nó không, hay có khi họ vừa biết tin đã nói lời chia tay luôn ấy chứ. Cuộc sống thực tế không phải như trong tiểu thuyết ngôn tình con hay đọc đâu. Còn chuyện sau này, dẫu đến được với nhau hay phải chia xa thì cứ coi như là cái duyên cái số, đừng nghĩ nhiều quá con ạ”, mẹ cô thủ thỉ với con gái.
Cô vẫn thút thít khóc nhưng đã ngấm từng câu từng chữ mẹ dạy bảo. Vừa hay tiếng chuông cửa réo vang, cô biết là ai nên chạy vội ra mở cửa. Nhìn ánh mắt hốt hoảng của anh, cô áy náy: “Em xin lỗi anh. Em đồng ý với ý kiến của anh, mình cùng cố gắng nhé”. Đúng vậy, dẫu tương lai có thế nào cô sẽ không trách anh, hiện tại này có anh sát cánh bên cạnh, chia sẻ khó khăn là đáng quý lắm rồi.
Theo Afamily
Rớt nước mắt đồng cảm trước tâm sự "đêm cuối ở cữ nhà ngoại" của người mẹ hiếm muộn
Phận là con gái, dù đi lấy chồng, làm mẹ vẫn luôn mong được về bên bố mẹ. Về nhà ở cữ, Yến Hoa ví như lần thứ hai trở thành đứa trẻ bé bỏng.
Người phụ nữ khi sinh con cũng là thời điểm tưởng như phải trở thành con người trưởng thành, mạnh mẽ thì lại là lúc cô ấy mỏng manh, yếu đuối nhất. Vì rất hiểu điều này nên bố mẹ đẻ thường sẽ là những người chăm sóc và vỗ về cho cô con gái bé bỏng trong thời điểm mong manh ấy. Theo văn hóa của người Việt, sau khi em bé được đầy tháng, các sản phụ thường về nhà ngoại một thời gian để gia đình bên ngoại chăm sóc, ngắn thì 1 tháng, dài thì 3 tháng 10 ngày rồi mới trở lại nhà nội. Và với nhiều người, cái cảm giác ngày cuối cùng ở cữ nhà ngoại để hôm sau bước chân về nhà chồng cho những chuỗi ngày tiếp theo nó mới thật khó khăn để vượt qua làm sao, có người còn ví đó như ngày vu quy thứ hai, đầy bồi hồi xúc cảm.
Đó cũng là cảm giác của Yến Hoa, người mẹ sinh năm 1990 đã lấy chồng 4 năm và mới sinh em bé. Nhà chỉ có hai cô con gái cùng lấy chồng xa nên khi sinh con, về nhà ở cữ, Hoa được bố mẹ chiều chuộng lắm. Cũng chính vì được ông bà cưng chiều cả mẹ lẫn con như vậy nên lúc chuẩn bị hành lý về bên nội cũng là lúc Yến Hoa rơi nước mắt thật nhiều.
Yến Hoa mới sinh em bé được hơn 3 tháng và được tận hưởng những tháng ngày ở cữ êm đềm bên bố mẹ đẻ.
"Còn đêm nay nữa thôi là mai mẹ con gà phải khăn gói tạm biệt ông bà ngoại để về bên nội rồi. Sẽ chẳng còn ai bế con cho để kích sữa nữa, đêm cũng không còn cảnh ông bà thay nhau ru cháu để con mẹ nó nằm cho khỏi đau lưng nữa vì đẻ xong người yếu lắm như con cua lột. Sẽ chẳng được ăn những món ăn ngon mà mẹ nó thích bà ngoại nấu nữa. Sữa mới kích dc từ 30 ml lên 120 ml thôi, công trình xây dở biết làm sao đây?
Hôm qua ông ngoại gà vừa bế gà vừa nói chuyện: "Còn mai nữa thôi là tạm biệt rồi, ông nhớ con lắm nhưng mẹ con phải tự lập thôi", đang ngồi hút sữa nghe ông nói thế mà oà khóc.... Về nhà ông bà lúc nào cũng coi mẹ còn bé bỏng. Mẹ gà vất vả 4 năm lấy chồng mới có được gà, mẹ con bế nhau đi trong nhà ông cũng dặn bế khéo không ngã, coi mẹ với gà như 2 đứa trẻ con bế nhau. Tắm cho cháu thì bà lo nước ông lo khăn tắm rồi cầm cái đo nhiệt độ bấm bấm kiểm tra không sợ nước lạnh quá ốm cháu, đi tiêm phòng cả ông bà cũng đưa gà đi ông ôm chặt cho cô y tá tiêm rồi dỗ gà nằm ngủ trong tay ông ngon lành...
Hình ảnh ông bà đưa cháu đi tiêm khiến ai nhìn cũng xúc động.
Trước hôm đón mẹ con em về, ông ngoại ngày nào cũng gọi điện bảo ông bà dọn dẹp phòng cho mẹ con Chíp rồi nha, về nhanh ông bà thương. Mai đi rồi, cái phòng cũng trống trơn, không còn tiếng bà mỗi sáng cười đùa tập thể dục rửa mặt cho gà con, không còn tiếng ông vỗ về: "Cháu yêu của ông đây mà". Cái giường mọi ngày la liệt khăn sữa, tã bỉm của 2 mẹ con rồi cũng không còn gì nữa... Ông bà không có con trai, mai đi rồi ông bà lại lủi thủi với cụ, nhà lại vắng tiếng mẹ con cười đùa.
Còn nhiều lắm nhưng em chẳng kể hết được. Giờ nằm ôm con ngủ mà cứ khóc thôi, bao nhiêu tình cảm giữ trong lòng nhưng chưa bao giờ nói với bố mẹ. Bên bố mẹ con lúc nào cũng là trẻ con thôi. Kiếp sau mong cho ông bà được làm ông bà nội".
Chỉ có về với bố mẹ đẻ, Hoa mới được trở lại làm một đứa trẻ như khi xưa.
Đó là những tâm tư rất xúc động của Yến Hoa, nói ra chắc nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ đồng cảm. Yến Hoa xuất thân từ Thái Bình, lớn lên đi học rồi lấy chồng ở Hà Nội. Hiện nay vợ chồng cô đang sinh sống ở thủ đô. Được biết, chị gái cô cũng lấy chồng ở Hà Nội nên ở quê giờ chỉ có hai bố mẹ lủi thủi. Các con ở xa, ông bà lại không có con trai nên nhiều lúc cô nghĩ mà thương ông bà ngoại bé Chíp lắm.
"Mình lấy chồng 4 năm rồi nhưng khó khăn về đường con cái. Hai vợ chồng chạy chữa đủ nơi tốn không biết bao nhiêu tiền của. Ông bà ngoại thấy vậy còn định cho tiền đi làm thụ tinh ống nghiệm nhưng may quá Tết năm ngoái trời lại thương cho bé gà nên cả nhà mừng vui lắm", Hoa tâm sự.
Yến Hoa vốn là con út trong nhà nên ông bà cũng muốn việc con cái của cô ổn định để tạm yên tâm. Thời gian vợ chồng cô chưa có tin vui, ông bà có khi còn sốt ruột hơn cả người trong cuộc. Đến khi con gái sinh con, ông bà lại bảo về ở cữ để ông bà chăm. Đó là khi cô nàng lại như được sống lại những năm tháng còn nhỏ dại được bố mẹ âu yếm, vỗ về.
Hoa lấy chồng nhưng chậm có con nên ông bà ngoại cũng sốt ruột.
Đến khi định cho tiền làm thụ tinh nhân tạo thì vợ chồng cô lại mang thai tự nhiên nên cả nhà ai cũng mừng.
Bố mẹ Hoa về hưu được 5 năm nay rồi, ông làm công an, bà là giáo viên. Hồi chị gái Hoa sinh con thì ông bà còn đi làm nên không có nhiều thời gian cho cháu. Còn đến khi có bé Chíp con của Hoa, ông bà có nhiều thời gian chăm bẵm hơn. Con gái hết cữ về lại nhà chồng, ông bà còn bảo nhớ thế thì mỗi tuần sắp xếp lên chơi với cháu 1 lần. Hôm nào ông bà cũng nói chuyện động viên cháu, nhưng thật ra là động viên con gái nhiều hơn.
"Con đi con tự lập, con trưởng thành nhé. Ông bà chỉ chăm con được lúc còn non thôi" là lời ông bà dặn dò cả mẹ cả con nhà Yến Hoa hôm trước khi về nội. Hoa nghe xong, lại nhìn bà vừa bế cháu vừa chảy nước mắt mà thương, cứ nghĩ cảnh ngày mai ra xe là cũng không cầm được lòng. Ông bà vốn giàu tình cảm, cháu ngoại về nhà ở mấy tháng ríu rít giờ đi lại vắng vẻ thì buồn cho người ở lại lắm cơ.
Ông bà lúc nào cũng thương cháu nhất.
Dặn dò cháu nhưng cũng là để động viên con gái rắn rỏi, trưởng thành hơn trong tương lai.
Đúng là con gái đi lấy chồng lúc nào cũng chỉ mong được bé bỏng lại lần nữa trong vòng tay bố mẹ. Nhưng đó chỉ là ước mơ thôi vì cuộc sống bộn bề khi trưởng thành sẽ kéo con người ta đi thật xa và những phút giây được hoài niệm sẽ hầu như rất ít xuất hiện. Có sinh con mới hiểu lòng cha mẹ. Khi đã làm mẹ, những cô con gái như Yến Hoa có lẽ sẽ hiểu hơn, yêu thương hơn tình cảm của bố mẹ dành cho mình.
Theo Afamily
Nếu không bỏ thai, 10 năm thanh xuân của tôi sẽ mất trắng, nhưng nếu bỏ thai, tôi sẽ... Tôi chẳng cần bạn trai phải thành ông nọ, ông kia. Tôi chỉ cần có một gia đình hạnh phúc, với tiếng cười trẻ thơ. Nếu tôi quyết định làm mẹ đơn thân thì có lo cho con được một cuộc sống hạnh phúc hay không? (Ảnh minh họa) Tôi và An quen và yêu nhau từ khi còn học chung lớp cấp...