Lặng người trước clip người mẹ khắc đổi từng đồng tiền lẻ để đóng học cho con
Những ai đã trải qua tháng ngày sinh viên chắc sẽ chẳng thể kìm lòng bởi câu chuyện đầy cảm động mỗi mùa nộp học phí đến.
Ngay sau niềm vui, niềm tự hào khi con đỗ đại học, thì nỗi lo thường trực trong mỗi gia đình có lẽ là chuẩn bị tiền học phí cho con. Những gia đình có đủ khả năng lo liệu thì chẳng có hề gì nhưng những gia đình ở miền quê nghèo, cuộc sống chỉ xoay quanh việc đồng áng thì vài chục triệu hay kể cả chỉ vài triệu để con nộp học phí đúng hạn cũng là điều khó khăn.
Sau bức ảnh đầy xúc động người cha đếm từng đồng tiền lẻ trong ngày nhập học của con được cộng đồng mạng truyền tay nhau hồi tháng 8 năm 2018, thì đến nay gần một năm học trôi qua cộng đồng mạng lại truyền tay nhau clip người mẹ đổi từng đồng tiền lẻ 1000, 2000 thành tiền chẵn hơn cho con nộp học phí khiến nhiều người phải vỡ òa cảm xúc.
Clip người mẹ khắc khổ đổi xấp tiền lẻ thành tiền chẵn nộp học phí cho con khiến cư dân mạng xúc động
Cứ mỗi mùa nhập học, hay sau mỗi kì học thì những hình ảnh đầy cảm xúc kiểu như này có lẽ chằng khó để bắt gặp. Nhưng chính những hình ảnh này như một đòn đánh thức các bạn đang đắm chìm trong nhiều thú vui khác mà quên mất cha mẹ đã và đang vất vả như thế nào để chúng ta có thể được học hành, được bằng bạn bằng bè. Sau khi xem xong đoạn clip nhiều bạn trẻ cũng chẳng thể giấu được cảm xúc của mình khi nhớ đến bố mẹ đã từng rất vất vả, lam lũ kiếm tiền nuôi mình học hành tử tế.
Bạn có tên Lãng Phong bày tỏ: “Ngày trước mẹ mình bán rau cũng phải dậy từ 3-4h sáng đi hái rau rồi gánh đem đi bán khắp nơi, có khi hái của nhà khác kiếm thêm vài hào tiền lãi, các con đi học về nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa chờ mẹ về. Có những hôm ế ẩm tận 1-2h chiều mẹ mới về ăn cơm”.
Bạn Đông Sơn sau khi xem clip đã tự vấn bản thân mình: “Tự nhiên lại thấy có lỗi với ba mẹ quá, cho tiền ăn học mà lại học hành chẳng tận tâm, hàng tháng mỗi lần xin tiền ba mẹ lại thấy ngại nhưng chẳng thể không xin được. Hết tiền cũng đắn đo suy nghĩ lắm không dám gọi cho mẹ gửi tiền cho con, cảm giác mình vô dụng quá, chẳng biết liệu có ra trường đúng hạn được không nữa, mà ra trường rồi thì có xin được việc làm không? Nghĩ đi nghĩ lại toàn thấy có lỗi với ba mẹ mà chưa giúp được gì”.
Đôi bàn tay đếm tiền lẻ cùng ánh mắt gửi trao hy vọng của bố ngày con nhập học này liệu có làm mắt bạn cay cay?
Bên cạnh những bình luận kiểu tự thú tội thì cũng có những bạn từ clip mà tự động viên nhau: “Hi vọng không phải xin tiền bố mẹ để đóng tiền học lại” hay là “Nhìn đấy để nhớ rằng sau này làm gì thì làm phải lo chăm sóc, bảo hiếu ba mẹ trước nghe”.
Một vài số khác đã phải thốt lên rằng: “Đây thật sự là những đồng tiền bằng xương máu đấy, phải thật trân trọng chúng mà học tập cho thành tài nhé các bạn trẻ”, “Chẳng có ai thương mình vô điều kiện như bố mẹ cả”.
Hi vọng qua những hình ảnh, clip giản dị này đủ để nhắc nhở mỗi chúng ta rằng luôn có người sẵn sàng hy sinh bất cứ thứ gì để chúng ta có cuộc sống tốt hơn. Đừng bao giờ ngừng cố gắng vì sẽ luôn có người thay ta đỡ cả bầu trời mỗi khi khó khăn ấp đến với ta, và luôn có người thương chúng ta bằng tất cả những gì họ. Đó chính là cha mẹ.
Theo Helino
'Cậu bé liều' đạp xe 100 km xuống Hà Nội thăm em: Cháu đã xin lỗi ông bà, bố mẹ!
Chia sẻ với chúng tôi, bé Vì Quyết Chiến cho biết, khi đạp xe đạp qua nhiều đèo dốc nhưng cháu không thấy mệt vì cháu chỉ muốn được gặp em, lâu cháu không được gặp em nên cháu nhớ...
Bé Chiến chụp ảnh cùng ông bà nội, bố và em gái
Chỉ nghĩ đến em và đi
Câu chuyện của bé Chiến 13 tuổi ở Vân Hồ, Sơn La đạp xe từ 12h trưa ngày 25/3 với mong muốn xuống Hà Nội thăm em trai út đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương khiến nhiều người xúc động vì thương bé.
Trò chuyện với chúng tôi, Chiến vẫn còn nhút nhát. Chiến nghĩ lại hành trình đi từ Vân Hồ, Sơn La xuống tới Hòa Bình của mình thật gian truân.
Đi học về, Chiến nghe ông bà nội nói chuyện với nhau em bé ốm nặng lắm sợ không qua khỏi, trong đầu Chiến đã nghĩ mình phải xuống thăm em. Ngay lập tức, cậu bé lấy chiếc xe đạp mình vẫn đi hàng ngày ra với ý định đạp xe xuống Hà Nội.
Chiến đi từ bản ra đến quốc lộ 6 mất 6km. Dù chưa biết đường xuống Hà Nội như thế nào nhưng cậu bé nhìn biển hai bên đường và tiến thẳng xuống thủ đô.
Chiến kể, khi đi, cháu thấy biển cắm hai bên đường nên cháu không cần hỏi ai mà cứ đường lớn mà đạp. Đi xe qua các đèo, các cung đường uốn quanh co, dải cua cậu vẫn đạp xe. Có lúc thấy mệt nhưng nghĩ có thể gặp em và bố mẹ là cháu lại cắm đầu cắm cổ mà đạp.
'Xe không có phanh, khi đổ đèo, cháu đỡ mệt hơn nhưng cũng sợ xe lao xuống khe nước nên cháu lấy chân đạp vào bánh xe. Lên dốc, xuống dốc cháu cứ đạp và nghĩ sắp tới Hà Nội' - cậu bé nhớ lại.
Hai anh em Chiến đang học bài
Chiến cho biết, lúc gặp xe khách cậu mệt nhoài, khát nước và nghĩ sẽ nằm nghỉ lại chỗ nào khi hết mệt đạp xe tiếp. Chúng tôi hỏi cậu bé có sợ bị bắt cóc không. Cậu bé chỉ cười nói rằng không nghĩ tới điều đó, chỉ đến khi mọi người nói có thể bị bắt cóc cháu mới sợ.
Khi đã mệt lả, Chiến nhìn thấy chiếc xe khách có biển Mỹ Đình, Hà Nội cháu bé đã vẫy tay. Cậu bé nói lúc ấy đoán chiếc xe sẽ xuống Hà Nội và hi vọng được đi nhờ xe. Khi lên xe, cháu thấy nhẹ cả người vì sắp được gặp em. Nghe các bác tài xế nói chuyện cậu mới thấy 'mình thật liều'.
Lúc được gặp em và mẹ, Chiến vui lắm vì đã rất lâu chưa gặp em. Nhưng thấy em ốm yếu cậu bé tâm sự 'thương em mà không làm sao được'.
Chiều qua (26/3), Chiến được bố đưa về quê để đi học. Sau khi về nhà, Chiến bị bà nội trách mắng vì đi Hà Nội mà không cho ai biết. Chiến biết lỗi của mình nên cậu đã xin lỗi ông bà, gia đình về hành động của mình. Chiến nói sẽ không để sự việc trên xảy ra lần nữa.
Chiều tối ngày 27/3, anh Vì Văn Nam bố của Chiến cho biết, sau khi cho Chiến về quê đi học trở lại anh vội vàng quay xuống Hà Nội vì con trai út của anh tình hình bệnh nặng hơn phải chuyển vào phòng hồi sức cấp cứu.
'Ngoan nhưng liều, thiếu kỹ năng sống'
Câu chuyện Chiến tự đạp xe trên cung đường đèo dốc từ Sơn La xuống Hà Nội để thăm em dù mới chỉ đi được 1 nửa quãng đường nhưng khiến nhiều người cảm động trước việc cậu bé 13 tuổi liều lĩnh đạp xe từ Sơn La về Hà Nội thăm em ốm nhưng cũng không ít người lo sợ vì câu chuyện này.
Theo ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, hành động của Chiến là liều lĩnh. Ông An cho biết, qua hành động này thấy được nhiều trẻ còn thiếu kỹ năng sống.
Cậu bé không hề biết khi rời nhà phải xin phép gia đình mình và cháu cũng không biết rõ được hành động của mình là nguy hiểm như có thể xảy ra tai nạn trên đường, có thể bị bắt cóc... Ông An nhận định: 'Ý nghĩ của cháu thì tốt nhưng hành động của cậu bé thì rất nguy hiểm đối với lứa tuổi của cháu.'
Theo ông An, với những vụ việc như thế này, việc thông tin không nên chỉ khen ngợi tình yêu thương, dũng cảm mà cần phân tích, hướng dẫn thêm các em về kỹ năng sống, về cách ứng phó hợp lý, hợp tình. Còn nếu chỉ khen ngợi, biểu dương, sẽ không khác gì cổ súy cho hành động dại dột đó.
'Nhìn góc độ chăm sóc và bảo vệ trẻ em, điều tối quan trọng cần phải giáo dục cho các em kỹ năng sống chứ không phải là 'đề cao' những hành động liều lĩnh, mất an toàn của trẻ', ông An nhấn mạnh.
Khánh Ngọc
Theo Infonet.vn
Ông bố trẻ "mua chuộc" con gái 3 tuổi bằng điện thoại để được hút thuốc, câu trả lời của bé khiến ai cũng ngỡ ngàng Một đứa trẻ 3 tuổi có thể bỏ qua mọi sức cám dỗ từ bánh kẹo, tivi, điện thoại... Vậy tại sao người lớn không thể từ bỏ chuyện hút thuốc để tốt cho gia đình con cái hơn? Đó không phải là một câu chuyện khoa trương làm cho hàng nghìn người dùng mạng phát sốt, nó chỉ đơn thuần là tâm...